SUY NIỆM CHÚA NHẬT
VI THƯỜNG NIÊN – C
(Lc 6,17.20-26)
Trong Tin mừng thánh Luca hôm nay dìu
chúng ta về với các Mối Phúc để sống và các
mối họa để mà tránh. Trước khi nói đến
phúc thì Chúa Giêsu nói đến họa “Khốn cho các
ngươi là những kẻ giàu có!” Quả thật,
nghèo khó là trung tâm của Tin Mừng : “Phúc cho những ai
có tình thần nghèo khó” là mối phúc đầu tiên trong
các mối phúc và là sứ mạng khi Chúa Giêsu tự giới
thiệu về mình với dâng làng Nagiaret tại hội
đường : “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, sai
tôi đem Tin Mừng cho người nghèo, tin vui cho người
nghèo”.
Vấn nạn từ mối phúc
Người đời thường
coi hạnh phúc bắt nguồn từ giàu sang, no đủ,
từ danh thơm tiếng tốt. Khi công bố trong đoạn
Tin Mừng (Lc), Chúa Giêsu đưa chúng ta đi vào một
thế giới khác, với sự đánh giá khác. Người
cho các môn đệ biết rằng: họ là những
người có phúc, khi phải chịu nghèo đói, đau khổ,
bách hại vì Người, khiến người nghe những
mối họa và phúc không khỏi thắc mắc : Thế
nào là giàu, thế nào là nghèo ? Phải chăng Đức
Giêsu là người cổ hủ, lỗi thời khi cổ
súy cái nghèo? Hơn nữa, Người lại còn mời gọi
những ai muốn đi theo và làm môn đệ cũng phải
sống một cuộc sống bần cùng, cơ cực?
Nếu Chúa Giêsu tuyên bố : “Phúc
cho anh em là những người bây giờ đang phải
đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng”
(Lc 6,21). Vậy ai là người đói khát và ai là người
no thỏa ?
Chẳng những Chúa Giêsu từ
ngàn xưa đã công bố như thế, mà ngay chính Đức
Giáo hoàng Phanxicô trong thời hiện đại khi kể
chuyện về giây phút cái danh hiệu PHANXICÔ đi vào lòng
ngài, ngài diễn tả chương trình hành động của
ngài, không phải bằng một lời tuyên bố long trọng,
nhưng bằng cách bộc lộ một nỗi khao
khát: “Ôi, tôi mong ước biết bao có được một
Hội Thánh nghèo và vì người nghèo”. Nhưng khi
nghe đến “một Hội Thánh nghèo và vì người
nghèo”, có người hỏi : “Thế còn người
giàu thì sao?” Phải chăng một “Hội Thánh nghèo”
là một Hội Thánh gồm toàn những người nghèo?
Phúc cho kẻ nghèo
Câu chuyện về một vị
ẩn tu sống rất nghèo do Đức Cố Hồng Y
Carôlô Maria Martini viết trong một cuốn sách, giúp chúng ta
hiểu phần nào về người giàu có thể có
tâm hồn nghèo khó, người nghèo lại không.
Chuyện kể rằng, vị ẩn
sĩ này chỉ có một tấm áo rách trên mình và một cái
vò đựng nước đã bể… Một hôm ông hỏi
Chúa: “Lạy Chúa, con có phải là người nghèo nhất
trên thế gian này chưa?” Chúa sai thiên thần đưa ông
đến trước một lâu đài sang trọng và bảo:
“Người sống trong lâu đài này mới là người
nghèo nhất trên thế gian”. Vị ẩn sĩ rách rưới
ngẩn người hỏi Chúa: “ Sao lại như thế
được?” Chúa trả lời: “Người sống
trong lâu đài sang trọng này có đủ mọi thứ,
nhưng lòng không dính bén chút gì, còn con, con dính bén với chính
cái áo rách và cái vò đã bể của con”.
Khi tuyên bố: “Phúc cho những kẻ
nghèo khó”, Chúa Giêsu không hề có ý muốn biến thế giới
thành một thế giới nghèo đói, bần cùng. Của
cải vật chất thật cần thiết để
cho con người được sống xứng phẩm
giá con người; Thiên Chúa đã tạo dựng con người
đặt con người làm chủ và hưởng dùng mọi
sự trong vũ trụ. Nhưng của cải vật chất
là phương tiện, chứ không phải là cứu cánh.
Người nghèo là người biết sống cho những
giá trị ấy, cho dù giữa những vất vả lo
toan, miếng cơm, manh áo, họ vẫn luôn tìm kiếm
Nước Trời, họ sẽ là người hạnh
phúc nhất, vì biết mình sống để làm gì và sẽ
đi về đâu.
Khốn cho người giầu
Tại sao Chúa Giêsu lại nặng
lời với những người giầu? Có lẽ vì của
cải là ngẫu tượng hấp dẫn, nó cuốn hút
chúng ta và đẩy xa Thiên Chúa ra khỏi lòng chúng ta.
Chính Chúa Giêsu đã từng tuyên bố : “Anh em không thể
làm tôi hai chủ, hoặc ghét chủ này yêu chủ nọ”.
Liên hệ trực tiếp, chúng ta chỉ có thể làm tôi
Thiên Chúa, hoặc làm tôi tiền của, chứ không thể
làm tôi cả hai được. Vì thế, nếu xem tiền
của là chủ đời ta, thì tiền của sẽ túm
lấy ta, phá vỡ sự hòa hợp giữ con người
với nhau, hủy hoại cuộc sống và linh hồn
khiến ta không còn yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết
sức và hết trí khôn nữa, và như thế là đối
nghịch lại với điều răn thứ nhất
là thờ phượng Một Đức Chúa Trời và kính
mến người trên hết mọi sự.
Nếu Chúa ban cho ta của cải
giàu có thì chính là để trao tặng cho người khác,
để nhân danh Chúa làm nhiều điều tốt cho tha
nhân. Nhưng của cải có khả năng cám dỗ chúng
ta và chúng ta bị sa ngã, trở thành nô lệ của sự
giàu có. Đã có lần Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi
chúng ta cầu nguyện một tí và hy sinh một tí, không phải
cho người nghèo, nhưng cho người giàu. (REI
24/05/2018)
Một Hội Thánh nghèo và vì
người nghèo
Một Hội Thánh nghèo không phải
là một Hội Thánh gồm toàn người nghèo. Hội
Thánh không phải là Bang Hội của Cái Bang (ăn mày). Hội
Thánh gồm tất cả những ai tìm kiếm và tin nhận
Thiên Chúa là hạnh phúc duy nhất và vĩnh cửu và “Đức
Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin” (Dt
12,2). Chính khi kêu gọi các tín hữu quyên góp để chia sẻ
với cộng đoàn Giêrusalem đang lâm cảnh khó
khăn mà thánh Phaolô nại đến gương Chúa Giêsu:
“Quả thật anh em biết Đức Giêsu Kitô Chúa chúng
ta đã có lòng quảng đại như thế nào: Người
vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo
khó vì anh em, để lấy cái nghèo của minh mà làm cho anh
em trở nên giàu có” (2 Cor 8,9). “Ngài đã hoàn toàn trút bỏ
vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống
phàm nhân…”(Pl 2,7) để cho chúng ta được trở
nên con cái Thiên Chúa. Như vậy, Một Hội Thánh nghèo là
một Hội Thánh sống tinh thần nghèo khó của Tin Mừng,
không dính bén với của cải vật chất, không chạy
theo thói thế gian, không đặt của trọng hơn
người.
Sống lời Chúa dạy
Việc đầu tiên phải làm cho người nghèo,
là chiến thắng sự lãnh đạm, vô cảm, những
viện cớ này khác để xa tránh những con người
này, biết quan tâm đến những cảnh ngộ lầm
than, đáng thương quanh ta. Giảm thiểu khoảng
cách bất công giữa người giầu và người
nghèo một vùng miền nào đó.
Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta trở
nên những khí cụ tình thương hải hà của Chúa
đối với anh em. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
|