VĨNH CỬU VÀ TẠM THỜI
Suy
niệm Tin Mừng Chúa nhật XXVIII - B
(Mc 10,
17 – 30)
Thế giới ngày hôm nay
có đầy sự hấp dẫn, khiến người ta thích
những gì là tạm bợ, và không thích những
gì là bền vững.
Trong cuộc gặp
gỡ các chủng sinh, khấn sinh và tập sinh tại
hội trường Phaolô VI, Đức Thánh Cha Phanxicô kể, ngài
đã nghe một chủng sinh, một chủng sinh tốt
lành nói rằng anh muốn phục vụ Đức Kitô, nhưng
chỉ 10 năm thôi, và rồi anh sẽ nghĩ đến việc
bắt đầu một cuộc sống khác... và ngài kết
luận, thật nguy hiểm! Tuy tạm thời, nhưng
điều này thật nguy hiểm bởi vì ta không đánh
cược đời mình một lần cho tất cả.
Tôi kết hôn chừng nào còn yêu; tôi sẽ là một
nữ tu nhưng chỉ trong một "thời gian
ngắn" thôi, trong "một khoảng thời gian nào
đó" và tôi sẽ tính tiếp, tôi không biết câu chuyện
sẽ kết thúc thế nào. Thế này thì không
phải với Đức Giêsu! Đúng là cái thứ văn hóa tạm
thời, nó không làm cho chúng ta nên tốt đẹp: bởi
vì đưa ra một lựa chọn dứt khoát ngày nay
thật là khó. Chúng ta là những nạn nhân của nền
văn hóa tạm thời này.
Cái tạm thời đã
cản trở chàng thanh niên
Chành thanh niên trong Tin
Mừng là ai? Là con nhà giàu có. Nói theo ngôn ngữ ngày hôm nay
thì anh ta là một thiếu gia. Nhưng một thiếu gia
có lối sống gương mẫu, không bồ bịch lăng nhăng,
không đua đòi ăn diện. Anh rất thành tâm thiện chí
tuân giữ cả Mười Giới Răn một cách nghiêm túc
từ thủa nhỏ, không ai chê trách được điều
gì. Tắt một lời, anh là người hết
sức gương mẫu trong việc chu toàn các đòi hỏi
của Mười Điều Răn.
Hơn thế nữa, anh
còn là một người nhiệt huyết và cầu
tiến, không bằng lòng với cuộc sống
hiện tại, nên anh thao thức đi tìm kiếm con
đường trọn lành, để hoàn thiện. Chính vì
những đức tính đó mà anh được Chúa Giêsu đem lòng
thương mến. Người còn muốn mời gọi anh
tiến xa thêm một bước nữa trên đường hoàn
thiện. Đó là đem bán tất cả của cải là cái
tạm thời và đem bố thí cho người nghèo để
được kho tàng trên trời là cái vĩnh cửu, rồi
đến theo Chúa Giêsu làm môn đệ của Người. Tin
Mừng cho biết: "Anh sù nét mặt và buồn
rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải" (Mc
10,22). Vậy là, cái tạm thời đã rào cản
anh.
Vượt qua rào cản
Chàng thanh niên trong Tin Mừng
hôm nay thật tuyệt vời. Nếu xưa nay người ta
cứ tưởng có một đời sống luân lý hoàn
hảo đã đủ bảo đảm về mặt đạo
đức, tiền bạc dư thừa bảo đảm về
mặt vật chất, thì anh vẫn mang trong mình
khát vọng sống đời đời cho dù anh đã thủ
đắc trong tay toàn bộ những thứ đó.
Để biến khát
vọng thành hiện thực, anh đã tìm đến
với Đức Giêsu là Đấng mà anh gọi là nhân lành.
Đức Giêsu đã chỉ cho anh : "Hãy đi bán
tất cả gia tài, đem bố thí cho người khó khó"
(Mc 10,17). Bán sạch tài sản mà cha mẹ anh và chính anh
đã vất vả tích lũy một đời bằng
mồ hôi nước mắt; đã thế, còn đem bố
thì hết cho người nghèo, còn mình trở
nên trắng tay mà có sự sống đời đời
sao ?Một lời mời gọi mới khó làm sao!
Đây là một rào cản anh
phải vượt qua, trở nên nghèo vì người nghèo.
Vì chính lúc nghèo như thế, "anh có một kho báu trên
trời" (Mc 10, 21). Kho báu đó đang hiện diện ngay
trước mặt anh. Thế nên, Đức Giêsu mới nói :
"Rồi đến theo Ta" (Mc 10,21). Đức Giêsu là
một giá trị vượt trên tất cả những của
cải trần gian, vì Người là "sức
mạnh và sự không ngoan của Thiên Chúa" (1Cr 1,24).
"Trong Người có cất giấu một kho tàng của
sự khôn ngoan và hiểu biết" (Cl 2, 3). Gia tài
của chàng thanh niên có là gì so với Đức Khôn
Ngoan ? Nếu biết Đức Giêsu là Đức Khôn Ngoan
hiện thân, có lẽ anh sẽ nói như tác giả sách Khôn
Ngoan : "Đem so sánh sự giầu sang với sự
không ngoan, tôi kể sự giầu sang như không" (Kn 7,
8). Chàng thanh niên chưa vượt qua được rào cản về tài
sản, nên anh mới kinh ngạc về đề nghị và
lời mời gọi của Đức Giêsu.Nguyên nhân khiến
anh chấp nhận mãi mãi “thiếu một
điều”,là do chính của cải, tài sản mà anh đang có.
Chọn chung kết
Chàng thanh niên giàu có không
muốn bỏ cái tạm bợ là sự giàu sang để đi
theo Chúa Giêsu, sự giàu sang và của cải là một
cản trở làm cho hành trình tiến về nước
Thiên Chúa trở nên khó khăn. Chính Chúa tuyên bố : "Những
người giầu có vào nước Thiên Chúa khó biết bao"
(Mc 10, 23). Chúa biết khó, nhưng Người vẫn mời
gọi chúng ta từ bỏ, vì Nước Trời có giá
trị lớn lao, đòi hỏi con người phải
trả giá. Vì chưng giữ đạo không chỉ dừng
lại ở chỗ ăn ngay ở lành, chu toàn các đòi
hỏi của luân lý, không làm điều xấu…mà quan
trọng hơn, đó còn là tin nhận và dấn bước theo
một con người, người đó là Đức Giêsu Kitô. Nói khác đi,
sự hoàn thiện theo Tin Mừng hệ tại ở
điều này: bước theo Chúa Kitô để làm môn đệ của
Người.
Thực ra, tiền
bạc không phải là một sự dữ. "Có
của" không đương nhiên là xấu, thái độ khi "có
của" mới xác định giá trị con người.
Giáo hội từng có những vị thánh xuất thân từ
ngai vàng như vua Louis nước Pháp, vua Stêphan nước Hungari.
Giữa đống tiền của, họ vẫn lắng nghe
tiếng Chúa và dấn thân cho người nghèo.
Của cái là phúc lành
của Thiên Chúa như sách Châm ngôn viết : "Chính
phúc lành của Đức Chúa cho ta được giầu sang"
(Cn10, 22) ; "Chúa bắt phải nghèo và cho giầu có"
(1Sm 2,7). Người giầu cũng không bị kết án
vì có nhiều tiền của. Chính Đức Giêsu cũng
giao du với những người giầu sang quyền quí như
Giakêu, Nicôđêmô, Matthêu v.v…
Như vậy, tiền
bạc và sự giầu sang không phải là đối tượng
nguyền rủa. Đức Giêsu muốn chúng ta dùng nó làm bàn
đạp để bước lên bậc hoàn thiện chiếm
được nước trời có Chúa làm gia nghiệp đời ta.
Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
|