Thế
giới đảo ngược – Achille Degeest.
(Trích
trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’).
Vài
ghi nhận chi tiết trước khi đi vào một khía
cạnh sâu sắc của bài Phúc Âm Giacôbê và Gioan là con ông
Zêbêđê và bà Salômê, bà này có họ xa với Chúa Giêsu. Theo một tục lệ phương đông và
đặc quyền huyết tộc, hai anh em có lẽ cho
việc cầu cạnh những chỗ trên trước là
thường tình vì tất cả tộc họ đều
được dự phần vào sự làm nên người
trong họ. Mặt khác, ta ghi lại câu đáp của
hai anh em trả lời Chúa: Thưa được. Tầm mức của câu đáp đi tới
đâu? Có thể họ nghĩ tới
sự thiết lập vương quốc mà toàn dân mong
đợi, sẽ không tránh được khó khăn và hai
anh em tuyên bố sẵn lòng đương đầu.
Dường như họ không ý thức
được thực tại sau này của Thập Giá.
Trong Kinh Thánh, có những đoạn lấy chén uống làm
biểu tượng cho niềm vui, trong những
đoạn khác làm biểu tượng cho cay đắng,
ở đây Chúa theo nghĩa chén uống chỉ sự cay
đắng, và phép rửa Người nói đến trong
đoạn này có nghĩa tương tự với câu chúng
ta thường nói ngày này: ‘Bị dìm sâu trong thống
khổ’.
1) Chén Ta
phải uống... thanh tẩy ta chịu. Chúa dùng những từ
ngữ mà mãi sau cuộc Khổ nạn và Phục sinh các môn
đệ mới hiểu, để loan báo rằng số
mệnh dưới thế của người không phù
hợp với khái niệm của các môn đệ.
Họ bám chắc lấy phương án
trù hoạch, một vương quốc thế gian mà Chúa
sẽ là Vua. Khó khăn lắm Chúa mới
đảo ngược não trạng đó và chuyển
đổi hy vọng của các môn đệ từ tầm
mức tham vọng trần tục, đến thực
tại công cuộc cứu rỗi. Cũng
giống nhiều đoạn Phúc Âm khác, câu hỏi của
Chúa chất vấn chúng ta ngày nay. Cuộc
phấn đấu nói trong Phúc Âm, chúng ta quan niệm nó
như thế nào? Mục tiêu chúng ta là gì?
Giả sử nhân danh lý tưởng quảng
đại của một nhân loại tốt đang
sống, chúng ta phấn đấu cho một ý thức
hệ trong đó Phúc Âm chỉ là một sự đóng góp
trong giả thuyết ấy, chúng ta sẽ chỉ mưu tìm
chiến thắng cho những tư tưởng của
chúng ta. Trên hình diện này, ở ngoài Phúc
Âm cũng có những chủ nghĩa độ thế có
độ lượng nhưng là thứ độ
lượng cuồng tín. Lời kêu
gọi trước tiên và đặc thù của Phúc Âm
thuộc một trật tự khác, Phúc Âm mời chúng ta tham
dự thanh tẩy và chén đắng của Chúa Giêsu.
2) Ai
muốn làm lớn trong các ngươi, thì hãy hầu hạ
các ngươi. Chúa
cố tháo gỡ một thứ xác tín theo
bản năng ra khỏi đầu óc các môn đệ,
thứ xác tín này khiến người ta nghĩ rằng
điều quan trọng là tổ chức thế giới
hiện đại theo những lời phán hứa của
Thiên Chúa, được họ hiểu theo hướng nghĩ
vật chất. Trong thế giới ấy,
dịch vụ ‘tốt’ là chiếm lấy những chỗ
tốt nhất. Vậy mà Nước
Trời có những quy luật khác. Trước
khi chính mình làm gương phục vụ hoàn toàn, Chúa cố
giác ngộ các môn đệ cho họ ý thức
được sự đòi hỏi đó. Chúa làm họ ngẩn ngơ, họ không hiểu
Chúa muốn nói gì, nhưng sau này, họ sẽ hiểu và
không quên bài học đó. Sau cuộc khổ nạn và
Phục Sinh, họ sẽ phát hiện rằng: Tâm
điểm của sự đòi hỏi phục vụ chính
là tình yêu. Chúa tự hiến, vì tình yêu cho Cha
Người, từ Chúa Cha phát xuất tình yêu của Chúa
đối với loài người. Tình yêu
thương của chúng ta đối với anh em nhân
loại có đích thật vững vàng, bền bỉ,
độ lượng, rộng lớn, sẵn sàng phục
vụ là tùy thuộc ở mức độ chúng ta bị
thâu tóm bởi tình yêu của Đức Kitô.
|