Thiếu sót.
Thiếu sót tình yêu thương là
thiếu sót lớn của Kitô hữu. Khổ nỗi, ít khi nó
được xem như một tội. Người ta thừa nhận là có tội khi nó
gây thiệt hại cho người lân cận nhưng không
coi là tội khi thiếu sót hoặc từ khước yêu
thương.
Người ta kể lại một câu
chuyện về người bán chiếc xe
“dỏm” cho một người nước ngoài, rồi
đi xưng tội. Sau đó, người ấy gặp
một người bạn cũ trong quán rượu. Khi người bạn này nghe nói ông ta đã đi
xưng tội, liền nói “Tôi hy vọng anh đã kể
lại cho linh mục nghe anh lừa gạt người mua
xe như thế nào”.
“Đời
nào tôi làm thế”, ông ta trả lời. “Tôi xưng ra các tội của tôi cho linh mục.
Nhưng linh mục không có quyền biết
công việc kinh doanh của tôi”.
Nguy hiểm lớn đe dọa
người-đi-nhà-thờ là họ không biết mối
liên quan giữa việc họ làm trong nhà thờ ngày Chúa
nhật với việc làm trong quan hệ với
người lân cận vào những ngày khác trong tuần.
Người
ta có thể xem xét lương tâm mình nhưng không
đụng gì đến toàn cảnh: Người có
lương tâm làm tròn bổn phận của mình,
lương thiện trong công việc làm ăn, công bằng,
tôn trọng và hợp tác với những người
sống cùng một mái nhà v.v… Với những
người như thế, tôn giáo tách rời khỏi đời
sống và trở thành một vấn đề riêng tư
giữa họ và Thiên Chúa. Theo Kinh Thánh, một tôn giáo
như thế giống là sự bóp méo, xuyên tạc. Tệ hơn nữa là một điều đáng
ghét.
Phân
ly hai giới răn lớn ấy là việc rất dễ
dàng. Trong một ý nghĩa nào đó, chỉ có một giới
răn duy nhất – giới răn của tình yêu. Nó giống như một đồng tiền,
một thực thể có hai mặt. Không thể có
mặt này mà không có mặt kia, không
phải chúng ta ghét những người lân cận của
chúng ta. Không, chúng ta không ghét những
người lân cận. Nhưng chỉ vì chúng ta
khước từ đưa họ vào trái tim
chúng ta. Nếu sự thật được
nói ra, chúng ta lãnh đạm và thờ ơ với họ.
Mọi người trong chúng ta có
khả năng yêu thương to lớn, nhưng khổ
nỗi, hiếm khi chúng ta sử dụng hết. Diễn viên Christopher Reeve,
nổi tiếng về hình tượng siêu nhân mà ông thể
hiện trong phim ảnh. Tuy nhiên, trong một tai nạn té ngựa, ông bị liệt
từ cổ trở xuống và phải ngồi xe lăn.
Ông nói ông đã nhận được 100.000 lá thư bày tỏ thiện cảm và sự
ủng hộ của quần chúng. Điều này dẫn
ông đến chỗ hỏi rằng: “Tại sao cần
phải có một bi kịch trước khi chúng ta bày
tỏ sự cảm kích của chúng ta đối với
một người khác?”
Chúng ta bày tỏ điều đó quá
chậm và đầy sự hối tiếc. Chúng ta chờ cho
đến khi quá muộn để nói và tỏ cho
người khác thấy rằng chúng ta yêu họ. Chúng ta bày tỏ quá muộn ý muốn sửa
chữa một mối bất hòa, quá chậm nỗi vui
mừng về sức khỏe và quà tặng của con cái
hoặc cha mẹ chúng ta.
Đức
Giêsu nói với người Kinh sư: “Ông không còn xa
nước Thiên Chúa đâu!” Biết rõ về hai giới
răn quan trọng nhất là bước đầu tiên. Đem chúng ta thực hành là bước thứ hai.
Chúng ta không còn xa nước Thiên Chúa là bao –
Chỉ cần thêm một bước nữa.
Để thực hiện được bước này,
chúng ta cần Thiên Chúa chạm tay
Người vào tâm hồn chúng ta.
|