Tấm lòng người nghèo –
Cố Lm. Hồng Phúc
Phụng
vụ hôm nay đề cập đến hạng
người mà dư luận thương hại hay coi
thường là các bà góa. Họ là những
người giữa đường đứt gánh, một
mình gánh vác giang sơn nhà chồng. Nhưng
trong Giáo hội tiên khởi, họ được cộng
đoàn săn sóc, có chỗ đứng (1Tm. 5, 9-16) và là
những người nhân đức được
trọng vọng.
Trong
Cựu ước cũng có nhiều đoạn kêu gọi
sự chú ý săn sóc đến người cô nhi góa phụ. Họ là hạng
người nghèo khó hơn cả. Nhưng các bài
đọc hôm nay nhắc đến họ dưới
một phương diện khác: Họ là những
người đạo đức, có đức tin,
biết hy sinh cả những điều cần thiết
và trở nên những người mẫu. Bà góa ở Sarepta
(giữa Tyr và Sidon) là một gương sáng đức
tin, biết đặt tất cả trông cậy vào Chúa và
được Chúa thưởng công.
Bài Phúc Âm nói về đồng tiền
của một bà góa dâng cúng. Nhưng cũng cho chúng ta thấy
một khía cạnh khác, là sự chú ý của Chúa đến
những sự kiện xảy ra xung quanh. Ngài đang ở trên sân đình đền thờ,
ngồi trên cấp thang hình bán nguyệt dẫn vào sân nam
giới và đưa mắt nhìn về phía trái, nơi có
đặt 13 hòm cúng. Ngài chú ý đến bộ
điệu khiêm tốn của một bà góa nghèo khổ,
đến cả số tiền hèn mọn của bà dâng
cúng: hai đồng tiền (một 1/4 xu). Ngài
nhìn thấy nhất là tấm lòng của Bà. Nhưng không chú trọng đến cái vỏ bên
ngoài mà đi thẳng vào thâm tâm. Người
Pharisêu đọc kinh rào rào cho mọi người chú ý,
người Biệt phải bỏ tiền lẻng
kẻng vào hòm cúng cho mọi người nghe thấy. Ngài không lưu tâm đến những hạng
ấy, nhưng Ngài khen ngợi bà góa khiêm tốn đang
lẩn vào giữa đám đông. Chúa liền gọi
các môn đệ và bảo: “Bà góa nghèo khó này đã bỏ
tiền vào hòm cúng nhiều hơn cả!” Chúa
không nói về phương diện số tiền dâng cúng,
mà thật ra cũng cần phải có một số lượng
khá để lo việc phụng tự. Nhưng
Chúa chú trọng đến tấm lòng của bà. Trong khi các người khác cho một phần
của cải dư thừa thì “Bà cho cả những gì bà
cần để nuôi sống.” Tình yêu
không tính toán, tình yêu không mức độ. Bà ra đi, vui mừng hớn hở vì đã làm
được một việc lành.
Câu
chuyện bà góa gợi cho chúng ta vài suy niệm sau đây:
Một là
các việc tầm thường có một giá trị phi
thường, nếu chúng ta biết làm vì yêu mến Chúa. Đời chúng ta
phần lớn gồm những việc nhỏ mọn,
chúng ta phải biết thánh hoá, biết làm cách khác
thường, làm vì yêu mến. Bà Thánh
Têrêxa Hài Đồng Giêsu ở Lisieux là một gương
mẫu. Bà đã tìm ra một con đường nên
thánh mà Đức Gioan-Phaolô II gọi là “Con đường
dựa trên thực tại Phúc Âm”; “Con đường nên
thánh của thời đại” (Piô XI). Con đường thơ
ấu ấy gồm trong hai yếu tố căn bản:
Nhìn nhận sự yếu đuối của mình và hoàn toàn
trông cậy phó thác; làm mọi việc bé nhỏ, chịu
đau khổ vì yêu mến Chúa.
Hai là
việc bà góa bỏ ít tiền vào đền thờ, chúng ta
đi lễ cũng bỏ ít nhiều giúp vào công việc nhà
Chúa. Trong
Cựu ước, Chúa dạy các chị họ Israel phải để ra
thập phân để lo việc phụng tự (Lv. 27,
30-32). Trong Tân ước,
Thánh Phaolô nói: Người lo việc Chúa có quyền sống
nhờ bàn thờ. Tuy Giáo hội từ đầu đã bãi
bỏ tục lệ thập phân, nhưng giáo dân đi
dự lễ thường mang theo
của lễ vật chất: có Thầy Phó tế
để lo việc phân phát chia sẻ. Khi
số người quá đông, tục lệ biến thành
dâng cúng ít tiền. Giáo hội là một
tổ chức hữu hình, cần có nơi thờ
phượng, đồ thờ và người trách
nhiệm. Của dâng cho Chúa là “của
đầu tư thiêng liêng”. Văn hào Louis Veuillot khi
chết, có để lại một bao thơ dầy
cộm với mấy giòng chữ ghi: “Tiền nhịn hút
thuốc trong các mùa Chay để giúp các người nghèo” –
“kho tàng của Giáo hội” (Thánh Laurenrô Phó tế).
|