Yêu Chúa yêu người
(Suy niệm của
Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm)
Mười
điều răn của Chúa được tóm lại
trong hai điều: mến Chúa và yêu người. Cũng
còn có thể nói mười điều răn của Chúa
được tóm lại trong một chữ yêu mà thôi.
Yêu Chúa
Môsê
đã truyền cho dân chúng giới luật của Chúa, và
nếu dân chúng vâng theo thì sẽ
được sống lâu trong đất nước Thiên
Chúa đã hứa với cha ông họ. Giới luật
của Chúa rất đơn sơ: “hãy yêu mến Thiên Chúa
hết lòng hết linh hồn hết trí khôn và hết
sức lực ngươi” (Dnl.6, 5).
Yêu
nhau là muốn gần nhau, dành thời gian cho nhau, chọn
nhau là nhất trên những người khác, tin tưởng
và sẵn sàng cho người kia tất
cả. Cũng tương tự vậy nếu con
người yêu Chúa, tin rằng Thiên Chúa yêu thương mình,
tin rằng Ngài muốn điều tốt cho mình; sẵn
sàng dành thời gian cho Chúa, cụ thể dành thời gian
cầu nguyện; chọn Thiên Chúa trên những thực
tại khác, trên những tà thần như tiền bạc
danh vọng chức quyền. Chẳng hạn
trọng lịch sử, người Do Thái từ bỏ tà
thần để chỉ được thờ một
Thiên Chúa mà thôi.
Tình yêu không chỉ bằng lời nói
nhưng chính yếu bằng hành động. Yêu thương, là
phải chọn. Chọn ai, là yêu
thương người đó. Tình yêu
được diễn tả qua những gì rất là
cụ thể. Yêu Thiên Chúa, là chọn Thiên Chúa trên
tất cả.
Yêu
người
Cựu
ước trong sách Đệ Nhị Luật đòi
người ta phải yêu Chúa trên hết mọi sự:
hết linh hồn hết trí khôn và hết sức lực.
Tin Mừng theo thánh Marcô cho thấy
Đức Yêsu đã đặt giới răn “yêu
người” ngay sau giới răn “mến Chúa”.
“Phải
yêu thương người chung quanh
như chính mình”, đó là giới răn thời Cựu
Ước. Trước khi dâng hiến đời mình cho
con người, Đức Yêsu đã truyền cho các môn
đồ: “hãy yêu thương nhau như chính thầy đã
yêu thương anh em” (Ga.13, 34). Tiêu chuẩn
yêu thương, không còn là “như chính mình” nữa, nhưng
là “như Đức Yêsu yêu”. Yêu thương, là hy sinh
cho người mình yêu, sẵn sàng chịu thiệt thòi vì
lợi ích của người mình yêu. Đức Yêsu đã
làm tất cả, để con người được
sống và được sống hạnh phúc; cũng
tương tự vậy những ai yêu thương theo gương Đức Yêsu.
Thư
của thánh Gioan còn liên kết hai giới răn “mến
Chúa” và “yêu người” với nhau đến độ
không thể tách rời hai giới răn này: “ai nói mình yêu
Thiên Chúa mà ghét anh em mình, thì đó là người nói dối”
(1Ga.4, 20). “Ai sống yêu thương, thì
biết Thiên Chúa, còn ai không yêu thương thì không biết
Thiên Chúa” (1Ga.4, 8). Chính thái độ sống yêu
thương con người, là dấu chỉ và
thước đo cho thấy người đó có yêu
mến Thiên Chúa thật hay không.
˜ Yêu
thương anh em, là phải giúp đỡ anh em mình một
cách cụ thể: “nếu có người anh em thiếu
thốn không có áo che thân và không đủ ăn hằng ngày,
mà có người trong anh em nói với họ: “hãy đi bình
an, mặc cho ấm và ăn cho no” nhưng lại không cho
họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào
có lợi ích gì?” (Gc.2, 15-16).
˜ Yêu
người, là muốn điều tốt cho người
mình yêu, giúp đỡ cụ thể từ vật chất
đến tinh thần, và sẵn sàng chia sẻ cho họ
những gì mình có, ngay cả hy sinh chính thân mình.
Yêu
thương làm con người sống hạnh phúc
Thù ghét oán hờn, hủy diệt con
người. Ai sống trong thù hận, nét cau có hằn trên nét
mặt, trở nên già và xấu. Nét “không
đẹp” trong tâm hồn sẽ biểu lộ ra trên thân
xác, trên gương mặt. Sống yêu
thương, nụ cười luôn nở trên môi, làm cho
đời đẹp hơn tươi hơn và đáng
sống hơn.
Người ta luôn thích người
đẹp, luôn muốn ngắm nhìn và sống với
người đẹp.
Nếu ai mà người khác không muốn sống với,
sợ hãi, e rằng người đó không đẹp dù
nhan sắc có “nghiêng nước nghiêng thành” hay “chim sa cá
lặn”. “Cái nết đánh chết cái
đẹp”, nét đẹp tinh thần vượt xa nét
đẹp thể lý. Nét đẹp thể lý có
thể lôi kéo con người tức thời nhưng không
giữ con người lại với mình lâu
được; nét đẹp tinh thần sẽ làm
những ai sống với mình được bình an và hạnh phúc.
Xin
cho mỗi người chúng ta yêu Chúa yêu người,
để chúng ta mang bình an và hạnh phúc
cho mọi người chúng ta gặp gỡ và sống
với.
Câu
hỏi gợi ý chia sẻ:
1. Sống trong thù
ghét, người ta được gì và mất gì?
2. Yêu thương,
người ta được gì và mất gì?
3. Thế nào là yêu
thương? (Khía cạnh tiêu cực, khía cạnh tích
cực)
4. Người ta có
muốn sống gần bạn không? Đâu là
ngăn cản lớn nhất làm bạn khó sống yêu
thương?
|