Bài học về sự phục
vụ
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXIX
- B
(Mc
10, 35 – 45)
Chạy đua tranh giành quyền lực, địa vị là
điều thường thấy trong thế gian ở mọi nơi
mọi thời. Đó đây luôn có người
tìm mọi cách để có được địa vị hay nắm
được quyền hành trong xã hội, từ nhà nước,
đến quyền lực của quân vương, lãnh chúa phong
kiến, tới quyền lực của quốc hội, các
đảng phái và của các tổ chức khác. Để đạt
được mục tiêu, người ta sẵn sàng dùng mọi phương
tiện, kể cả những phương tiện xấu
nhất. Các môn đệ Chúa cũng không nằm ngoại cái
đời thường ấy. Họ ước muốn ngồi trong hàng
lãnh đạo cao nhất trong vương quốc vinh quang
của Chúa Giêsu nghĩa là, khi Chúa Giêsu chiến thắng quân
La mã, tái lập Vương quốc Israel. Lời họ cầu
xin với đầy vẻ tự tin cho thấy họ theo
đuổi cái hoàn toàn trần thế về đấng Messia.
Sau khi Chúa Giêsu loan báo cuộc Khổ nạn lần
thứ nhất (x. Mc 8, 31-33) rồi lần thứ hai (x. Mc
9, 30-32), bài học về tư cách của người đứng
đầu Chúa dành cho các môn đệ (x. Mc 9, 35-37), cách sử
dụng danh Chúa trong cộng đoàn tín hữu dù là môn đệ hay
không (x. Mc 9, 38-40); phần thưởng dành cho những ai
sống xứng với danh Kitô hữu của mình (x.
Mc 9,41); và đương nhiên kẻ làm cớ vấp phạm cho
người khác, nhất là trẻ em sẽ bị trừng
phạt thích đáng (9,42), Chúa Giêsu loan báo tiếp cuộc thương
khó lần thứ ba (x. Mc 10,32-34). Hôm nay, Chúa Giêsu cho các ông một
bài học dài về tư cách của người làm lớn,
người có quyền và nhấn mạnh đến sự
phục vụ cần phải có đối với các môn
đệ Chúa.
Chúng ta
tiếp tục cùng với các môn đệ đi theo Chúa Giêsu lên
Giêrusalem, và chuyện "ai là
người lớn nhất" trong họ vẫn đang được bàn tán, cho dù Chúa Giêsu nói cho họ
biết là trong số họ, người lớn nhất là
người sẵn sàng làm "tôi
tớ cho anh em". Bài học đắt giá như thế, các
ông chưa thuộc lòng, tâm trí các ông vẫn không thay
đổi là bao, chính vì lẽ ấy mà dọc đàng các ông
vẫn còn tham danh vọng, quyền hành và địa
vị dẫn đến cuộc cãi vã dọc
đường (x. Mc 9, 34), tệ hơn nữa Giacôbê và Gioan đến
xin Chúa Giêsu cho được một ngồi bên tả, một
ngồi bên hữu Thầy (x. Mc 10, 35). Thầy vừa loan
báo cuộc thương khó lần thứ ba xong thì Giacôbê và ông
Gioan lại nghĩ đến ánh vinh quang đang đợi chờ
Giêrusalem với Chúa Giêsu. Hai ông hẳn đã thống
nhất với nhau giữ lại cho mình những
vị thế quyền cao chức trọng, là sẽ
được ngồi chỗ danh dự sau này.
Câu
trả lời của Chúa Giêsu thật mạnh mẽ :
"Ai trong các con muốn làm
lớn nhất thì hãy tự làm đầy tớ anh
em" (Mc 10, ); Và Người nói tiếp : "Cũng vậy, Con Người
đến không phải để được người ta hầu
hạ, nhưng để hầu hạ và hiến mạng sống
cho nhiều người" (Mc 10, 45). Chúng ta không trách hai
ông, bởi trên đường đi với Chúa Giêsu, hai ông đã
thấy tận mắt Chúa làm nhiều phép lạ và lôi
cuốn dân chúng. Hai ông nghĩ rằng khi lên Giêrusalem, Chúa
Giêsu sẽ được tôn vinh là vua, việc ngồi bên hữu
bên tả trên ngai vinh quang, quyền thế là có thể.
Chắc các ông không nghĩ đến một quền lực nào
có thể lật đổ được Chúa Giêsu và đưa Người
đến cái chết. Điều Giacôbê và Gioan nài van làm Chúa Giêsu có
dịp một lần nữa nhấn mạnh : ai muốn
theo Người thì sẽ làm "nô lệ cho tất cả" (Mc 10,44). Hình
ảnh Chúa Giêsu dùng để minh hoạ cho giáo huấn của
Người thật rõ ràng. Cũng như Con Người tự
nguyện làm nô lệ cho mọi người, như khi quì
xuống rửa chân cho các môn đệ (Ga 13,1-17), và chết
bằng khổ hình thập giá dành cho các nô lệ, người
kitô hữu bắt chước Chúa Giêsu cũng phải trở
nên người phục vụ anh em.
Lời
Chúa Giêsu giúp chúng ta hiểu rằng, Nước Thiên Chúa không
thuộc về thế gian này, chỉ gồm những người
tranh giành quyền lực bằng bất cứ phương
tiện nào, hay những kẻ tìm mọi cơ hội
để lợi dụng. Trái lại, trong Giáo hội,
quyền hành là để phục vụ. Chính Người nói
với chúng ta : "Con Người
cũng không đến để được phục vụ, nhưng
để phục vụ và ban sự sống làm giá cứu
chuộc cho mọi người" (Mc 10,45).
Hôm nay,
chúng ta nhớ đến tất cả các linh mục, nam
nữ tu sĩ và những người dấn thân loan báo Tin Mừng.
Nhiều người đang phải đối đầu với đau
khổ, bao lực, bách hại, diệt chủng, đói kém.
Tất cả chúng ta làm nên một Giáo hội. Trong chính thân
thể Chúa Kitô, khi một chi thể đau đớn thì toàn
thân đều mang lấy hậu quả. Sứ mạng
của Giáo Hội trước tiên là phục vụ, vì
thế Giáo hội mời gọi mỗi người chúng ta
hãy dấn thân hơn nữa trong việc cầu nguyện,
chia sẻ và loan báo Đức Giêsu Kitô. Amen.
Lm.
Antôn Nguyễn Văn Độ
|