Khôn Ngoan Nhập
Thể và Bánh Hằng Sống
(Suy niệm của Đức ông James M.
Reinert - Đan Quang Tâm dịch)
Ba tuần trước, ta nghe đọc trình
thuật của Thánh Gioan về một trong những
dịp Đức Giêsu cho hàng ngàn người ăn
bằng mấy cái bánh và vài con cá. Như trong
các trình thuật khác, ta thấy rằng có một sự ê
hề dẫy tràn. Chẳng những
đủ cho người ta ăn – mà phần dư
thừa để lại cũng nhiều, ngay cả sau khi
ai nấy đều ăn no.
Từ sau ngày hôm nay trở
đi, ta sẽ nghe thêm một bài trích từ Chương
sáu Phúc âm Thánh Gioan. Đức Giêsu tiếp tục
đưa ra mối liên quan đến điều
Người hứa về “bánh hằng sống” và câu
truyện Cựu Ước về việc Thiên Chúa nuôi dân
Israel ăn trong sa mạc. Người bồi dưỡng
cuộc sống của họ nơi sa
mạc. Người bồi dưỡng
cuộc đời của họ về mặt thể lý và
Đức Giêsu sẽ bồi dưỡng chúng ta về
mặt tâm linh.
“Niềm hy vọng Kitô giáo đem lại
năng lượng lớn lao cho việc dấn thân trong
lĩnh vực xã hội vì niềm hy vọng này tạo ra
niềm tin vào khả năng xây dựng một thế
giới tốt đẹp hơn, mặc dù sẽ không bao
giờ có “một thiên đàng hạ giới”. Các Kitô hữu, đặc biệt là giáo dân,
được thôi thúc hành động sao cho “sức
mạnh của Tin Mừng chiếu soi trên đời
sống gia đình và xã hội hàng ngày của mình.
Họ hành xử với tư cách con cái của lời
hứa và vì vậy, mạnh mẽ trong niềm tin và hy
vọng, họ biết tận dụng thời buổi
hiện tại (x. Ep 5,16; Cl 4,5) và bền
chí chờ đợi vinh quang sẽ đến (x. Rm 8,25).
Vì vậy, họ đừng giấu kín niềm hy vọng
này tận nơi thâm sâu của lòng mình, nhưng hãy diễn
tả ra qua việc hoán cải không ngừng và qua việc
chiến đấu “chống lại những lực
lượng thống trị thế giới tối tăm
này, chống lại những thần linh quái ác chốn
trời cao” (Ep 6,12). Động
lực tôn giáo đàng sau sự dấn thân đó có thể
không được tất cả mọi người chia
sẻ, nhưng các xác tín luân lý nảy sinh từ
động lực ấy tạo thành một điểm
gặp gỡ giữa các Kitô hữu và tất cả
những người thành tâm thiện chí” (Sách Tóm
lược HTXHCG, 579).
Bài đọc Sách Cách ngôn
bảo ta rằng tất cả điều này nằm trong
kế hoạch của Thiên Chúa. Đối với tác
giả, khôn ngoan là một điều gì đó “cụ thể”,
một điều gì đó hữu hình, một điều
gì đó chiếm hữu – theo cùng phương cách ta cảm
thấy về quan hệ của ta với Thiên Chúa. Mọi thứ được chuẩn bị cho
ta – các lời mời đã được đưa ra.
Bài Đọc thứ nhất không bảo ta liệu lời
mời đến dự bữa tiệc này đã
được chấp nhận hay không và lời mời
ấy có thể thấy dễ dàng như một
điều gì đó mà nhân loại đã phấn đấu
qua các thời đại.
Đức Giêsu đã chuẩn bị loại
tiệc cưới đó và đưa ra cùng một lời
mời: chấp nhận tình yêu của Thiên Chúa, lắng nghe
lời Người, đặt niềm tin vào điều
bạn nghe, chia sẻ trong thân mình và máu của Người
và để cho Đức Giêsu lôi kéo bạn đến
với Người.
Kết quả? Như Thánh
Phao lô viết cho cộng đoàn Êphêxô: “Hãy biết tận
dụng thời buổi hiện tại… đừng
sống như kẻ khờ dại, nhưng hãy sống
như người khôn ngoan, hãy tìm hiểu đâu là ý Chúa”. Thánh
Phaolô yêu cầu các thành viên của cộng đoàn hãy sử
dụng các ơn đã được ban cho họ…
chấp nhận lời mời và lắng nghe, đặt
lòng tin vào lời của Thiên Chúa và hãy để cho
Đức Giêsu lôi kéo họ vào ơn cứu độ và
sự sống đời đời mà Người
hứa.
Rồi Thánh Phaolô thêm vào
quyền năng và công trình của Chúa Thánh Thần.
Người bảo cộng đoàn “hãy thấm nhuần
Thần Khí”. Chỉ qua việc sống
một đời sống yêu thương huynh đệ
trong cộng đoàn thì mới họ bỏ ngỏ cho
Thần Khí làm việc và nhờ thế mà họ mới
thờ phượng Thiên Chúa một cách chân thực.
Một lần nữa, với lời
nhắc nhở được Đức Giêsu ban cho ta vào
cuối bài đọc Phúc âm ngày hôm nay, ta thấy rằng
đây không những là một bộ phận trong kế
hoạch của Thiên Chúa dành cho con người nhưng các
quà tặng này cũng đã được đề
nghị qua các thời đại và bây giờ ta, một
lần nữa, được mời gọi, chấp
nhận, lời mời dự yến tiệc trên trời
của Thiên Chúa. Ta quả là một dân tộc của
niềm cậy trông.
|