CHÚA GIÊSU VÀ
GIỚI KINH SƯ (12,35-42)
Chú giải
mục vụ của Jacques Hervieux.
Chúa Giêsu
lại một lần nữa lên tiếng tố cáo các
đối thủ là
biệt phái và kinh sư.
Ngài miệt thị những người hướng
dẫn tâm linh quá kiêu
căng này. Họ là những người có uy tín trong
dân Do Thái những thái độ của họ khiếm nhã. Chúa Giêsu
lên án sự
phô trương phù phiếm của giới “thượng lưu” này khi họ tìm sự ngưỡng
mộ nơi dân chúng (38b-39). Chưa hết, “Họ giành giật tài sản của các bà góa
và làm bộ
cầu nguyện lâu dài” (40a). Như thế còn hệ tại
hơn là thiếu khiêm tốn. Đó là thói đạo đức giả. Các vị lãnh đạo
này không ngần ngại bóc lột những
kẻ bần cùng cô thế.
Những lời cầu nguyện lê thê của
họ nhằm mục đích che đậy tội lỗi của họ, để phình lừa dân chúng.
Ta thấy lời kết án của
Chúa Giêsu có vẻ quá
cứng rắn. Nhiều khi Chúa Giêsu cùng quan
điểm với nhóm biệt phái và các
thủ lãnh của họ là các kinh sư.
Ta cũng đã có lần chứng
kiến một số người trong họ thành tâm kiếm
tìm Nước Thiên Chúa (12,28-34).
Nhưng nên
nhớ rằng mãi 40 năm, Maccô mới viết những đoạn Tin Mừng này. Trong khoảng
thời gian trôi qua đó, hình ảnh giới hữu trách Do Thái đã
thay đổi. Khi thuật lời đả kích nghiêm khắc của Chúa Giêsu đối với ký lục,
Maccô muốn cho độc giả của mình, là các Kitô
hữu Rôma thấu đáo về não trạng
lẫn hành vi của các thủ
lãnh Israel sau khi họ đã bắt bớ Chúa Giêsu.
Cuộc khẩu chiến giữa Chúa Giêsu và
các kinh sư đã nổ ra ngay từ đầu cũng như sự thù nghịch
ngày càng tăng giữa Giáo Hội Kitô giáo non trẻ
và hội đường (Do Thái giáo) xảy ra trong những năm 80-90. Ở Luca (11,42-54), và nhất là ở Matthêu (23,13-32), sự phê phán gay gắt
giới biệt phái và kinh
sư diễn ra theo một tiến trình dễ chấp nhận và phù
hợp hơn với lối viết Tin Mừng.
ĐỒNG XU
CỦA BÀ GÓA (12,41-44)
Đây là hồi
cuối thuật lại cảnh Chúa Giêsu ở Đền thờ. Một hồi thật cảm động. Maccô vừa mới phác họa hình ảnh tàn nhẫn của nhóm kinh sư (“Họ bóc lột
của cải các bà góa”)
(12,40a) xong, liền đưa ngay ra hình ảnh một bà góa
rộng rãi đặc biệt. Hai hình ảnh tương phản hoàn toàn. Những
từ “bà góa” nối kết hai đoạn
văn thật tài tình.
Cảnh tượng
diễn ra trong nơi thánh của Đền thờ, gần bên kho tàng.
Đó không phải là nơi chứa tài sản đền thờ, mà là nơi cất chứa lễ vật các tín
đồ dâng cúng (2V 12,10). Ở cuối
phòng người ta đặt các hòm tiền. Những kẻ giàu có, chiếm
phần lớn, bỏ vào đấy
“các số tiền lớn” (c. 41b). Nhưng Chúa Giêsu chỉ đưa mắt nhìn một sự kiến đáng lưu tâm mà thôi.
“Một người
đàn bà góa tiền đến và bỏ vào đó
2 đồng xu” (x.
42). Đó là một bà góa, nghĩa
là một phụ nữ, một người đáng thương hại dưới con mắt củ nam giới
vốn có ưu thế trong gia đình
và xã hội
thời ấy. Vì không còn
sự bao bọc của chồng, người góa phụ chỉ
còn nhờ vào tàn sản
chính mình, không ai giúp đỡ.
Theo Thánh kinh các bà góa
được liệt
vào số những người nghèo khổ nhất cùng với những kẻ mồ côi và những
kẻ tha phương cầu thực (Đnl 24,17-22). Chính vì vậy
Maccô mới nói: “Người góa phụ khốn
khổ”. Số tiền bà bỏ
vào thùng chẳng có đáng là bao: hai đồng xu (theo đơn
vị tiền tệ Do Thái), một món tiền
không nghĩa lý gì. Tuy
nhiên Chúa Giêsu đã nắm
lấy cơ hội này hầu
qua cử chỉ khiêm tốn đó, Ngài dạy
cho các môn đệ một bài học quan
trọng (43-44). Ngài nhấn mạnh đến sự trái ngược này kẻ giàu
có cho đi
“cái dư thừa” của họ, còn người
góa phụ bần cùng lại cho chính
cái mình đang cần đến nhất, cho luôn chính
bản thân mình. Còn gương
nào đẹp hơn? Các bạn
hữu Chúa Giêsu hẳn phải nhận ra, nơi góa phụ
tuy cơ bần mà độ
lượng hình ảnh của một “môn đệ” chân thực. Ta nên lưu ý đặc biệt đến sự thể trong Tin Mừng là Chúa Giêsu thường làm nổi bật
đức tính của giới phụ nữ (Lc 10,38-42): Martha và Maria; Ga
4,1-42: người đàn
bà Samari) cho các “ông”
môn đệ thấy.
Sau khi dạy dỗ các môn đệ về sự kiện đời thường này, Chúa Giêsu
rời đền thờ (13,1) và Ngài không còn
trả lời đó lần nào nữa.
|