Truyền
giáo.
Công
đồng Vat. II trong sắc lệnh về truyền giáo
có viết: Được Thiên Chúa sai đến với
muôn dân để nên bí tích cứu độ phổ quát, Giáo
Hội vì những đòi hỏi căn bản của mình
và vì mệnh lệnh của Đấng sáng lập,
nhất quyết loan báo Tin Mừng cho mọi người.
Việc loan báo này được thực hiện bằng
nhiều phương thế khác nhau của toàn thể dân
Chúa vẫn luôn được Giáo Hội cổ võ,
khuyến khích và chỉ dẫn. Vì vậy hàng năm Giáo
Hội đã chọn một ngày vào Chúa nhập áp cuối
tháng 10 để thúc đẩy mọi linh mục tu sĩ
và giáo dân ý thức hơn về việc rao giảng Tin
Mừng. Việc này không dành cho riêng ai và không thể một
cá nhân, một đoàn thể nào làm được hết.
Trái lại mọi thành phần dân Chúa phải có trách
nhiệm để thực hiện lời Chúa đã
truyền dạy trước khi về trời: Các con hãy
đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.
Vì
thế, theo lệnh truyền của
Chúa, từ ngày chịu bí tích Rửa Tội, chúng ta đã
trở nên con cái Chúa, rồi từ ngày lãnh nhận bí tích
Thêm Sức, chúng ta đã lãnh nhận sứ vụ tông
đồ để thi hành đúng chức năng ngôn sứ
của mình. Vì vậy, bổn phận đòi
buộc hết mọi người giáo dân trong bất
kỳ lãnh vực nào cũng phải là chứng nhân cho
Đức Kitô. Hơn thế nữa, người giáo
dân có một lợi thế hơn hẳn hàng giáo sĩ là
sống giữa các môi trường xã hội khác nhau
với đủ ngành nghề, địa vị xã hội
để có thể cảm hoá cảnh vực và trở nên
như men, như ánh sáng, như muối cho những
người chung quanh.
Lời
thánh Phaolô tông đồ mời gọi chúng ta suy nghĩ:
Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng. Giáo
Hội luôn ý thức điều đó và hôm nay nhắc nhở
chúng ta luôn tích cực thi hành sứ mạng truyền giáo
cả những lúc bận tâm lo lắng công việc trần
thế. Tất cả mọi người
đều phải cộng tác vào việc mở mang
Nước Chúa trên trần gian và trở thành chứng nhân
cho Ngài. Lời Chúa nói: Lúa chín thì nhiều mà thợ gặt
thì ít, sẽ nhắc nhở chúng ta phải trở nên là
những thợ gặt trên cánh đồng nhân loại, và
trở nên ngư phủ trên đại
dương trần thế.
Tuy
nhiên, như chúng ta đã nói, có nhiều phương thế
để góp phần vào công cuộc trọng đại
này, chẳng hạn cầu nguyện và rao giảng như
các tông đồ, các vị thừa sai, sống đức
tin và đức ái phục vụ như Mẹ Têrêsa Calcutta.
Thực vậy, tục ngữ cũng đã bảo: Lời
nói như gió lung lay việc làm như tay
lôi kéo. Chính đời sống gương mẫu của
chúng ta mới là một bài giảng hùng hồn nhất có
sức lôi cuốn và hấp dẫn người khác
đến cùng Chúa. Chính nhờ những
việc làm cụ thể trong khi dấn thân để
phục vụ, chúng ta sẽ trở nên là những chứng
nhân sống động cho Đức Kitô.
Để
kết luận, chúng ta hãy ghi nhớ lời nói sau đây
của Đức Phaolô VI: Con người thời
đại thích lắng nghe các nhân chứng hơn là
những nhà giảng thuyết. Và nếu
họ có nghe những nhà giảng thuyết chỉ vì
những nhà giảng thuyết này đã là những chứng
nhân.
|