Bước theo
Chúa trong khiêm hạ
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXV
- B
(Mc 9, 30 – 37)
Sau khi
biến hình, Chúa Giêsu cùng với các môn đệ từ
trên núi xuống tiến về Giêrusalem để sống
Lễ Vượt Qua cái chết và sự phục sinh của
Người. Trước thảm kịch đau thương đang chờ
đợi và iết trước cái chết ở Giêrusalem,
đối với các môn đệ, niềm tin cần phải
được Chúa củng cổ, Người loan báo cuộc thương
khó lần thứ hai cho các ông, nhưng Người nhấn
mạnh hơn đến sự đánh bại thần chết vào
sống lại vinh quang.
Nhưng các môn đệ nào đâu có hiều,
dọc đường tới ở Capharnaum họ vẫn tranh
luận với nhau xem ai là người lớn nhất. Câu
trả lời của Đấng Cứu Thế từ đó
đến nay vẫn làm chúng ta ngạc nhiên : "Ai đón nhận
một trong những trẻ nhỏ như thế này vì
danh Thầy, tức là đón tiếp chính mình Thầy. Và
ai đón tiếp Thầy, thực ra không phải đón tiếp
Thầy, nhưng là đón tiếp Đấng đã sai Thầy" (Mc 9,37). Như thế kẻ
lớn nhất sẽ là người phục vụ mọi
người và Nước Thiên Chúa dành cho những ai đón nhận
các trẻ nhỏ.
Đoạn
Tin Mừng này không phải hai phần khác biệt :
phần thứ nhất Chúa Giêsu loan báo về cuộc
khổ nạn, phần thứ hai Chúa giáo huấn các môn
đệ. Đây chỉ là một diễn từ chúng ta có
thể gọi là : "Thập giá của Chúa Giêsu và
hậu quả của các môn đệ". Trở thành
đầy tớ, đón tiếp trẻ nhỏ nhân danh Chúa Giêsu
là hai hành động mà Chúa Giêsu, nhẹ nhàng nhưng cương quyết
dạy các môn đệ phải "thi hành" cùng lúc. Thi hành
để bắt chước Chúa Kitô, theo Chúa đến chân Thập
giá, và như Chúa, trở nên tôi tớ phục vụ mọi
người, "Ai muốn làm
lớn nhất, thì hãy tự làm người
rốt hết và làm đầy tớ mọi người
"(Mc 9, 35).
Từ
ngày Con Thiên Chúa nhập thể bước vào lịch sử
loài người sau một chặng đường dài, từ cái nôi
Belem để "cái nôi" trên đồi Calvariô ở
Giêrusalem, đỉnh cao là (cây Thập giá). Những tiêu chí
để đánh giá giá trị và nhân phẩm của con người
hoàn toàn đảo lộn : phẩm giá của một
người không tùy thuộc vào vị trí người ấy đang
có, hay chức vụ người ấy thi hành... Sự vĩ
đại của con người không lệ thuộc vào cái làm
cho người ta quan trọng, nhưng dựa trên sự phục
vụ người ấy làm đối với Thiên Chúa và tha nhân
để tỏ bày vinh quang, sự tốt lành và tình yêu
của Chúa.
Đón
nhận là một phương tiện làm thi hành việc phục
vụ này. Thánh sử Marcô dùng động từ " đón
nhận " vào những dịp khác nhau với cách
thức khác nhau, nhưng tất cả đều qui về
một mối. Thánh sử nói với chúng ta về thái
độ đón nhận Lời Chúa (x. Mc 4,20), đón nhậ Nước
Thiên Chúa (x. Mc 10,15). Đón nhận có nghĩa là lắng nghe,
sẵn sàng, đón nhận Đấng Vô Cùng trở thành Hài Nhi,
đón nhận các trẻ nhỏ còn trong nôi, phản ánh
của trời cao.
Đem
một em bé đặt giữa các môn đệ, ôm nó, Chúa Giêsu
dạy các ông một bài học. Đứa trẻ Chúa ôm
lấy là chính Người, vì Người là dấu chỉ
Chúa Cha sai đến. Trẻ em là dấu chỉ lòng
trắc ẩn của Thiên Chúa và sự vâng phục
đầy tình con thảo đối với Con Một Chúa
đã trở nên bé nhỏ vì yêu thương và chịu đóng
đinh trong sự vâng phục giữa những kẻ gian ác.
Hài Nhi ấy đến từ Thiên Chúa ; những lời
sau đây của Chúa Giêsu : ( "Ai đón nhận
một trong những trẻ nhỏ như thế này vì
danh Thầy, tức là đón tiếp chính mình Thầy. Và
ai đón tiếp Thầy, thực ra không phải đón tiếp
Thầy, nhưng là đón tiếp Đấng đã sai Thầy "Mc
9,37) thật rõ ràng : đứa trẻ đặt giữa
các ông là hình ảnh của Chúa Kitô, đồng thời
cũng là hình ảnh của người kitô hữu, hơn
nữa là hình ảnh của chính Thiên Chúa. Đón nhận
trẻ nhỏ nhân danh Chúa Kitô là đón nhận mầu
nhiệm của Thiên Chúa.
Tin
Mừng hôm nay là một bài giáo lý nhấn mạnh
đến nhân tính của Con Thiên Chúa: Chúa Giêsu là Con của
loài người. Đó là lý do tại sao cái chết và sự
phục sinh của Chúa là những điều cụ thể,
có thật. Chúa không trách các môn đệ nhưng giải thích cho
các ông về cách thức của người đứng đầu:
đón nhận trẻ nhỏ là đón nhận chính Chúa và Chúa Cha
(x. Mc 9,37).
Các môn
đệ phải khó khăn lắm mới hiểu rằng
bước theo Chúa Giêsu đồng nghĩa với việc
từ bỏ mình vác thập giá mình mà bước,
nên họ sợ. Chúng ta cũng thế, chúng ta sợ
hiểu, không phải chúng ta không hiểu, nhưng vì chúng
ta không muốn hiểu. Em bé được đặt giữa các môn
đệ là dấu chỉ nhiệm mầu tự hủy
của một vì Thiên Chúa nộp mình cho con
người. Nghĩa cử đón nhận "trẻ
nhỏ" chứng thực lòng mộ mến
Đấng Vô Cùng đã trở nên Hài Nhi bé nhỏ cho chúng ta
và vì chúng ta.
Trong
cuộc Thương Khó chúng ta thấy có lòng thương xót. Không có
tình yêu nào cao cả và lớn lao hơn là trở nên
nhỏ bé và trao dâng chính mình vì bạn hữu,
bước lên thập giá và tự hào, như thánh Tông Đồ Phaolô
khao khát : "Ước chi tôi
chẳng hãnh diện về điều gì ngoài
thập giá của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta "(Gal
6,14). Nhưng khi nói đến thập giá, nó không chỉ là hai
miếng gỗ, nhưng là toàn thể loài người. Chúng ta là
thập giá của Chúa Giêsu, vì khi dang tay ra, con
người được coi như là hình hài của cây thập.
Trong thực tế, đó là tất cả tình yêu mà Chúa
Giêsu đã chấp nhận khi đến với chúng ta, mang
vào thân cho đủ mức để sinh ơn cứu độ đời
đời cho chúng ta.
Vì
thế, việc theo Chúa luôn đòi con người phải có
sự hoán cải sâu xa, thay đổi lối sống và suy
nghĩ, mở rộng con tim để lắng nghe và biến
đổi nội tâm. Nơi Thiên Chúa không có sự kiêu
ngạo, chỉ có yêu thương và ban sự sống. Con
người tuy bé nhỏ, nhưng lại khao khát được coi là cao
cả, được chiếm chỗ nhất, trong khi Thiên Chúa
không do dự hạ mình xuống, trở nên người
rốt cùng.
Lạy
Mẹ Maria, chúng con tín thác khẩn cầu Mẹ là
Ðấng hoàn toàn sống hợp với Thiên Chúa, xin
dạy chúng con trung thành theo Chúa Giêsu trên con đường yêu
thương và khiêm hạ.
Lm. Antôn
Nguyễn Văn Độ
|