Lương
thực
Trên một
chiếc thuyền buồm chở người di cư, có
một bà mẹ trẻ goá chồng, mang theo
một đứa con thơ còn đang bú sữa mẹ. Sau
khi đi được một tuần, thì một cơn
bão bất ngờ ập đến làm biển động
dữ dội, con thuyền bị sóng
đánh tơi tả và cột bườm bị gẫy.
Từ đó, con thuyền phải lênh đệnh trên
mặt biển trong nhiều ngày. Lương
thực trên tàu hầu như cạn kiệt. Nhiều người trên thuyền bị chết
đói và bị quăng xuống biển. Vào một
buổi sáng người ta phát hiện ra bà mẹ kia đã bị chêt đói, đang khi
đứa con bên cạnh vẫn còn sống. Thì ra bà này
trước khi chết đã dùng dao cắt đứt
đầu ngón tay út và cho con bú máu mình thay
cho dòng sữa.
Câu chuyện trên là hình ảnh tuyệt
hảo diễn tả tình thương của Chúa Giêsu khi
lập bí tích Thánh Thể. Ngài là Tấm Bánh được
ban cho loài người: Bánh là một thứ lương
thực có thể ăn được
và cho người ăn được sống. Bánh không sống cho mình, mà luôn sống vì
người khác và cho người khác. Chúa
Giêsu tự xưng mình là Bánh, nghĩa là Ngài tự huỷ
chính mình, hy sinh bản thân mình để cho loài người
được sống.
Rước Mình máu Chúa là đón nhận chính
sự sống của Chúa Giêsu: “Như Chúa Cha là Đấng
hằng sống đã sai Tôi, và Tôi sống nhờ Chúa Cha
thế nào, thì kẻ ăn Tôi, cũng sẽ nhờ Tôi mà
được sống như vậy”. Chính
khi rước lễ, là chúng ta được sống
nhờ Chúa Giêsu, sống trong Chúa Giêsu và sống cho Chúa Giêsu,
như cành nho chỉ sống được là nhờ hút
nhựa sống từ thân cây nho.
Để việc rước
lễ mang lại lợi ích thiêng liêng, thì không phải
chỉ cần có sự chuẩn bị trước, mà còn
phải gặp gỡ thân tình với Chúa sau khi đón
rước Ngài. Cần tránh thái độ lên
rước lễ do thói quen, do sự
thúc bách của hoàn cảnh, nên thiếu sự chuẩn
bị trước và thiếu đối thoại
đối thoại kết hiệp với Chúa sau khi
rước lễ. Ngày nay nhiều người rước
lễ, nhưng phần đông rước lễ cách khô
khan: Bỏ giây phút Thinh Lặng Thánh sau khi rước
lễ, vội vàng ra ngoài lấy xe
để còn lo chuyện làm ăn hay vui vẻ ăn
nhậu với bè bạn. Vì thế mà việc rước
lễ trở thành nhàm chán, một lễ nghi hình thức bên
ngoài: rước lễ chỉ là việc đi lên đón
nhận và ăn một tấm Bánh Thánh,
thay vì để được gặp Chúa Giêsu Thánh
Thể. Thật ít có vị khách quý nào lại bị chủ
nhà tiếp đón cách lạnh nhạt như Ngài! Vì thế,
dù siêng năng rước lễ, nhưng người tín
hữu vẫn không gặp được Chúa, không nhận
được sức sống thần linh của Ngài,
để được ơn biến đổi nên con
người mới. Vì vậy, sau nhiều năm theo đạo, chúng ta cảm thấy mình
vẫn chỉ là mình với những thói hư và tội
lỗi như cũ!
|