Ý nghĩa của sự đau khổ - Lm Hồng Phúc
"Vì Ngài trải
qua thử thách"
Các bài phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta đào
sâu ý nghĩa sự đau khổ trong chương trình cứu chuộc. Bốn câu
thi văn của Isaia về người Tôi tớ đau
khổ là chóp đỉnh của Cựu ước, là mạc khải ý nghĩa của sự đau khổ. Trước
đây, người ta quan niệm
sự đau khổ là hình
phạt do tội lỗi. Đành rằng người phạm đến Thiên Chúa thì
đáng lãnh nhận một hình phạt, nhưng rồi cả những ngươì trong trắng, các trẻ em vô
tội và người công chính, các vị
tử đạo cũng phải đau khổ. Người
ta đi đến quan niệm rằng người công chính đau khổ có thể
chuộc thay tội lỗi của người khác. Người Tôi tớ của Thiên Chúa chính là
Chúa Giêsu đến, dùng sự đau khổ để cứu chuộc nhân loại.
Thánh Thư
Hêbrêô gọi Chúa Giêsu là
vị Thượng tế, "vì Ngài trải qua thử thách bằng đau khổ, thì Ngài có thể
đáp ứng những ai chịu chử thách" (Hêb. 2,17). Ngài cũng
là người anh em của
chúng ta, vì Ngài cũng
chia sẻ sự yếu hèn của chúng
ta, khi nhận
lãnh sự cám dỗ trên
núi, khi lo buồn hấp hối trong vườn Cây Dầu: "Xác thịt thì yếu đuối"
(Mt 26,41); "Nhưng
nếu chén này không thể
qua đi được
mà con phải uống thì xin theo ý Cha" (c. 42). Với lời Fiat của Chúa Kitô, chúng
ta có thể
hiệp thông sự đau khổ của chúng ta làm
giá cứu chuộc với Chúa vậy.
Phúc âm
kể lại việc can thiệp của hai con của ông Giêbêđê,
muốn được
ngồi bên hữu và bên
tả Thầy trong vinh quang.
Việc
đó đã gây bất bình
cho các Tông
đồ khác. Chúa Giêsu dùng dịp
này để giải thích điều kiện làm lớn trong
Nước Trời.
Không có vấn đề nào lớn lao cho bằng
vấn đề đau khổ. Vì sao đau khổ?
Đây là câu trả lời
của Chúa: Đau khổ là để phục vụ, một việc phục vụ công hiệu hơn cả. Cha Maximilien Kolbe đã
hy sinh để
cứu một người bạn tù khỏi chết
phần xác thì Chúa Giêsu
đã chết cho mọi người
để họ được sống đời đời.
Ngài nói: "Con người đến không phải để được
phục vụ nhưng là để
phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu
chuộc cho nhiều người".
Phục
vụ là cứu thoát, là dấn thân.
Vì thế, trước ngày đi chịu nạn, Chúa
đã quì dưới dân các Môn đệ,
rửa chân cho họ và
phán: "Chúng con hãy thương yêu nhau như
Thầy đã thương yêu chúng con. Thầy ở giữa chúng con như một người tôi tớ".
Như vậy, chúng ta mới hiểu
vai trò của
quyền bính trong Giáo Hội. Quyền bính
được trao cho ai là
để người
đó giúp đỡ anh em có phương
tiện phát triển, là để phục vụ kẻ khác chứ không phải để cho mình tiến thân. Người nắm quyền
bính tối thượng trong Giáo hội là người "đầy tớ trên mọi đầy tớ", servus servorum. Ngày này, không
ai lại không biết Mẹ Têrêxa, thành Calcutta, một nữ tu Bác
ái, áo trắng
viền xanh, lặn lội với các chị
em cùng dòng,
để cứu giúp những người hấp hối nằm la liệt bên vỉa hè thành
phố Calcutta, Ấn
độ, để
"cho họ được hưởng
những giây phút hấp hối cuối đời xứng là một con người, trước
khi chết". Trước đây, có một vị
Sư Phật Giáo nói với
Mẹ: "Tôi biết và yêu
mến Đức Kitô lắm. Nhưng tôi ghét Hội
thánh của Ngài. Nếu các chị làm điều các chị nói,
có lẽ chúng tôi có
thể gặp gỡ Hội thánh của Đức Kitô".
Sau một năm làm việc
với Mẹ, vị sư phát biểu: "Tôi đã quan
sát. Bây giờ tôi thực sự tin các chị chỉ
làm việc để phục vụ người nghèo và xấu
số nhất.
Chúng tôi sẽ dâng
cho các chị
một ngôi nhà trong khuôn
viên Chùa chúng tôi để
làm bệnh xá miễn phí".
Phục vụ người nghèo là phương
cách làm cho kẻ khác
biết Chúa và thương mến Giáo hội.
|