KẺ THU
SƯU TẦM
Một địa điểm truyền giáo nằm
chênh vênh trên sườn núi heo hút nơi cao nguyên Trung Hoa lục
địa. Đó là một điểm truyền giáo của
các cha thừa sai Milanô, nước Italia. Địa điểm
truyền giáo này gồm một bệnh xá và một nhà mồ
côi dành cho các em gái do các nữ tu Italia trông coi. Các linh mục
thừa sai ít khi có mặt vì phải thường xuyên đi
làm mục vụ ở xa. Do đó, các nữ tu đảm
trách mọi việc không những liên quan tới bệnh nhân
và các em mồ côi, nhưng còn nhiều việc khác nữa,
như dạy giáo lý, tổ chức những giờ đọckinh.
Đó là vào năm 1951, khi các thừa sai chưa bị trục
xuất khỏi Trung Hoa. Nghe biết về lòng tốt của
các nữ tu nên bệnh nhân nhiều nơi tìm đến bệnh
xá để được các chị khám bệnh và phát thuốc.
Riêng các bé gái được đưa tới viện mồ
côi phần lớn chỉ vì cha mẹ quá nghèo không thể nuôi
chúng được. Nhưng cũng có một số em bị
bỏ rơi vì những lý do khác. Dù sao ở đây các em được
lớn lên trong niềm tin vào Thiên Chúa quan phòng trong cụ thể
dưới sự săn sóc tận tụy của các nữ
tu. Ngoài giờ học chữ và học giáo lý, các em còn được
dạy nghề đan, thêu và dệt. Nếp sống trầm
lặng của nhà mồ côi ở nơi hẻo lánh này không
khác chi nếp sống của một đan viện, gồm
có học hành, làm việc và cầu nguyện. Mỗi buổi
chiều người ta đều nghe lời kinh vang lên từ
cửa miệng các em mồ côi “Lạy Chúa Giêsu bé thơ,
con yêu mến Chúa!” Nhưng vào một buổi chiều mưa,
tại nhà mồ côi bỗng xuất hiện một toán người
đàn ông có vũ trang. Họ đứng nghênh ngang trước
mặt các chị, súng cầm trong tay, miệng quát tháo: “Muốn
sống thì đứng im!” Tên chỉ huy ra lệnh cho đàn
em trói các nữ tu lại, cười đắc chí: “Hừ,
tốt lắm. Phen này mấy lão Giám Mục phải trả
cho chúng tao một khoản tiền lớn. Nếu không chịu,
tao sẽ cắt cổ từng mụ một.”
Khi ấy có người đưa tin bệnh
đậu mùa đang lan tràn ở vùng Latan, sào huyệt của
đảng Hắc Long là đảng cướp cạn đã
từng giết nhiều người. Tên đầu đảng
bắt đàn em mở các thùng thuốc chúng vừa cướp
được. Nhưng chúng thất vọng vì toàn là thuốc
với nhãn hiệu Italia, chẳng ai đọc được!
Khi ấy chị Nga (Natalia), nữ tu trẻ nhất của
địa điểm truyền giáo nói với tên chỉ huy
“Tôi là y tá. Tôi biết các tên thuốc và cách dùng” Hắn nhìn
chị Nga với cặp mắt nghi ngờ: “Mụ biết
chữa bệnh đậu mùa đen à?” Trước câu hỏi
vừa khiêu khích lại vừa khinh bạt, chị Nga điềm
tĩnh trả lời: “Vâng, tôi biết.” Hắn hỏi tiếp:
“Vậy mụ có biết bệnh đậu mùa đen là bệnh
giết người không?” Chị Nga trả lời: “Tôi biết
chứ!” Hắn lại hỏi: “Thế mụ dám tình nguyện
đến Latan sao?” Chị Nga dịu dàng trả lời: “Nếu
ông muốn, tôi sẵn sàng đến cứu sống dân chúng
vùng Latan.” Hắn liền tươi nét mặt nhưng cũng
vẫn ra bộ khinh bạt: “Được rồi, vậy
mụ hãy đi theo cái ông Chúa bị đóng đinh của mụ
đi.”
Quả là giây phút cảm động khi chị
Nga nhìn từng chị em có thể là lần chót: “Xin các chị
cầu nguyện cho em, chúng ta hẹn gặp nhau trên trời!”
Thấy tay mình còn bị trói, chị Nga nói với bọn cướp:
“Xin các ông cởi trói cho tôi chứ!” Đoàn người rời
cứ điểm truyền giáo và xuống núi. Bóng dáng chị
Nga nữ tu cứ xa dần rồi mất hút sau khúc đường
dốc dưới nắng chiều của vùng cao nguyên
Trung Quốc.
Câu chuyện nói trên tự nhiên làm cho ý nghĩa
của bài Tin Mừng hôm nay trở nên sống động. Lời
Chúa Giêsu dậy các môn đệ xưa về yêu thương
đối lại với thù ghét, chúc lành đối lại
với nguyền rủa,
- Người đã “yêu kẻ thù và làm ơn
cho kẻ ghét mình” (c.27).
Người chịu “nhạo báng, đánh đập,
xúc phạm” (Lc 22,63-65) chỉ vì yêu và muốn cứu chuộc
những kẻ ngược đãi mình. - Người đã
“chúc lành” (c.28) cho những kẻ đóng đinh Người
trên khổ hình thập giá bằng lời cầu: “Lạy
Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm.”
(Lc 23,34). - Ở chặng đường thánh giá thứ mười,
Đức Giêsu đã sống theo nghĩa đen những điều
Người dạy các môn đệ là: “Ai đoạt áo ngoài
của anh thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai
xin thì hãy cho. Ai lấy cái gì của anh thì đừng đòi
lại.” (cc.29-30).
Vậy khi chị Nga nữ tu hy sinh đi cứu
sống bọn cướp Hắc Long là nạn nhân của
bệnh đậu mùa đen, thì cũng chỉ là để
theo sát gót bước Đức Giêsu, Đấng đã “yêu
kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét mình” (c.27) mà thôi.
|