NỖI NIỀM PHONG
CÙI
Chắc
hẳn cẳng ai lạ gì chứng bệnh phong [còn gọi là (phong) cùi hoặc (phung) hủi]. Đó là
chứng nan y do vi khuẩn Hansen gây
ra. Bệnh nhân
trông rất “kỳ dị”
(sần sùi, lở
loét, rụng tóc, mất ngón chân, ngón tay), và tất nhiên họ rất đau khổ – cả tinh thần
và thể lý.
Ngày nay, khoa học đã có
thể chữa trị được
bệnh phong nhưng di chứng phong sẽ không
bao giờ có thể chữa khỏi.
Riêng tại
Việt Nam có hơn 10 trại phong, một trong số đó là
trại phong Di Linh (Djiring), thuộc GP
Đà-lạt, tỉnh Lâm
Đồng, do ĐGM Jean
Cassaigne sáng lập – rồi chính
ngài cũng đã chết
năm 1973 vì nhiễm
bệnh phong. Ngài là một
chủ chiên sống
đúng lời Đức Kitô:
Thí mạng sống vì
đoàn chiên.
Người
ta thường gọi thân thương gọi ngài là Cha Sanh. Ngài thuộc Hội Thừa Sai Paris, sinh 30-1-1895,
mất 31-10-1973. Khẩu hiệu Giám mục của ngài: “Bác ái và Yêu thương”
(Caritas et Amor). Câu nói đáng ghi nhớ của ngài nhắn nhủ những người cùi: “Suốt 47 năm dài
(1926-1973), cha đã sống
giữa các con, đã sống tại Việt Nam này và
đã dâng hiến tất cả
cho các con. Giờ đây cha không còn tiếc gì về sự dâng hiến toàn diện ấy. Việt Nam chính
là quê hương thứ
hai của cha, bởi vì Chúa muốn như vậy. Khi về với Chúa,
cha vẫn ở với các
con, các con đừng
lo…”.
Và chúng ta cũng không quên rằng trong số các bệnh nhân phong có một bệnh nhân đặc biệt: Thi sĩ Hàn Mặc Tử. Ông tên thật là Phanxicô Nguyễn Trọng Trí (1912–1940), nổi tiếng cả về đạo và
đời, đồng thời
là người có
lòng yêu mến Đức Mẹ.
Các bệnh nhân
phong càng đau đớn
hơn vào những mùa
trăng, đêm nào trăng càng sáng thì họ càng khổ, vì vi trùng đục khoét các vết thương rất nhức buốt,
thế nên thi sĩ Hàn Mặc
Tử đã phải
thốt lên: “Ai mua trăng tôi bán trăng cho”
(Trăng Vàng Trăng Ngọc).
Thời
Cựu Ước, ông Naaman mắc bệnh phung hủi, ông
xuống dìm mình bảy lần trong sông Giođan, theo
lời người của Thiên
Chúa là ông Êlisa. Lạ thay, da thịt
ông lại trở nên như
da thịt một trẻ
nhỏ. Vậy là ông đã được sạch. Cùng với đoàn tuỳ tùng, ông trở lại gặp người của
Thiên Chúa. Ông vào, đứng
trước mặt ông ấy và nói: “Nay tôi biết rằng: trên khắp mặt đất, không
đâu có Thiên Chúa, ngoại
trừ ở Ítraen. Bây giờ, xin ngài vui lòng nhận món quà của tôi tớ ngài đây” (2 V
5:15).
Ông Naaman được sạch, và ông trở lại để cảm ơn ông
Êlisa. Nhưng ông Êlisa nói: “Có Đức Chúa hằng sống là
Đấng tôi phụng sự, tôi thề sẽ không nhận gì cả” (2 V
5:16). Ông Êlisa chí công, vô tư, thanh liêm và chính trực. Ông Naaman nài ép ông nhận, nhưng ông vẫn từ chối, nhất quyết không
nhận gì, vì ông khiêm nhường và mặc nhiên tự nhận mình vô dụng. Ông Naaman nói: “Nếu ngài từ chối, thì xin
cho phép tôi tớ ngài
đây mang về một số
đất vừa sức hai con lừa chở được,
vì tôi tớ ngài sẽ không còn dâng lễ toàn thiêu và hy lễ cho thần nào
khác ngoài Đức
Chúa” (2 V 5:17). Người thi ân và hàm ân đều chân thành, vì cả hai đều có
lòng kính mến Thiên
Chúa.
Bệnh
là khổ, bệnh nào cũng
vậy – dù thể lý hay tinh thần. Bệnh nhân phong rất khổ sở, không
chỉ khổ vì đau đớn thể lý mà còn đau khổ về tinh thần vì bị người ta xa lánh.
Thấy Chúa Giêsu là một “dị nhân”, chắc chắn với lòng
tin mạnh mẽ nên bệnh nhân phong đã đến gặp Ngài và quỳ xuống van xin: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch” (Mc 1:40). Chữ “nếu” ở đây
không có nghĩa là giả
thuyết, mà chỉ
là một cách
đặt vấn đề
mà thôi. Chúa Giêsu chạnh
lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh sạch đi!” (Mc 1:41). Và phép lạ đã xảy ra: Chứng phong hủi biến khỏi
anh ngay lập tức. Nhưng Ngài nghiêm giọng bảo anh không được nói gì với ai, mà hãy đi trình diện tư tế, và vì
anh đã được
lành sạch thì hãy
dâng những gì ông
Môsê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết (Mc 1:44).
Chắc
chắn Chúa Giêsu không hề làm ảo
thuật hoặc xảo thuật, mà Ngài làm phép lạ thật, Ngài cũng không muốn chứng tỏ “đẳng cấp”
mà vì yêu thương, Ngài luôn tôn trọng luật pháp xã hội thời đó, Ngài muốn làm gương cho người khác về đức vâng lời. Vả lại, Ngài biết những người “tai to mặt lớn”
sẽ tìm cách hại Ngài vì
lòng ghen ghét. Gà tức nhau tiếng
gáy, thấy người khác hơn
mình thì mình “không ưa”, đó là tình trạng tệ hại của con người.
Đúng như một danh nhân nhận xét: “Chỉ có người giỏi mới chân nhận tài năng của người khác”.
Ngày xưa, người nào mắc bệnh phong thì
đều bị coi là “ô
uế” – có thể ngày nay người ta cũng vẫn vậy. Người
ta coi các bệnh nhân
phong là BẨN, tức là người ta tự nhận mình
là SẠCH. Nhưng Chúa
Giêsu đã nói thẳng: “Không
có cái gì từ bên
ngoài vào trong con người
lại có thể
làm cho con người
ra ô uế được;
nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái
làm cho con người
ra ô uế” (Mc 7:15). Ai dám chê người bẩn mà nhận mình sạch là kẻ mạo nhận, ảo tưởng,
giả đối, giả hình, có “máu” Pharisêu – thậm chí là bất công và nhẫn tâm, vì thiếu yêu thương, không
bác ái.
Tạ ơn
Chúa vì chúng ta không bị
chứng phong thể lý, nhưng có thể chúng ta bị phong cùi tâm hồn, vẫn đang mang trong mình
các loại siêu vi
còn độc hại hơn
vi khuẩn Hansen (vi khuẩn gây bệnh phong – đặt theo tên BS
Armauer Hansen, người
Na-Uy, đã phát hiện
năm 1873). Rất nhiều siêu vi vẫn rúc rỉa trong chúng ta: mưu mô, lọc lừa, ích kỷ, tham lam, ghen tỵ, nói
hành, chỉ trích,
khinh người,...
Lạy
Thiên Chúa, xin thanh tẩy
và thánh hóa chúng con vì chúng con thật lòng ước muốn được sạch. Xin
giúp chúng con nhận
ra mức ô uế
và chứng bệnh
trầm kha của mình để tìm cách chữa trị tận gốc rễ, nhờ
đó mà chúng con không còn những động thái
đối lập với
tha nhân và biết kiềm chế những lời ma ý quỷ. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng Cứu Độ của nhân loại. Amen.
TRẦM THIÊN THU
Tháng Giêng – Miền Xuân 2019
+ Thi phẩm
TRĂNG VÀNG TRĂNG NGỌC
Trăng! Trăng!
Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!
Ai mua trăng tôi bán
trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò...
Bao giờ đậu trạng vinh qui đã
Anh lại đây tôi thối chữ thơ.
Không, Không, Không! Tôi chẳng bán hòn Trăng
Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng
Tôi nói thiệt, là anh dại quá:
Trăng Vàng
Trăng Ngọc bán
sao đang.
Trăng! Trăng!
Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!
Trăng sáng trăng
sáng khắp mọi nơi
Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi
Tôi lần cho trăng một tràng
chuỗi
Trăng mới là Trăng của Rạng Ngời
Trăng!
Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!
HÀN MẶC TỬ
(1938, in trong tập “Thơ Điên”)
|