RÁC
ĐỜI
Ngày nào có rác của ngày đó, ngành nghề nào có rác của ngành nghề đó, ở mọi lĩnh vực đều có
rác, từ trong nhà ra
ngoài ngõ, từ chỗ nhỏ
tới nơi to, từ thể lý tới tinh thần. Ngày thường đã thấy nhiều rác, ngày Tết thì còn ngộp hơn. Cuộc sống đời
thường đa dạng rác – đủ thứ bị thải và phải bỏ, nên người ta gọi là rác thải. Chỉ riêng tại Việt Nam, mỗi ngày lượng rác thải lên tới 12 triệu tấn, ước tính tới năm 2020 sẽ là 20
triệu tấn rác mỗi ngày. Thật khủng khiếp!
Trên bình diện quốc tế, tổ chức Liên Hiệp Quốc ước tính mỗi năm lượng rác nhựa đủ để phủ 4 lớp
trên mặt trái
đất – nơi được
mệnh danh là hành tinh xanh. Thật mỉa mai và nhục nhã cho loài người! Người ta ước tính tới năm 2050, khối lượng rác nhựa ở các đại dương sẽ nặng hơn khối
lượng cá. So với
thế giới, Việt Nam là quốc gia thải rác nhựa khá nhiều.
Rác không chỉ gây ô nhiễm môi trường, phá hệ sinh thái, mà còn gây bệnh cho con người và
động vật. Xã hội càng hiện đại thì rác thải càng độc hại, tỷ lệ thuận về
nguy cơ, nhưng lại tỷ lệ nghịch với sự
văn minh – bởi vì người ta càng ngày càng mất ý thức, cứ hô hào Xanh-Sạch-Đẹp nhưng chỉ làm
cho có phong trào theo cái quy trình nặng
hình thức, hết phong trào rồi đâu lại vào đấy, thậm chí có khi còn tồi tệ hơn. Đó là
dạng ô nhiễm con người, ô nhiễm lương tâm, ô nhiễm tư tưởng, ô nhiễm ý thức hệ,... Lối suy nghĩ thiển
cận khiến người ta chạy đua theo thành
tích. Hoàn toàn vô ích và bất
lợi!
Vệ
sinh môi trường là
điều cần thiết,
nhưng vệ sinh ý thức
hệ còn cấp bách hơn.
Vì thiển cận mà hóa
ảo tưởng, vì ảo tưởng mà hóa ích kỷ, vì ích kỷ mà hóa tham lam, vì tham lam mà hóa mưu
mô, vì mưu mô mà hóa tội
ác. Cứ thế và cứ thế theo “chuỗi quy trình”
của những người có chức to quyền rộng, nghĩ ngắn
nên bất chấp và lộng hành. Loại “rác đời” kiểu này thực sự đáng quan ngại biết bao!
Ô nhiễm
là dạng bị vấy
bẩn, là loại
rác cần phải thải
bỏ ngay – nhất là loại rác tinh thần và tâm linh (thói hư, tật xấu, tội lỗi). Thánh
Giacôbê cho biết: “Nó là
một bộ phận
nhỏ bé của
thân thể, mà lại huênh hoang làm được những chuyện to lớn. Cứ
xem tia lửa nhỏ bé dường nào, mà làm bốc cháy đám rừng to lớn biết bao! Cái lưỡi cũng là một ngọn lửa, là cả một thế giới của sự
ác. Cái lưỡi
có một vị trí giữa các bộ phận của thân thể chúng ta, NÓ LÀM CHO TOÀN THÂN
BỊ Ô NHIỄM, đốt cháy bánh
xe cuộc đời, vì
chính nó bị lửa hoả
ngục đốt cháy” (Gc
3:5-6). Loại rác
được Thánh
Giacôbê đề cập là loại rác gây ô nhiễm cả xác lẫn hồn. Rất nguy hiểm và thật đáng sợ!
Có những
thứ chế biến thuốc để bảo vệ sức
khỏe mà những
kẻ ác ôn nỡ lòng sử dụng những thứ rác rưởi để tái tạo thành thuốc, còn thực phẩm ngày nay thì đủ thứ bẩn, chẳng khác
chi rác. Có rác hữu hình
thì cũng có rác vô hình hoặc
trừu tượng. Giáo dục ô nhiễm thì làm sao người ta có thể sạch được?
Ai cũng biết rằng Sinh – Tử là quy
luật muôn thuở, bất biến, không
ai có thể chuyển hóa.
Thật vậy, y học và
khoa học có tìm
đủ cách
để chữa trị
hoặc cứu vãn, kéo dài sự sống, nhưng rồi cũng không
ai thoát khỏi lưỡi hái của Tử Thần. Lão ta
chặt mạnh hoặc cứa nhẹ
thì ai cũng phải
trút hơi thở cuối cùng,
giã biệt trần gian,
nghèo hay giàu thì cũng phải
ra đi với đôi tay trống trơn.
Người
ta nói rằng “nghĩa tử
là nghĩa tận”, buồn
thương chất đầy, nỗi niềm khó tả khi mất đi một người
thân. Tuy nhiên, từ
những “chuyến xe cuối cùng” của một con người lại thấy
bay bay xuống đường những tờ tiền âm phủ. Điều này không chỉ là dị
đoan mà còn làm bẩn đường
phố. Quan trọng hơn là lãng phí. Tại sao? Vì người ta phải bỏ ra một số “tiền
thật” để mua những tờ “tiền giả” – tiền
âm phủ. Thật là nghịch lý! Người chết ở thế giới vô
hình, làm gì có kiểu sinh hoạt
như trần gian này mà cần xài tiền hoặc các phương tiện như chúng ta hiện nay? Thật phi lý, vô
ý thức, phạm pháp,
nói thẳng ra là ngu
xuẩn!
Còn nữa,
nếu “lưu ý” thì thấy
tại các giao lộ nào có
người phát
các tờ bướm hoặc
các cung đường
vừa có xe tang đi qua thì người ta nhìn thấy gì? Rất nhiều… rác! Chỉ khổ cho người phu quét
đường, vì họ phải chất chồng thêm
gánh nặng, tăng thêm sự mệt mỏi, họ không dừng chổi để ĐỨNG NGHE
(như Trịnh Công Sơn nói) mà họ dừng chổi để ĐỨNG
NHÌN và LẮC ĐẦU NGAO
NGÁN “cái sự đời”
của con người ngày nay vẫn mê tín dị đoan, dù người ta đang sống trong kỷ nguyên hiện đại của thế kỷ XXI.
Nói theo ngôn từ thời @
là BoTay.com, và đúng là... hết ý kiến!
Vì nặng
hình thức, ưa bề
ngoài nên cứ khoác
lác hoặc “nổ” về
chiến dịch này đến
chiến dịch nọ, nhưng rồi chẳng canh tân
được gì,
không khác kiểu “đánh
trống bỏ dùi”.
Cứ “bình thường hóa” như vậy thì làm sao môi trường có thể sạch và đẹp? Các dạng “xả rác” (rải tiền âm phủ và phát tờ bướm) khắp nơi như vậy
sao không thấy nhà chức trách nghiêm trị mà cứ
đi hạch sách dân lành, đàn áp những người làm
ăn lương thiện?
Mê tín dị
đoan là một loại rác.
Liên quan chuyện mê tín
dị đoan, Kinh Thánh
đặt vấn đề:
“Từ DƠ BẨN, có gì sạch được sao? Từ GIẢ DỐI,
có chi thật
được nào? Bói toán, rút quẻ, chiêm bao cũng đều hão huyền cả, như những tưởng
tượng của phụ nữ sắp sinh con” (Hc 34:4-5). Rác nào cũng bẩn, mặc dù khác nhau về mức độ bẩn. Thiên
Chúa ghê tởm người xưa
và nói thẳng: “Tại nhà
Ít-ra-en, Ta đã thấy
một điều ghê tởm, ở đó,
Ép-ra-im đã làm điếm,
Ít-ra-en đã ra DƠ BẨN” (Hs
6:10). Đó cũng là lời Đấng Chí Thánh nói với mỗi chúng ta ngày nay.
Thời
nào có rác của thời
đó. Về loại “rác”
ngẫu tượng, Kinh Thánh
cho biết: “Họ lấy
tượng thần chúng mà thờ: đó chính là cạm bẫy họ sa chân. Họ giết con mình cả trai lẫn gái,
mà hiến quỷ tế
thần. Họ đổ máu vô tội, máu con trai con gái của mình, dâng tiến thần Ca-na-an làm tế phẩm, và vì
máu này, đất đã ra
Ô UẾ. Họ đã
thành DƠ BẨN vì những hành vi đó, phản bội tình yêu Chúa bằng những việc họ làm” (Tv
106:36-39). Một loại rác ngẫu tượng khác hữu hình cụ thể nhưng có
liên quan tâm linh: “Những
tượng chạm dát bạc, tượng đúc bọc vàng của ngươi, ngươi sẽ coi là Ô UẾ, sẽ vất chúng
đi như đồ
DƠ BẨN và nói: Cút đi!” (Is
30:22).
Xuân về
thì Tết đến. Tự
nhiên, tất nhiên và
dĩ nhiên. Đây cũng là dịp
thuận tiện để nhìn lại thế giới, xã hội, đất nước, Giáo Hội, gia đình và chính mình, để xem có loại rác nào cần loại bỏ ngay hay không.
Cầu xin Thiên Chúa thêm sức để chúng ta có thể đủ can đảm và dứt khoát loại bỏ mọi thứ rác thải – vật chất và
tinh thần. Nhờ vậy
mà chúng ta có thể
trở nên “con người
mới” như Thầy Chí Thánh Giêsu hằng mong muốn.
TRẦM THIÊN THU
Tháng Giêng Miền Xuân – 2019
|