NIỀM
XÁC TÍN
Đề
cập đức tin – một trong ba đức
đối thần, Thánh LM TS Tôma Aquinô
(1225-1274) phân tích: “Mặc
dù cái nhìn chúng ta bị giới
hạn và mờ nhạt về những sự
rất linh thánh, nhưng chỉ thoáng thấy
những sự ấy cũng đã là hoan
lạc lắm rồi. Có ba điều cần
thiết cho phần rỗi con người: hiểu
biết điều nào PHẢI TIN; hiểu biết
điều nào PHẢI ƯỚC AO; và
hiểu biết điều nào PHẢI THỰC
HIỆN. Có những điều ta phải nắm
giữ bằng ĐỨC TIN, nhưng lý trí
vẫn có thể tìm hiểu; nhờ đó,
mọi người đều có thể chia sẻ
tri thức về Thiên Chúa một cách
dễ dàng, không hoài nghi và lầm
lạc”.
Cũng
liên quan đức tin, Chân phước LM
Charles Eugène de Foucauld (1858-1916) cho biết: “Giây
phút tôi nhận biết Thiên Chúa
hiện hữu, tôi biết tôi không thể
làm gì khác hơn ngoài việc
sống cho một mình Người. ĐỨC
TIN tước lột mặt nạ khỏi thế
giới này và tỏ ra Thiên Chúa
trong mọi sự. ĐỨC TIN làm cho không
còn sự gì là không thể, làm
cho những từ ngữ như lo lắng, nguy hiểm
và sợ hãi trở nên vô nghĩa.
Nhờ đó, tín hữu sống cuộc
đời yên hàn thanh thản, với một
niềm tin sâu xa – như một con trẻ
được mẹ cầm tay”.
Đặc
biệt là Thánh GH Gioan XXIII (1881-1963) đã
từng nhắn nhủ riêng với Giáo Hội
Việt Nam: “Xin
mượn lời Thánh Phaolô để
nhắn nhủ rằng: ‘Các con hãy
tỉnh thức, hãy vững vàng trong đức
tin, hãy can trường và mạnh mẽ’
(1 Cr 16:13). Và để biểu dương hơn
nữa lòng thương yêu, săn sóc
và cảm phục, cha nhắc lại đây
lời Thánh Phaolô: ‘Hằng ngày,
cha phải cám ơn Thiên Chúa vì
các con. Thực thế, đức tin các
con mãnh liệt thêm mãi, tình thân
ái của các con với tha nhân mỗi
ngày một dồi dào, khiến Cha được
hãnh diện vì chúng con trước
mặt Giáo hội của Chúa, hãnh
diện vì các con bền chí, vững
lòng tin trong mọi cơn bách hại, trong
những giờ gian lao khốn khó: như thế
mới xứng đáng vào nước
Thiên Chúa, chính vì Ngài mà
các con đã chịu đau khổ’ (2
Tx 1:3-5)”.
Đức
tin trừu tượng, không thể sờ được,
nhưng có thể cảm nhận một cách
cụ thể. Thật lạ! Tin hay không tin là
“chấp nhận” hoặc “từ chối”.
Một “biên độ” rất mong manh.
Rất đơn giản, nhưng cũng rất
phức tạp. Sự giằng co đó luôn
xảy ra, thế nên cần phải có lòng
can đảm để có thể đứt
khoát mau mắn. Chỉ trong tích tắc mà
các vị tử đạo dám dứt
khoát khước từ sự sống để
bước theo Đức Kitô. Các ngài
đã can đảm, và một niềm xác
tín rằng “chỉ có một Chúa,
một niềm tin, một phép rửa” (Ep
4:5). Bổn phận của chúng ta – Kitô
hữu Công giáo – là TIN YÊU và
THỜ KÍNH chỉ MỘT THIÊN CHÚA mà
thôi, chứ không có bất cứ một
thần linh nào khác!
Chúng
ta diễm phúc là nhận biết Chúa
và tin theo Ngài, nhưng đức tin đó
phải được chứng tỏ. Giáo lý
Công giáo dạy: “Làm
dấu Thánh Giá là tuyên xưng
Thiên Chúa”.
Đó là đức tin của Giáo hội
và của mỗi chúng ta. Hằng ngày
chúng ta thể hiện đức tin nhiều
lần bằng cách làm dấu: “Nhân
danh Cha, và Con, và Thánh Thần”.
Cũng cần lưu ý là chúng ta “làm
dấu” chứ không “làm giấu”
(phát âm gần giống nhau nhưng ý
nghĩa hoàn toàn khác nhau). Tuyên tín
một cách đơn giản là “làm
dấu Thánh Giá”, thế mà đôi
khi chúng ta làm cho xong lần, vội vã
như “phù phép”, thậm chí
có khi tay “vẽ dấu Thánh Giá”
mà miệng còn càm ràm hoặc lầm
bầm điều gì đó. Ôi thôi!
Biết
rằng con người yếu đuối, dễ
thay lòng đổi dạ, nhưng không thể
cứ viện cớ đó để tự
biện hộ. Miệng thì nói tin Chúa
nhưng lại hành động khác, chắc
hẳn nên xét lại lắm. Ngày xưa,
ông Giôsuê đã quy tụ ở
Sikhem mọi chi tộc Israel và triệu tập
các kỳ mục Israel, các thủ lãnh,
thẩm phán và ký lục. Họ đứng
trước nhan Thiên Chúa. Ông Giôsuê
nói với toàn dân về lời tuyên
phán của Đức Chúa, Thiên Chúa
của Israel: “Thuở
xưa, khi còn ở bên kia Sông Cả,
cha ông các ngươi, cho đến Terác
là cha của Ápraham và của Nakho, đã
phụng thờ các thần khác” (Gs
24:2). Ngày nay, chúng ta gọi họ là
những kẻ phản bội hoặc bội bạc,
nhưng ngày nay chúng ta cũng có hơn
họ, bởi vì chúng ta cũng đã
bao lần phạm tội phản nghịch với
Thiên Chúa nhân hậu.
Tuy
nhiên, ông Giôsuê vẫn không ép
buộc mà cho họ tự do chọn lựa:
“Nếu
anh em không bằng lòng phụng thờ Đức
Chúa thì hôm nay anh em CỨ TUỲ Ý
chọn thần mà thờ hoặc là các
thần cha ông anh em đã phụng thờ
bên kia Sông Cả, hoặc là các
thần của người Emôri mà anh em đã
chiếm đất để ở. Về phần
tôi và gia đình tôi, chúng tôi
sẽ phụng thờ Đức Chúa”
(Gs 24:15). Nghe vậy mà họ thấy “rét”.
Họ được “đánh động”
nên cảm thấy hối hận, và họ
đáp lại: “Chúng
tôi không hề có ý lìa bỏ
Đức Chúa để phụng thờ các
thần khác! Vì chính Đức Chúa,
Thiên Chúa của chúng tôi, đã
đem chúng tôi cùng với cha ông
chúng tôi lên từ đất Ai-cập,
từ nhà nô lệ, đã làm
trước mắt chúng tôi những dấu
lạ lớn lao đó, đã gìn giữ
chúng tôi trên suốt con đường
chúng tôi đi, giữa mọi dân tộc
chúng tôi đã đi ngang qua. Đức
Chúa đã đuổi cho khuất mắt
chúng tôi mọi dân tộc cũng như
người Emôri ở trong xứ. Về phần
chúng tôi, chúng tôi sẽ phụng
thờ Đức Chúa, vì Người là
Thiên Chúa của chúng tôi”
(Gs 24:16-18).
Cũng
là phàm nhân với nhau nên cũng
giống nhau y chang. Nghĩa là chúng ta cũng
đã và đang yếu đuối, nói
một đàng làm một nẻo, cứ
liên tục qụy ngã rồi lại té
lên té xuống, vậy mà vẫn chưa
thực sự “nên người”. Chúng
ta yếu đuối nhưng không được
thất vọng, vì chúng ta may mắn có
“sức mạnh vô song của Đức
Kitô”. Tội lỗi tày trời, tội
lỗi ngập đầu, tội lỗi đỏ
như máu, thế mà chúng ta vẫn
được Thiên Chúa xót thương
mà tha thứ tất cả, không chỉ vậy
mà chúng ta còn được phục
hồi nguyên trạng cương vị người
con. Vì thế, chúng ta phải tự hứa:
“Tôi
sẽ không ngừng chúc tụng Chúa,
câu hát mừng Ngài chẳng ngớt
trên môi. Linh hồn tôi hãnh diện
vì Chúa xin các bạn nghèo nghe tôi
nói mà vui lên”
(Tv 34:2-3). Bất kỳ ai cũng phải “làm
lành lánh dữ, tìm kiếm bình
an, ăn ở thuận hoà” (Tv 34:15). Đó
là sống theo huấn lệnh của Thiên
Chúa, cũng có nghĩa là chúng ta
đã xác tín là tôn thờ
một Thiên Chúa duy nhất.
Tuyệt
đối Thiên Chúa là Đấng nhân
lành (x. Ga 10:11 & 14), và chỉ có
Ngài là Đấng nhân lành (Mt
19:17), vì thế Ngài “đối đầu
với quân gian ác, xoá nhoà tên
tuổi chúng trên đời”, nhưng
Ngài vẫn luôn “để mắt nhìn
người chính trực và lắng tai
nghe tiếng họ kêu” (Tv 34:16-17). Thật
vậy, “họ kêu xin, và Chúa đã
nhận lời, giải thoát khỏi mọi
cơn nguy khốn” (Tv 34:18). Thiên Chúa
là Đấng giàu lòng thương
xót nên Ngài luôn “gần gũi
những tấm lòng tan vỡ, cứu những
tâm thần thất vọng ê chề. Người
công chính gặp nhiều nỗi gian truân,
nhưng Chúa giúp họ luôn thoát
khỏi” (Tv 34:19-21). Đặc biệt là
“xương cốt họ đều được
Chúa giữ gìn, dầu một khúc
cũng không giập gãy” (Tv 34:21). Đó
là cách quan phòng và tiền định
của Thiên Chúa.
Phàm
nhân là loài yếu đuối, chúng
ta là phàm nhân nên chúng ta cũng
yếu đuối, mà càng yếu đuối
thì càng cần có đức tin, và
chính đức tin làm cho chúng ta nên
vững mạnh. Đức tin và đức ái
liên quan tinh thần phục vụ – sống
cho và sống vì nhau – khởi đầu
từ gia đình. Thánh Phaolô nói:
“Vì
lòng kính sợ Đức Kitô, anh em
hãy TÙNG PHỤC LẪN NHAU”
(Ep 5:21).
Tùng
phục nhau bằng cách nào? Thánh nhân
giải thích “dài hơi” một
chút: “Người
làm vợ hãy tùng phục chồng như
tùng phục Chúa, vì chồng là
đầu của vợ cũng như Đức
Kitô là đầu của Hội Thánh,
chính Người là Đấng cứu
chuộc Hội Thánh, thân thể của
Người. Và như Hội Thánh tùng
phục Đức Kitô thế nào, thì
vợ cũng phải tùng phục chồng
trong mọi sự như vậy. Người làm
chồng, hãy yêu thương vợ, như
chính Đức Kitô yêu thương Hội
Thánh và hiến mình vì Hội
Thánh”
(Ep 5:22-25). Như vậy là chính Đức
Kitô “thánh hoá và thanh tẩy
Hội Thánh bằng NƯỚC và LỜI
hằng sống, để trước mặt Ngài,
có một Hội Thánh xinh đẹp lộng
lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn
hoặc bất cứ một khuyết điểm
nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền”
(Ep 5:26-27). Thiên Chúa là Đấng chí
thánh nên những gì thuộc về
Ngài đều phải là thánh.
Tương
tự, “chồng phải yêu vợ như
yêu chính thân thể mình. Yêu vợ
là yêu chính mình” (Ep 5:28). Rất
hợp lý, bởi vì vợ chồng “tuy
hai mà một”, trở nên “một”
qua bí tích Hôn phối. Nên một
thì không thể là hai hoặc ba, nghĩa
là “người này cũng là
người kia”. Chẳng có ai ghét
thân xác mình bao giờ, chỉ có
kẻ ngu xuẩn mới hành hạ chính
mình, nhưng “người ta NUÔI NẤNG
và CHĂM SÓC thân xác mình,
cũng như Đức Kitô nuôi nấng và
chăm sóc Hội Thánh, vì chúng
ta là bộ phận trong thân thể của
Ngài” (Ep 5:29-30). Sách Thánh xác
định rạch ròi: “Chính
vì thế, người đàn ông sẽ
LÌA cha mẹ mà GẮN BÓ với vợ
mình, và cả hai sẽ thành MỘT
XƯƠNG MỘT THỊT”
(Ep 5:31). Và Thánh Phaolô minh định:
“Mầu
nhiệm này thật là cao cả. Tôi
muốn nói về Đức Kitô và
Hội Thánh”
(Ep 5:32). Hình ảnh phu thê là hình
ảnh Đức Kitô và Giáo Hội –
và ngược lại. Do đó, những
người sống đời hôn nhân phải
cố gắng thể hiện đức tin qua ơn
gọi hôn nhân của mình. Hôn nhân
là bí tích do Thiên Chúa thiết
lập chứ không phải do loài người
tạo nên. Thế nên không thể “vui
ở, buồn đi” theo ý mình.
Cái
gì cũng có tính liên đới,
dù đó là điều tốt hay xấu.
Tương tự, đức tin cũng có
nhiều hệ lụy. Tất cả đều
liên kết với nhau một cách mạch
lạc và rất kỳ diệu. Thân xác
không hơi thở là xác chết –
bởi vì “Chúa lấy sinh khí lại,
chúng tắt thở ngay” (Tv 104:29), và
“đức tin không có hành động
là đức tin chết” (Gc 2:17 & 26). Đó
là hai cái chết: chết thể lý
và chết tinh thần. Cái chết nào
cũng đáng sợ!
Hôm
đó, khi Chúa Giêsu giảng dạy
trong hội đường ở Ca-phác-na-um,
Ngài nói: “Ai
ăn thịt và uống máu tôi thì
được sống muôn đời” (Ga
6:54). Nghe vậy, nhiều môn đệ của
Ngài cũng cảm thấy “nóng gáy”
nên nói: “Lời
này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?”
(Ga 6:60). Các “đệ tử ruột”
mà còn phát biểu vậy đó!
Ngài biết tỏng các môn đệ
đang xầm xì về vấn đề ấy,
nên Ngài bảo họ: “Điều
đó, anh em lấy làm chướng, không
chấp nhận được ư? Vậy nếu
anh em thấy Con Người lên nơi đã
ở trước kia thì sao? Thần khí
mới làm cho sống, chứ xác thịt
chẳng có ích gì. Lời Thầy nói
với anh em là thần khí và là
sự sống. Nhưng trong anh em có những kẻ
KHÔNG TIN”
(Ga 6:61-64). Quả thật, vấn đề đức
tin là vấn đề thực sự quan trọng.
Không phải cứ nói tin là tin, vì
lời nói đó có thể chỉ là
“hàng giả” – giả vờ vậy
thôi. Cách xác tín cho biết “sức
khỏe tâm linh” của chúng ta ra sao,
khỏe hay yếu, hoặc cứ làng xàng
– chẳng khỏe cũng chẳng yếu.
Thật
vậy, ngay từ lúc đầu, Chúa Giêsu
đã biết những kẻ nào không
tin, và kẻ nào sẽ nộp Ngài.
Thế nên Ngài cho biết: “Vì
thế, Thầy đã bảo anh em: không ai
đến với Thầy được, nếu
Chúa Cha không ban ơn ấy cho”
(Ga 6:65). Từ lúc đó, nhiều môn
đệ đã “bỏ của chạy lấy
người”, không còn đi theo Ngài
nữa. Thấy vậy, Ngài hỏi Nhóm
Mười Hai: “Cả
anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay
sao?”
(Ga 6:67). Nhưng ngư phủ Simôn Phêrô
nói ngay: “Thưa
Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết
đến với ai? Thầy mới có những
lời đem lại sự sống đời đời”
(Ga 6:68). Thật tuyệt vời! Ngư phủ Phêrô
lâu lâu nói một câu nghe “quá
đã”, đúng là “trên
cả tuyệt vời”. Ông không dám
bỏ Sư phụ Giêsu vì ông đã
xác tín. Thật vậy, chính ông
đã công khai tuyên tín: “Phần
chúng con, chúng con ĐÃ TIN và NHẬN
BIẾT chính Thầy là Đấng Thánh
của Thiên Chúa”
(Ga 6:69).
Ôi,
lão ngư Phêrô ơi! Xin giúp chúng
con cũng được sáng con-mắt-đức-tin
để có thể chân nhận Đức
Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, là
Đấng cứu độ duy nhất, và
luôn biết tín thác vào chính
Thiên-Chúa-Con-Người ấy.
Cũng
liên quan đức tin, Thánh LM Piô Năm
Dấu (1887-1968) cho biết: “Thiên
Chúa muốn kết ước với linh hồn
TRONG ĐỨC TIN, linh hồn nào muốn cử
hành hôn lễ thiên đàng ấy
phải bước đi TRONG ĐỨC TIN tinh
ròng, đó là phương thế duy
nhất thích hợp cho sự kết hợp
tình yêu”.
Lạy
Thiên Chúa duy nhất và toàn năng,
xin thắp lên ánh sáng đức tin
trong mỗi chúng con, xin nâng đỡ để
chúng con hãnh diện tuyên tín qua
từng ánh mắt và mọi động
thái, xứng đáng là môn đệ
của Đức Giêsu Kitô, Con Yêu Dấu
của Ngài, và tất cả chỉ vì
Thánh Danh Ngài mà thôi. Chúng con
cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô,
Đấng cứu độ nhân loại. Amen.
TRẦM
THIÊN THU
|