THƯƠNG XÓT NHƯ CHA LÀ ĐẤNG THƯƠNG
XÓT
Chú giải của Fiches Dominicales
I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
1. Một tình yêu không loại trừ và vô vi lợi
Thánh sử Luca đã nhập đề bài Chúa
giảng "ở chỗ đất bằng" bằng
những "mối phúc" "mối họa" Chúa gởi
đến cho những người bị cuộc sống
bầm dập hoặc phải chịu bách hại vì đức
tin. Giờ đây Luca muốn đề cập đến
một thái độ hoàn toàn đặc trưng của người
môn đệ Đức Giêsu: lòng yêu thương những kẻ
thù, những kẻ "ghét " họ, "nguyền rủa"
họ, những kẻ muốn chiếm đoạt danh tiếng,
của cải và thân xác họ.
Đức Giêsu bắt đầu trình bày đòi
hỏi cơ bản này: "Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho
kẻ ghét anh em. hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em
và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em".
H. Cousin xác định .' "Đây không phải
vì lòng quý nên ta có đối với người trong gia đình,
hay là tình bằng hữu đối với người đồng
trang lứa, càng không phải là tình yêu say đắm! Đó là
vấn đề biết quý trọng và cư xử tốt
với kẻ thù và biết biểu lộ tâm tình ấy bằng
cử chỉ và lời nói" ( “L'Evangile de Luc ",
Centurion, tr. 96)
Tiếp theo là những thí dụ Đức
Giêsu đưa ra để mời gọi các môn đệ khi
bị người ta đối xử hung bạo, thì
đáp lại bằng "thái độ bất hung bạo,
hãy nhường nhịn hết mình: "Ai đoạt áo
ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo
trong ..,"
Sau cùng, Đức Giêsu đưa ra luật vàng
cho cung cách cư xử của các môn đệ: không chỉ
yêu thương kẻ yêu thương mình, bởi lẽ "ngay
cả người tội lỗi cũng làm như thế",
hãy yêu thương nhau cách vô vị lợi, không tính toán, chỉ
chờ đợi sự đáp trả ở một mình Chúa
mà thôi: "Như vậy phần thưởng dành cho anh em
sẽ lớn lao " .
2. Giống lình yêu của Chúa Cha:
Khi cư xử như vậy, khi thực hành
yêu thương kẻ thù, khi từ chối cướp quyền
thẩm phán của Thiên Chúa, các môn đệ sẽ là "con
Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với
cả phường vô ân và quân độc ác "; khi noi gương
lòng nhân hậu của Thiên Chúa, họ sẽ nên giống Người.
- Khi cư xử như vậy, người
môn đệ sẽ theo gương Thầy mình là Đấng,
suốt cuộc đời và một cách trối vượt
trong cuộc Khổ nạn của Người, đã thực
thi tình yêu thương và tha thứ, mà Người đã
đòi hỏi nơi họ. R. Meynet bình giảng: "Đức
Giêsu đã chịu để cho tên đầy tớ Thầy
cả Thượng phẩm tát mình, và
đã chịu để cho người ta đánh
đòn, Người ta đã lột không chỉ áo ngoài của
Người, mà cả áo trong nữa. Người đã giang
hai tay và đưa cả hai chân ra cho người ta đóng
đinh vào thập giá. Khi sắp trút hơi thở cuối
cùng và phó linh hồn, Người còn cầu xin Cha tha thứ
cho những kẻ hành hình Người. Thế mới biết,
khi Chúa Cha yêu thương phường vô ân và quân độc
ác, tình yêu ấy đã dẫn Người đi tới tận
đâu: Người đã không từ chối ban chính Con Một
mình. Tình yêu của Chúa Cha đối với mọi người
đã hóa thân trong con người Đức Giêsu" (L'evangile
selon saint Luc. Phân tích tu từ", tập 2, trg 80).
II. BÀI ĐỌC THÊM
1. “Nếu chúng ta muốn bắt chước
Chúa Giêsu”
(L. sintas, trong "Parole de Diêu pour la méditation ét
l'homélie. Năm C". Médiaspaul, 1994, trg 83) .
Nếu ta đọc những lời này vào lúc
lòng ta không có điều chi ray rứt và ta đang vui tính, thì
có thể thấy những lời ấy thật tuyệt vời.
Trái lại trong trường hợp ta bị nhục mạ
, phải cay đắng vì là nạn nhân của một bất
công, thì những lời của Đức Giêsu xem ra không thể
chịu nổi. Thế nhưng chính trong những giờ phút
ấy, Lời Chúa mới tỏ cho thấy nó có sức mạnh
và sự thật. Thế nghĩa là thế nào?
Chúa nói với ta rằng: "Ngay cả người
tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương
họ ". Bằng lời vắn gọn đó, Đức
Giêsu ban cho ta một cái nhiệt kế để đo lường
mức độ lòng tin của ta.
Thực ra, vấn đề đích thực
là thế này: Lòng tin làm thay đổi cái gì trong cuộc sống
của tôi? Có khi nào tôi đề ra những việc làm mà giả
như không phải là Kitô hữu, thì tôi sẽ không
đặt ra chăng? Yêu thương kẻ làm
hại tôi, việc làm đó, một người có lương
tri bình thường không nghĩ ra đâu. Để gợi
ý cho tôi, Thiên Chúa đã không nề hà, vì tự mình chúng ta sẽ
không nghĩ ra được điều đó. Thiên Chúa đã
xuống. trần, sống kiếp phàm nhân giống hệt
chúng ta. Người đã phải sống trong những hoàn
cảnh đáng ghét, hoàn cảnh của một người
mà chung quanh chỉ gặp toàn là thù địch. Trong hoàn cảnh
như thế đó Đức Giêsu đã xin tha thứ cho
những kẻ làm khổ Người. Nếu ta muốn bắt
chước Đức Giêsu, thì việc chọn sống những
tâm tình và thái độ của Người đến độ
biết tha thứ cho kẻ thù, thiết tưởng là
điều khẩn thiết!
Là Kitô hữu là tin rằng Đức Giêsu đã
cuốn hút ta đến độ chính người sống
trong ta. Người muốn nhờ chính con người của
ta, con tim và trí tuệ, ánh mắt và lời nói của ta để
nói với những con người thời nay, điều
mà Người đã nói cách đây hai ngàn năm, trước
mặt những người đương thời với
Người. Người đã nói gì? Chỉ một sự
thật này thôi: Thiên Chúa thương xót tất cả những
ai thù ghét Người. Làm sao những người đương
thời với chúng ta hôm nay sẽ nghe được lời
này của Đức Giêsu nếu chính chúng ta không nói cho họ
biết ơn tha thứ của Thiên Chúa là như vậy đó?
2. "Chúng ta được mời gọi
phải vượt thắng chính mình"
( “Célébrer” Tạp chí của Trung tâm quốc
gia về Mục vụ và
Phụng vụ, số 216, trg 26)
Những lời Tin Mừng này có lẽ khiến
ta phải hoài nghi, và xem ra càng không mấy thích hợp với
những thực tại khắc nghiệt thường ngày
bị chi phối bởi luật rừng. Có người sẽ
bĩu
môi cười: "giơ má kia à ".
Ta đừng lẫn lộn tử tế với
ngu xuẩn...? Há chính Đức Giêsu đã không vặn hỏi
kẻ đánh Người rằng: "Tại sao anh đánh
tôi? ", mà không giơ má bên kia đó sao? Ta thấy rõ rằng
Đức Giêsu muốn kêu gọi ta vượt lên chính mình;
Người thúc ép ta phải có lối cư xử ngoại
hạng của người Kitô hữu.
sứ điệp của Người được
gởi đến "cho anh em là những người đang
nghe tôi đây ", những người đang đón nhận
mạc khải của phúc âm. Đó là những người
đã chịu phép rửa, những người đã trở
lại để sống trong Giáo hội và học dưới
mái trường của vị Tôn sư dạy làm điều
phi thường. Như ánh sáng đức tin, họ am hiểu
lời Người. Có khó tính chăng nữa cũng phải
nhận rằng cách cư xử theo Kitô giáo, việc noi gương
bắt chước Đấng hằng tha thứ, dù là kẻ
hành hình mình, bất quá chẳng phải là điều quá phi
lý. Chẳng qua là con đường khôn ngoan vượt bực
còn bí ẩn đối với "kẻ phàm nhân" thôi. Há
chúng ta chẳng có được kinh nghiệm về niềm
vui lớn lao khi ta xử sự theo lòng thương xót hoặc
khi ta được chứng kiến những việc làm của
tinh thần vị tha, tinh thần chia sẻ, tinh thần
tha thứ và tinh thần yêu thương "điên rồ "
đó sao? Những lời của Đức Giêsu vẫn có thể
được những người sống ngoài Giáo hội
hữu hình "nghe ra " và thực hành. Không thiếu những
lời nói và hành động phi thường nơi những
con người "sống ngoài " Giáo hội. Đó phải
là động cơ thúc đẩy ta
dâng lên lòng biết ơn là mềm vui, vì chính
họ cũng là con Đấng tối Cao.
Chớ gì lòng thương xót luôn luôn là cái đấu
để chúng ta đong cho người khác...nhưng phải
là cái đấu đã dằn đã lắc và đầy tràn?.
|