THĂM VIẾNG --- Suy
niệm của R. Gutzwiller
1.
Những sự kiện
Cuộc gặp gỡ giữa bà Êlisabét
và Đức Maria mang nhiều ý nghĩa, một khi
được liên kết với hai khung cảnh Kinh thánh
ta thấy ở trên.
Êlisabét biểu hiệu Israel: già cả, gia đình tư
tế, bị son sẻ tự nhiên, và nhờ phép lạ
của Thiên Chúa trở thành người mẹ có con cái sinh
ra vị tiền hô của Đấng Cứu Thế. Maria
tượng trưng cho Giáo Hội: trẻ trung, trinh
tiết, thành người Mẹ nhờ phép lạ của
Thiên Chúa, sắp sinh hạ là Đấng Messia, Đấng
Cứu độ. Hai người mẹ mà
việc làm Mẹ mang một tầm vóc lịch sử,
đã tìm gặp nhau và cùng liên kết với nhau để
cùng tụng ca vinh quang Thiên Chúa.
Maria
lên đường đến thăm viếng phần vì
–một cách rất tự nhiên- muốn thông dự vào
biến cố vĩ đại và rồi bày tỏ tâm tình
của mình, nhưng cũng vì muốn giúp đỡ và
cuối cùng là đón nhận một dấu hiệu Thiên
Chúa đã chỉ: như vậy, Mẹ đã đi sâu vào
chương trình vĩ đại của Thiên Chúa.
Đằng
sau tất cả những cái đó, người ta khám phá ra
được sáng kiến, quyết định cá nhân
của Mẹ. Một lời nói của Thiên Thần và
sự thúc đẩy của ơn thánh đã đủ. Mẹ hiểu và Mẹ hành động. Tin mừng nói thêm là Mẹ vội vã. Ưng thuận thánh Ý Chúa, vâng lời tiếng
mời gọi của Ngài thì không được chậm
trễ và nặng nề, nhưng vui vẻ và lanh lẹ.
Người nào đi theo tiếng gọi của Thiên Chúa và
được Thần Khí thúc đẩy, phải
bước đi với tâm hồn hài lòng và tinh thần
cởi mở, dầu trên con đường đầy khó
khăn.
Việc Maria cất bước đâu
phải việc tự nhiên. Một thiếu nữ trẻ tuổi tự ý làm
một cuộc hành trình dài ba ngày đường, rồi
ở lại cả mấy tháng trời xa nhà xa cửa,
hẳn phải là cái gì gây kinh ngạc cho người Do thái
thời đó- và có thể được coi là quá đáng. Nhưng Maria đã để kệ tất cả
những cái nhìn phàm trần đó một khi muốn
thực thi Thánh Ý Chúa.
2. Lời
nói
Đức
Maria đến chào thăm Êlisabét trong căn nhà của
Giacaria. Chúng ta không biết đó là lời chào bình
thường hay cùng lúc đó truyền đạt sứ
điệp thiên thần đã cho biết liên quan
đến biến cố kỳ diệu kia.
Trong mọi trường hợp, lời nói của
Đức Maria làm cho Êlisabét và con bà đang mang trong lòng
một sự cảm động và nhiệt tình cả
về tự nhiên lẫn thần hứng của Thánh
Thần. Chính vì đó mà khi đáp lại lời chào, bà
Êlisabét đã thốt lên với vẻ cảm động
sâu xa: ‘Em có phúc hơn mọi người nữ, và hoa
quả bởi lòng em thật đáng chúc phúc’. Phần
đầu của Kinh Kính mừng được Thiên
thần Chúa phát biểu, phần sau đã được
Êlisabét xướng lên, và do đó bởi lòng thán phục
của loài người. Sau này Giáo Hội đã thêm vào
phần thứ ba trong ý nghĩa và theo
tinh thần của con người tội lỗi.
Kinh
Kính mừng như vậy hoàn toàn có nguồn gốc Kinh
Thánh và Giáo Hội, đã là một trong những lời kinh
đẹp nhất, sâu xa nhất, nhờ nó mà Êlisabét và
Cựu ước nôí kết với Đức Maria và Tân
ước, tất cả kết thúc bằng lời Giáo
Hội, trong đó hết thảy đều quy tụ
về.
Hoa quả của lòng Đức Nữ
Trinh đã làm nên đối tượng cho việc vinh chúc,
chính vì thế ta hiểu được tại sao
Đức Mẹ đáng được ca tụng giữa
hàng phụ nữ.
‘….Việc làm Mẹ của Đức Maria là một bí
nhiệm của vẻ lớn lao của
Mẹ, đồng thời cũng nói lên sự bí mật
trong việc sùng kính Đức Mẹ của tất cả
những ai suy nghĩ và tin tưởng theo Kinh Thánh.
‘Và
bởi đâu tôi được Mẹ Chúa đến
với tôi?’. Bà Êlisabét, dù đã cao niên,
cũng nhận thức được và tuyên xưng
sự nhỏ bé của mình, ngạc nhiên và sung
sướng, ca tụng người em họ này ‘Mẹ
của Chúa tôi’: bà biết trẻ nhỏ nằm trong lòng
trinh nữ là ai, và trẻ này sẽ làm Chúa theo
hai nghĩa của danh từ. Vì Ngài là Chúa của mọi
người, nên cũng là Chúa của Bà và là Chúa là Vua
của vị loan tin, của vị tiền hô mà Bà sắp
sinh hạ.
‘Phúc
cho em là kẻ đã tin: vì tất cả những gì Chúa
đã phán với em, sẽ nên trọn’. Đức
Maria thật đã cao cả trong sự kiện, và nhiệm
vụ làm Mẹ của Chúa; Mẹ còn cao cả xét về cá
nhân Mẹ, vì lòng tin vào sức mạnh và quyền năng của
Lời Thiên Chúa. Đức tin này hoàn toàn
nghịch laị với sự cứng tin của loài
người.
Ngay
từ khởi đầu lịch sử ơn cứu
độ, đức tin đã được biểu
hiện như một sự chấp nhận tiêng nói đòi
hỏi, ưng chịu, mời gọi, ban ơn sủng,
sinh hạ và tạo thành. Ơn Cứu
độ đến từ Thiên Chúa, là công việc của
Thiên Chúa. Tuy nhiên,con người
phải đón nhận bằng sự sẵn sàng vì Thiên Chúa
không thể bỏ qua sự cộng tác này. Hoạt
động của Thiên Chúa đòi hỏi sự tham gia
của con người. Sự tham gia, cộng tác này, chính là
lòng tin biểu lộ ra bằng việc làm: đức tin
sống động, câu trả lời quả quyết
của cả con người đáp ứng lời mời
gọi của Thiên Chúa.
Êlisabét ca tụng Đức Mẹ,
đó là Israel ca tụng Giáo Hội. Đó là việc Cựu
ước thừa nhận Tân ước và đó cũng là
sự kính trọng của dân cũ của Thiên Chúa
đối với dân mới của Ngài.
Toàn
cảnh trên đây đã tạo nên nền tảng cho
việc sùng kính Đức Mẹ, vì sự sùng kính này rút
từ nguồn gốc của lời nói và trình thuật
Kinh thánh, diễn tả hai vẻ lớn lao của
Đức Mẹ: lớn lao nơi con người và
nơi nhiệm vụ của Mẹ, đồng thời
lớn lao về tư cách làm Mẹ của Mẹ và sự
sẵn sàng nơi đức tin của Mẹ.
Lời ca tụng của bà Êlisabét
nối tiếp lời ca ngợi của thiên thần. Cả hai đã được tiếp
tục qua môi miệng Giáo Hội và môi miệng của
tất cả những người thấm thía lời
văn cũng như tinh thần của Kinh Thánh và của
Giáo Hội, đã không bao giờ để cạn khô
lời tán tụng Mẹ đồng trinh của Chúa Giêsu.
|