BÁC AI VÔ BIÊN
ViKiNi Trích trong ‘Xây Nhà Trên Đá’
Tất cả các nền luân lý của nhân loại
đều đề cập đến yêu người, nhưng
yêu thương kẻ thù thì đặc biệt chỉ có giáo
lý Đức Giêsu đòi hỏi thôi. Kẻ thù được
xác định rõ ràng là những kẻ oán ghét, nguyền rủa,
nhục mạ mình, là những kẻ vả má đánh đập,
làm hại bóc lột mình đến cả áo mặc nữa.
Chứ không phải kẻ thù xa lạ của đoàn thể
hay đất nước. Kẻ thù chính cá nhân ta mới rất
khó tha thứ và yêu thương.
Sách Đông Châu Liệt Quốc có kể hai
anh em Cựu Tử và Bạch Tử tranh nhau chiếm ngai vàng
nước Tề. Quản Trọng phò Cựu Tử, bạn
chí thân của ông là Bào Thúc Nha phò Bạch Tử. Quản Trọng
mưu bắn giết Bạch Tử để tôn Cựu Tử
làm Vua, Bạch Tử không chết. Nhưng Cựu Tử lại
bị Lỗ Hầu giết chết. Bạch Tử sống
sót trở về làm Vua nước Tề. Bạch Tử phong
Bào Thúc làm tướng quốc. Bào Thúc không dám nhận, lại
tiến cử Quản Trọng.Vua rất kinh ngạc hỏi
sao ông dám tiến cử kẻ thù đã mưu giết ta?. Bào
Thúc nói: Vua muốn giữ nước Tề thì không cần
Quản Trọng, nhưng muốn làm Vua thiên hạ thì phải
nhờ Quản Trọng. Vua đã quên thù để lập
nghiệp lớn.
Có phải Bạch Tử yêu thương kẻ
thù như Đức Giêsu dậy chăng? Bạch Tử tha
cho Quản Trọng và phong cho làm tể tướng không phải
vì yêu kẻ thù, mà chỉ vì yêu mình, muốn Quản Trọng
giúp mình làm bá chủ thiên hạ.
Bài đọc I cũng kể David đã không
giết Saolê là kẻ thù đang đem 3000 quân đi lùng bắt
giết David. Có phải David yêu kẻ thù chăng? Chắc là
phải, vì David đã kính trọng Vua Saolê, là người đã
được Chúa xức dầu. Như vậy, David vì mến
Chúa mà tha thứ cho kẻ thù. Lòng kính mến Thiên Chúa chính là
nền tảng đức bác ái vô biên. Ai nhận biết
Thiên Chúa là Cha mình, mới nhận ra mọi người là anh
em thật của mình và không còn ai là kẻ thù.
Đức Giêsu là con Thiên Chúa, đã muốn
cho tất cả mọi người là anh em của Ngài, nhờ
đó mọi người được làm con Thiên Chúa, cho
nên không còn ai là kẻ thù. Vì thế, dù biết Giuda là kẻ
nội phản, dẫn quân dữ đến bắt Ngài, Ngài
vẫn hiền từ thương yêu và gọi Giuda là bạn
chí thiết. Tên đầy tớ bị Phêrô chém đứt
tai, Ngài vẫn làm ơn chữa lành tai cho nó, không coi nó là kẻ
thù. Nhất là khi hấp hối đau đớn cùng cực
trên thập giá, Ngài vẫn tha thiết cầu khẩn Đức
Chúa Cha tha tội những kẻ giết Ngài vì chúng lầm
chẳng biết. Thánh Stêphannô thấm nhuần giáo lý yêu thương
vô biên đó, nên khi bị những trận cuồng phong ném đá
Ngài như mưa, Thánh nhân đã cầu xin rằng: “Lạy
Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con. Rồi ông qùi xuống,
kêu lớn tiếng: Lạy Chúa xin đừng chấp họ
tội này”. (Cvtđ. 7, 59-60).
Ngày 13/05/1981 cả thế giới đều
sửng sốt kinh hoàng về tin Đức Giáo Hoàng Gioan
Phaolô II bị ám sát tại chính công trường Thánh Phêrô. Ali
Agca, một thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ, thủ phạm bắn
Ngài, lại được Ngài đến thăm, nói chuyện
và tha thứ cho anh. Tình yêu nào đã khiến Đức Giáo
Hoàng thương yêu kẻ thù như bạn hữu của
mình? Chỉ có tình yêu của Đức Giêsu đã thúc đẩy
vị đại diện của Người dưới
trần gian này đã có lòng bác ái vô biên như vậy. Chính tình
yêu của Đức Giêsu cũng đã thúc đẩy ông
Grandhi hết lòng thương yêu kẻ thù bằng dùng phương
pháp bất bạo động để giải phóng dân tộc
Ấn thoát ách nô lệ dân Anh và hòa giải dân Ấn với
Hồi không còn coi nhau như kẻ thù truyền kiếp nữa.
Họ đã tôn kính Grandhi như Cha già dân tộc và là vị
đại ân nhân nhất của họ. Cả thế giới
đều gọi ông là thánh Grandhi. Nhưng ngày 30/01/1948
đang lúc ông cầu nguyện tạ ơn vì bản hòa ước
đã ký kết giữa hai dân Ấn-Hồi, thì ông bị chính
người đồng bào bắn chết. Ông chỉ kêu lên
được hai tiếng: Rama, Rama: Chúa ơi, Chúa ơi và
giơ tay làm một cử chỉ tha thứ cho kẻ bắn
ông.
Nhà văn Nguyễn Hiến Lê trong Gương
Danh Nhân đã hỏi: Nhờ đâu, Grandhi lúc còn nhỏ là con
người tầm thường, chơi bời, đàng điếm,
ghen tương lại trở nên một thánh nhân vĩ
đại của Ấn và của cả thế giới? (Tr.
81). Bách khoa tự đển của Punk đã trả lời:
“Ông đã thấm nhuần giáo lý của Đức Kitô, như
câu: “Ai vả anh em má bên phải, hãy giơ cho nó má bên kia nữa”
“He acknowledged a debt to the teaching of Christ as expressed in …”whosoever
shall smite thee on the right check, turn to him the other also”. (Punk,
Encyclopedia, 9,11. P. 3896). Chính bài Tin Mừng hôm nay đã biến
đổi Grandhi từ một con người hèn yếu,
thành một thánh nhân vĩ đại của nhân loại.
Còn đối với mỗi người chúng
ta, bài Tin Mừng này có biến đổi chúng ta thành con Chúa
biết “thương yêu kẻ thù, làm ơn cho kẻ oán ghét
mình, chúc lành cho kẻ nguyền rủa mình, và cầu nguyện
cho kẻ nhục mạ mình” không?
Lạy Chúa, con đã xúc phạm đến Chúa
biết chừng nào! Chúa vẫn tha thứ, hy sinh chịu chết
cứu chuộc con và cho con được làm con yêu dấu
của Chúa. Xin cho con nhận biết lòng từ bi nhân hậu
của Chúa, cho con hết lòng yêu thương mọi người,
dù họ thù ghét con mãi mãi.
|