Một
cuộc tranh cãi hữu nghị – Maurice Brouard.
Bối
cảnh.
Sau cuộc rước vào thành Giêrusalem,
thánh Maccô kể lại một loạt những cuộc
tranh luận về uy quyền của Chúa Giêsu. Giữa những tranh luận này có
một cuộc đối thoại xây dựng về
giới răn thứ nhất.
Mở
đầu.
Vài năm trước đây, trên
truyền hình người ta đã nghe một cuộc
đối thoại hữu ích giữa một nhà tư
tưởng Mácxít xuất sắc và một đại
thần học gia Công giáo.
Các khán giả rất thích thú về cuộc thảo
luận có tính soi sáng và trấn an này.
Cuộc tranh luận của ký lục với Thầy Giêsu
đối với chúng ta cũng như thế: Hai bậc
Thầy tôn trọng nhau, ngợi khen nhau. Hôm
nay chúng ta dừng lại trước hết ở câu
trả lời của Chúa Giêsu.
1. Một
cuộc tranh luận luôn luôn có tính thời sự.
Các
nhà thần học thời đó thích bàn cãi để tìm ra
trong số 613 điều răn trích từ Thánh Kinh,
lối 248 giới luật tích cực và 365 giới luật
tiêu cực, đâu là những giới luật quan trọng
nhất hồi đó. Ngày nay chúng ta cũng
cảm thấy cần những quy chiếu giúp
hướng chúng ta về điều chính yếu. Vậy điều gì quan trọng nhất?
2. Mến
Chúa vì Ngài là Chúa “duy nhất”.
Trả
lời câu hỏi của người ký lục: Giới
răn nào là giới răn trọng nhất? Chúa Giêsu nêu lên
việc tuyên xưng đức tin mà người Do Thái
vẫn đọc ngày ba lần: “Hỡi Israel hãy lắng nghe: Thiên Chúa, Chúa của
ngươi là Chúa duy nhất. Ngươi hãy yêu mến Chúa
ngươi hết lòng, hết tâm hồn ngươi…”
Bản văn này của Thánh Kinh mở cho chúng ta thấy
vẻ đẹp đức tin của dân Do Thái. Các Kitô hữu hiểu sai về Thiên Chúa của
Cựu Ước mà họ không biết rõ. Dĩ nhiên,
đây là một vị Thiên Chúa đầy uy nghi nhưng
nhất là một vị Thiên Chúa yêu dân Ngài như một
người chồng yêu vợ mình vậy… “Nếu Giavê
đã gắn bó với các ngươi và đã chọn các
ngươi thì không phải vì các ngươi là dân tộc
đông nhất… Nhưng vì tình yêu đối
với các ngươi”.
Đây là ý chính trong kinh Tin Kính của
người Do Thái. Thiên Chúa đã chọn họ. Thiên Chúa đã
ban cho họ một mảnh đất, đã mạc
khải cho họ thánh danh của Ngài, đã ban cho họ
lời hứa của Ngài. Nếu Thiên Chúa
đã chiều chuộng họ đến thế, thì
đáp lại Ngài rất xứng đáng được
họ kính yêu. Như một người chồng là
“duy nhất”, bởi vì không có người nào đẹp
hơn, duyên dáng hơn, thông minh hơn… Thiên
Chúa vẫn là “duy nhất” đối với dân Ngài.
Đối
với chúng ta, những Kitô hữu, lý do khiến chúng ta
phải yêu mến Thiên Chúa cũng giống như
đối với người Do Thái. Thánh Gioan viết:
“Tình yêu của ngài hệ tại điều này: không
phải chúng ta yêu mến Thiên Chúa nhưng chính Ngài đã yêu
thương chúng ta; chúng ta phải yêu mến vì Ngài đã
yêu thương chúng ta trước”. Lòng kính mến của
chúng ta đối với Thiên Chúa là một lòng kính mến
tri ân và lòng mến này là một năng
lực thiêng liêng được Chúa Thánh Thần
đặt nơi chúng ta.
Thiên Chúa là Chúa duy nhất, không những
vì chỉ có mình Ngài mà thôi, nhưng bởi vì Ngài là
Đấng duy nhất thương yêu chúng ta bằng
một lòng trìu mến vô biên.
3.
Thương yêu đồng loại như chính mình.
Phần
thứ nhì trong câu trả lời của Chúa Giêsu đã khá
quen thuộc với chúng ta: “Ngươi phải yêu
thương đồng loại như chính mình”. Ta biết
rằng Chúa Giêsu còn đi xa hơn giới luật của
Cựu Ước nữa: “Các con hãy yêu thương nhau
như Thầy đã yêu thương các con”.
Câu
hỏi.
-
Đối
với tôi Thiên Chúa có phải là Đấng duy nhất, có
thể huy động tất cả những khả
năng yêu thương, thông cảm, sống và hành
động của tôi không?
-
Trung
tâm đời tôi là gì: Tôi, hay Thiên Chúa và tha nhân?
Lời
Chúa và Thánh Thể.
Nếu tình yêu là động lực
của đời chúng ta, thì chúng ta sẽ cảm thấy
thoải mái khi tham dự hy lễ của Chúa Giêsu,
Đấng đã vì yêu mà hiến dâng cuộc sống cho
Thiên Chúa và loài người. Lúc đó Thánh lễ sẽ trở thành
đỉnh cao của cuộc đời chúng ta.
|