GIỚI
TRẺ PHI CHÂU
Năm 2015, giới
trẻ ở Phi châu là 226 triệu, chiếm
19% dân số toàn cầu. Liên Hiệp
Quốc quy định giới trẻ là những
người từ 15 tới 24 tuổi. Vào năm
2030, người ta ước tính giới trẻ
tại Phi châu sẽ tăng khoảng 42%. Dân
số Phi châu rất trẻ, với 60% có
độ tuổi dưới 25, trở thành
lục địa trẻ nhất thế giới,
liên quan việc bù đắp dân số.
10 quốc gia trẻ nhất theo độ tuổi
trung bình thuộc Phi châu, Niger đứng
đầu với độ tuổi trung bình
là 15,1.
Có sự
cạnh tranh trong các nhà phê bình và
các nhà phân tích về những gì
sự sự phân chia dân số này có
thể có ý nghĩa đối với các
quốc gia Phi châu; một số tin rằng, với
cách cai trị hiệu quả, kinh tế có
thể có lợi và phát triển đáng
kể, trong khi những người khác cho rằng
dân số trẻ hóa có thể dẫn
tới sự bất ổn và nội chiến.
Nghiên cứu
năm 2004 thấy rằng giới trẻ rất có
thể bạo động, và cũng có
thể trở thành nạn nhân trong tình
trạng bạo động. Giới trẻ Phi châu
trải nghiệm sự toàn cầu hóa về
văn hóa theo nhiều dạng khác nhau,
chẳng hạn về trang phục và âm
nhạc, trong đó có nhạc rap và
hip-hop. Vấn đề quan trọng khác đối
với giới trẻ Phi châu là sự ngăn
ngừa, điều trị và triệt tiêu
bệnh tật, đặc biệt về HIV/AIDS,
nguyên nhân chính gây tử vong trong
giới trẻ Phi châu.
Có sự
khủng hoảng vì thiếu cơ hội làm
việc cho những người có năng lực
tại Phi châu, khiến mỗi năm có
thêm khoảng 10–12 triệu người trẻ
không có việc làm. Việc phân
chia dân số tại Phi châu có khả
năng trở thành “trái bom hẹn
giờ” – như Ighobor tiên báo, hoặc
là nguy cơ đối với việc phát
triển kinh tế – như Quỹ Dân Số
Liên Hiệp Quốc đã nhận thấy.
Tại Phi châu,
tỷ lệ thất nghiệp cao, chiếm 30,6% ở
Bắc Phi, còn ở Phi châu dưới sa
mạc Sahara là 12.9% vào năm 2016. Mức
thất nghiệp trong giới trẻ dao động
từ 53,6% tại Swaziland và 52.3% tại Nam Phi,
tới 3,3% tại Rwanda vào năm 2016. Tuổi
lao động gia tăng, thế nên mức thất
nghiệp có thể tăng gấp ba so với
độ tuổi từ 25 trở lên, biểu
hiện xu hướng chống lại giới trẻ
ở khắp Phi châu.
Thiếu cơ
hội học nghề cũng góp phần gia
tăng nạn thất nghiệp. Ước tính
có 600.000 người Nam Phi tốt nghiệp có
thể tìm được việc làm phù
hợp. Nhiều quốc gia Phi châu đã
hành động để thúc đẩy
kỹ năng làm việc qua các chương
trình như Virtual African Higher Education Observatory,
tìm cách phát triển kỹ năng làm
việc trong giới sinh viên, và chương
trình National Youth Service tại Ghana.
Phụ nữ trẻ
chiếm tỷ lệ thất nghiệp cao hơn
nam giới tại các quốc gia Phi châu, có
thể do sự mất cân bằng giới tính
ở trường học, tại Swaziland chỉ
ngang với Phi châu. Tại Cộng Hòa Trung
Phi và Chad, chưa được một nửa
nữ sinh học cấp II trong năm 2012. Đó
là nền tảng “giết chết”
việc tuyển dụng chính thức đối
với nữ giới, khiến gia tăng xu hướng
phân biệt giới tính tại nơi làm
việc; các phụ nữ có khả năng
tương đương và có kinh nghiệm
mất cơ hội làm việc gấp năm
lần so với nam giới ở Kenya. Các vấn
đề khác làm ảnh hưởng công
việc của nữ giới gồm: kết hôn
sớm, giảm thời gian làm việc; luật
pháp và thói quen hạn chế sự
năng động của nữ giới.
Kinh tế không
chính thức gồm 75% công việc khác
(không phải là nông nghiệp) tại
Phi châu. Đây là mức cao hơn các
vùng khác, làm nản lòng các
tổ chức quốc tế như Ngân Hàng
Thế Giới và Hiệp Hội Lao Động
Quốc Tế, vì tình trạng không
chính thức được coi là “sự
phản ánh nạn thất nghiệp”, cũng
có thể là “nguồn khác gây
trì trệ kinh tế”. Việc tuyển
dụng không chính thức cũng có
thể làm tổn hại mức độ xã
hội, vì thiếu quy tắc chính thức,
hạn chế về sự an toàn xã hội,
điều kiện lao động và mức
lương.
Tại Phi châu,
70% cư dân đô thị là nạn
nhân của tội phạm, chủ yếu trong
thời bình, và giới trẻ rất dễ
phạm pháp, và là nạn nhân của
bạo lực. Tuy nhiên, thiếu các dữ
liệu đáng tin cậy nên ít biết
về những gì liên quan bạo lực
của giới trẻ tại Phi châu.
Cruise-O'Brien (1996)
mô tả giới trẻ Phi châu là “thế
hệ bị mất”, như ông tranh luận
rằng quá trình chuyển từ tuổi
trẻ tới tuổi trưởng thành đã
bị tắc nghẽn hoặc căng thẳng trong
tình trạng chờ đợi đối với
Honwana (2013). Cruise-O'Brien tin rằng điều này
do thiếu các tổ chức truyền thống,
những người không giữ lời hứa
về việc phát triển giới trẻ.
Peters (2012) cho rằng bạo lực được
nhiều người trẻ Phi châu coi là
có nhiều cơ hội chiêu hiền đãi
sĩ hơn là cứ duy trì hệ thống
phụ hệ, làm gia tăng tình trạng
cận biên, chẳng hạn tại Cameroon sau
khi giới thiệu chương trình Điều
Chỉnh Cấu Trúc vào năm 1987. Tuy
nhiên, rõ ràng không phải tất
cả người trẻ Phi châu đều bị
khủng hoảng, cần nghiên cứu thêm
về cách giới trẻ không liên quan
bạo lực làm cho kế sinh nhai của họ
nằm trong một hệ thống được
coi là đã làm cho họ thất vọng.
Có nhiều
côn đồ xuất hiện tại Phi châu.
Một ví dụ là Phong trào Giải
phóng Châu thổ Niger (MEND – Movement for
the Emancipation of the Niger Delta), những người đã
bắt cóc các công nhân dầu mỏ,
tấn công các mỏ dầu, phá các
ống dẫn dầu và chống lại quân
đội Nigeria.
Martha Carey (2008) mô
tả cách người trẻ ở Sierra Leone
đã cản trở khát vọng của
họ bằng các hội bí mật tùy
theo tuổi tác, các chính khách và
các hệ thống chính trị tham nhũng,
kinh tế suy thoái, chặt chân tay công
khai để chứng tỏ quyền lực.
Một số côn
đồ ở châu thổ Niger tại Nigeria
được các chính khách tài
trợ để ủng hộ họ trong thời
gian bầu cử, hoặc bảo vệ tài sản
riêng của họ. Các nhóm côn đồ
khác, như “Kuluna”, nhóm tội
phạm có tổ chức ở Kinshasa, Cộng
hòa Dân chủ Congo, đã thành lập
và nắm bắt cơ hội.
Moser và
McIlwaine (2014) cho biết rằng giới trẻ
thường liên quan các nhóm bạo
lực vì lý do kinh tế, nhưng cũng
tạo sự đồng nhất cho họ về
xã hội và kinh tế.
Khó xác
định giai đoạn xảy ra nghĩa là
có một số cơ cấu đa phương
trong sự bạo động tại Phi châu.
Năm 2006, Chương trình Phát triển
của Liên Hiệp Quốc đề nghị
rằng cần có ngay một cơ cấu tốt
để điều tra giới trẻ, xã hội
và khả năng quyết định của
họ.
Văn hóa
toàn cầu hóa có thể dễ thấy
hơn trong việc thay đổi bản chất
của mối quan hệ giữa giới trẻ thế
giới và sự đồng nhất. Dân
Phi châu khai hóa các thói quen về
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cá
nhân, cùng với các giá trị kết
hợp với văn hóa Tây phương.
Cơn lốc các xu hướng mới lạ
và hiện đại về thời trang, ý
tưởng và kỹ thuật tạo sức
thu hút mạnh. Giới trẻ nông thôn
cũng chạy theo các xu hướng mới
lạ.
Tự do hóa
là điều chính yếu trong việc
cung cấp cho giới trẻ Phi châu cách
tiếp cận nhạc rap, cho phép du nhập
các dịch vụ và hàng hóa ngoại
quốc, kể cả quần áo hip-hop, âm
nhạc và báo chí. Giữa thập
niên 1980, các câu lạc bộ ở
Accra chơi các loại nhạc rap Mỹ như
LL Cool J, Heavy D, Public Enemy, và cuối thập
niên 1990 có Tupac Shakur và Notorious B.I.G.
Giới trẻ ở
một số trung tâm nông thôn tại
Phi châu tiếp tục sáng tạo ngôn
ngữ riêng để tách mình khỏi
các thế hệ lớn tuổi hơn. Các
nghệ sĩ trẻ thường có các
kiểu nói mới lạ, và “tiếng
lóng Sheng” (kết hợp tiếng Swahili và
tiếng Anh). Ngôn ngữ Sheng có thể
là tạp ngữ hoặc phương ngữ,
xuất xứ từ giới nông dân ở
Nairobi, Kenya, và bị ảnh hưởng nhiều
ngôn ngữ khác ở đó. Mới
đầu là ngôn ngữ của giới
trẻ nông thôn, rồi lan truyền qua các
tầng lớp xã hội và tới các
vùng lân cận Tanzania và Uganda.
HIV/AIDS là
nguyên nhân chính gây tử vong trong
giới trẻ tại Phi châu, nhất là
phụ nữ trẻ dễ nhiễm HIV hơn nam
giới trẻ. Các bệnh khác, như lao
phổi và sốt rét, cũng là một
trong năm nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong trong giới trẻ Phi châu.
Tình trạng
nhiễm HIV/AIDS phổ biến trong giới trẻ
ở miệt dưới sa mạc Sahara tại Phi
châu biến đổi trong các quốc gia.
Năm 2009, 20 quốc gia tại Phi châu miệt
dưới sa mạc Sahara ước tính là
69% trong số các trường hợp lây
nhiễm mới trên thế giới, có
khoảng 4,3% phụ nữ và 1,5% nam giới
trong vùng sống chung với HIV. Tại Đông
Phi và Nam Phi, tỷ lệ là 11,9% nhiễm
HIV, độ tuổi từ 15 tới 24, trong đó
có 710.000 thanh niên Nam Phi phải sống
chung với HIV/AIDS.
Tại Tanzania, số
người trẻ nhiễm HIV chiếm 60% các
trường hợp lây nhiễm mới, 38% số
người trẻ thất nghiệp hoặc không
được đi học. Yamanis et al (2010) áp
dụng các phương pháp điều
trị để kiểm soát nguy cơ nhiễm
HIV trong giới trẻ ở thành thị tại
Tanzanian. Họ thấy rằng cách đó
có thể có lợi cho sức khỏe và
làm giảm nguy cơ lây nhiễm.
Nhiều chương
trình ngăn ngừa nhắm vào giới
trẻ vì họ được hỗ trợ
từ chương trình “Window of Hope”
(Cửa sổ Hy vọng) tại các quốc
gia Phi châu, nhưng nhiều chương trình
cũng nhắm vào phụ nữ. Faria (2008) đề
nghị rằng trong các chiến dịch thúc
đẩy việc kiêng cữ để ngăn
ngừa HIV, phụ nữ trẻ được coi
là có trách nhiệm, phải lưu ý
hoạt động tình dục, và nam giới
phải lưu ý các hành động
gây nguy cơ.
Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO) đã cố gắng
thúc đẩy vấn đề sức khỏe
tinh thần qua chương trình Mental Health Gap
Action Plan và Millennium Development Goals. Tại hầu
hết các nước thuộc vùng dưới
sa mạc Sahara tại Phi châu, không có
điều kiện để được điều
trị nên chứng tâm thần vẫn xảy
ra khắp vùng.
Theo Văn phòng
Điều tra Dân số Hoa Kỳ (với dữ
liệu quốc tế), xấp xỉ 241 triệu
người trong độ tuổi từ 15 tới
29 sống tại Phi châu vào năm 2010,
nghĩa là xấp xỉ 28% dân số của
lục địa này. Năm 2010, 63% dân số
Phi châu dưới độ tuổi 25.
Số trẻ em
và thanh niên tại Phi châu tăng nhanh.
Phi châu cũng có tỷ lệ tử vong
cao nhất ở trẻ em (tỷ lệ 1/6) và
suy dinh dưỡng (chiếm 36%) so với trẻ em
trên thế giới từ 5 tuổi trở
xuống. Số trẻ em được đến
trường chỉ chiếm 51%, độ tuổi
từ 6 tới 14. Tại miệt dưới sa mạc
Sahara ở Phi châu, có 3 trong 5 người
thất nghiệp là người trẻ (ILO
2006) và trung bình là 72% giới trẻ
sống với mức dưới 2 USD/ngày.
Ước tính
có 34 triệu trẻ em mồ côi vì
đại dịch HIV/AIDS, xung đột, bệnh
tật, và tình trạng suy dinh dưỡng.
Năm 2010, 15–25% trẻ em ở 12 quốc gia
thuộc Phi châu sẽ bị mồ côi. Do
ảnh hưởng của HIV/AIDS, tỷ lệ phát
triển hàng năm hiện nay chỉ ở mức
âm 2,0% GDP, và các gia đình nuôi
trẻ mồ côi giảm khoảng 33% (Uganda). Sự
nhận thức đã được nâng
cao trong giới trẻ, đó là điều
cần thiết cho việc phát triển lục
địa này.
Tháng Chín,
Giáo Hội muốn chúng ta cầu nguyện
cho môi trường và suy tôn Thánh
Giá. Tại Phi châu, môi trường là
vấn đề đáng quan ngại, và
đó cũng là thập giá mà họ
phải vác. Chúng ta được sống
trong môi trường tuy chưa thực sự
trong lành, nhưng chúng ta vẫn hơn dân
Phi châu nhiều. Do đó, trách nhiệm
và bổn phận của chúng ta là
phải tạ ơn Chúa và tha thiết cầu
nguyện cho dân Phi châu.
TRẦM THIÊN THU
(tổng hợp và chuyển ngữ)
[Bài
chủ đề báo ĐMHCG số 385, tháng
9-2018, DCCT xuất bản tại Hoa Kỳ]
|