Hạnh phúc đích thật - Achille Degeest
Bài giảng
của Chúa về tám mối phúc thật, từ xưa
đến nay là đề tài cho không biết bao nhiêu thiên
chú giải. Chúng ta lắng nghe cha De Gradmaison:
“Người ta rất dè dặt thận trọng khi bàn
đến những điều kỳ diệu ấy. Phải có được sự tế nhị thiêng
liêng của một Phanxicô thành Assisi, mà
cuộc đời và tinh thần nói đúng ra là một
bản chú giải tuyệt tác nhất về bài giảng
trên núi. Ai là người ít nhất chẳng thấy
rằng những lời giảng dạy về hạnh phúc
thật bắt nguồn từ sự lựa chọn
phải có giữa phục vụ Thiên Chúa và phục vụ
thế gian, những lời khuyên ấy cho ta nhìn suốt
tới đỉnh cao nhất con đường từ
bỏ và phó thác trong niềm hiếu thảo, con
đường ấy kết thúc cách hoàn toàn kín đáo
ở điều mãi mãi cần thiết cho mọi
người: Thiên Chúa phải được phục
vụ trước hết”.
Một khía cạnh khác
được bản văn gợi lên: Nhãn quan Thiên Chúa
khác nhãn quan chúng ta khi xét về nhân loại. Sự
kính nể của thế gian dành cho ai? Ai
là người được lưu danh trong lịch
sử? Thiên Chúa nhớ rõ tên tuổi kẻ nghèo hèn, kẻ
bé mọn nhất, kẻ túng thiếu, kẻ bị khinh
miệt. Với những kẻ ấy, Thiên Chúa dành cho lòng
từ ái của Người, ban cho họ hạnh phúc
vĩnh cửu. Tại sao thế? Bởi vì bước đường lữ
thứ của họ dưới thế này không
vương mắc chướng ngại tiền của và
kiêu ngạo.
1)
Phải chăng có một
sự mâu thuẫn giữa những thực tại khắc
nghiệt của đời sống và tình yêu của Thiên
Chúa bao phủ kẻ nghèo? Phải chăng Thiên Chúa cần
áp đặt công lý trên trái đất? Đó là một câu
hỏi đặt sai. Thật vậy, căn bản
của hạnh phúc nói đến trong Phúc Âm không ở
một tầm mức thuần tuý xã hội. Phúc Âm không
phải là không biết đến cơ cấu xã hội, nhưng
nếu muốn thay đổi chúng thì Phúc Âm không chỉ
đề xướng một cuộc đấu tranh
trực tiếp mà chỉ hô hào đem sức sinh
động vào trong những cơ cấu ấy. Thiên Chúa là
Đấng công chính vô cùng nên Người không thể nào
sử dụng sự tranh chấp giữa loài người
như một phương tiện thực thi công lý.
Người ta sẽ không
hiểu được, không dùng được Phúc Âm
nếu không chấp nhận rằng sự thành toàn chung cục của công lý và hạnh phúc
chỉ hiện thực trong Nước của Cha. Tất nhiên,
tất cả chúng ta phải phấn đấu cho công lý, nhưng
với những phương tiện của Phúc Âm và
phải vượt quá những viễn ảnh thuần tuý
thế gian, bởi vì tính chất cứu cánh của Phúc Âm
nâng cao chúng ta khỏi tầm mức thế gian.
2)
Bằng cách nào phân
biệt tiên tri thật với tiên tri giả? Tiên tri
thật thường bị phỉ báng, bị gạt ra
ngoài, bị bách hại vì liên hệ sinh động với
Đức Kitô. Trái lại tiên tri giả thường được
kính trọng, gặt hái nhiều thành công, được
khen ngợi về khéo xử thế, vì có những ý
tưởng thật “hấp dẫn”, vì học thức cao,
đôi khi vì giàu sang. Thế giới chúng ta rất xứng
đáng tiêu biểu cho thế giới khắp mọi
thời đại. Tiên tri thật ngày nay quy hướng
mọi sự về Đức Kitô. Một triết
thuyết khá thiển cận muốn coi thời đại
hiện nay là thời tiền lịch sử. Lịch
sử thì theo như người ta nói
hứa hẹn “những ngày mai tưng bừng ca hát”.
Nhưng chính Đức Kitô sống ngày xưa, bây giờ và
trong tương lai, giúp chúng ta ổn định hiện
tại, sống thời buổi hiện tại bằng
cách đem đến cho hiện tại một giá trị
và ý nghĩa của nó. Bởi vậy, chúng ta hãy cố
gắng đem vào thế giới hiện tại một
nền công lý và một niềm thương yêu phát xuất
từ một lịch sử thần thánh và sẽ thành toàn
khi nào tới tận cùng lịch sử thần thánh ấy.
Những ngôn sứ đích thật duy nhất là những ai
quyết tâm rao giảng: Đức Kitô là nguồn mạch
và thành toàn của mọi công lý, mọi tình thương.
|