MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Collapse <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tài liệu về đức mẹ
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Chứng Cớ Kinh Thánh Về Đức Mẹ Đồng Trinh
Thứ Năm, Ngày 26 tháng 4-2018
CHỨNG CỚ KINH THÁNH VỀ ĐỨC MẸ ĐỒNG TRINH

Đức Maria vẫn còn đồng trinh khi thụ thai hay sinh hạ, khi cưu mang hay nuôi con, Đức Maria trọn đời đồng trinh” (GLCG, số 510).

Hầu như chẳng có Kitô hữu nào phủ nhận tằng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa vả trọn đời đồng trinh, kể cả tín nhân Tin Lành. Các nhà lãnh đạo phong trào này cũng đã hoàn toàn chấp nhận tín điều này: bao gồm Luther, Calvin, Zwingli, Bullinger, Turretin, và Cranmer. Hơn nữa, đa số các nhà chú giải Kinh Thánh Tin Lành vẫn tin Đức Mẹ đồng trinh – ít là trong suốt 350 năm.

Nhưng ngày nay, vì nhiều lý do, mọi thứ khác nhau, thế nên cũng tốt để xem lại các tranh luận về Kinh Thánh, vì Kinh Thánh được mọi Kitô hữu tôn kính chung. Có thể phát hiện điều ngạc nhiên.

1. Lc 2:41-51 cho biết rằng Cô Maria và Chú Giuse đưa Con Trẻ Giêsu trẩy hội Đền Thờ lúc Con Trẻ được 12 tuổi, để mừng Lễ Vượt Qua. Ai cũng đều đồng ý rằng Ngài là Con của bà Maria, như vậy nếu có vài anh em nữa, thì tại sao không có gợi ý nào cho biết điều đó?

2. Tiếng Do Thái và tiếng Aram đều có từ để chỉ “anh em họ”. Tân Ước được viết bằng tiếng Hy Lạp, cũng có từ như vậy (sungenis), nhưng Chúa Giêsu và các môn đệ nói tiếng Aram (phiên bản mới của tiếng Do Thái), chữ ACH trong tiếng Do Thái được dịch là ADELPHOS, tương đương với tiếng Anh là “brother” (người anh em). Trong Kinh Thánh, chữ này có nhiều nghĩa ngoài nghĩa “sibling” (anh chị em ruột), như chữ “brother” trong tiếng Anh. Như vậy, chữ này được dùng trong Tân Ước để diễn tả “anh em họ” (cousins) hoặc “người bà con nam giới” (kinsmen), v.v...

3. Chính Chúa Giêsu đã dùng từ “anh em” (adelphos) theo nghĩa “không là anh em ruột” (non-sibling sense). Ngài gọi “đám đông” là “anh em” (x. 12:49-50), và gọi “các môn đệ” là “anh em” (x. Mt 23:1-12). Nói cách khác, họ đều là “anh em” của nhau: TÌNH HUYNH ĐỆ CỦA CÁC KITÔ HỮU.

4. Khi so sánh Mt 27:56, Mc 15:40, và Ga 19:25, chúng ta thấy rằng Giacôbê, Giôxếp, Simon và Giuđa là “anh em” của Chúa Giêsu (được đề cập trong Mt 13:55), là con của bà Maria, vợ ông Clopas. Một bà Maria khác (Mt 27:61; 28:1) được gọi là SADELPHE của Đức Mẹ trong Ga 19:25. Không có hai phụ nữ có tên Maria trong một gia đình, rõ ràng cách dùng này có nghĩa là “anh chị em họ” hoặc những người bà con xa. Mt 13:55-56 và Mc 6:3 nhắc tới Simon, Giuđa và “các chị em” với Giacôbê và Giôxếp, gọi chung là ADELPHOI. Cách dịch hay của những điều liên quan này là dùng chữ ADELPHOS – nghĩa là “anh em họ” (hoặc có thể là anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha) chứ KHÔNG là “anh em ruột”. Chúng ta biết chắc rằng Giacôbê, Giôxếp, Simon và Giuđa đều KHÔNG là anh em ruột của Chúa Giêsu.

Đó không chỉ là cách bênh vực đặc biệt để tranh luận theo kiểu này, cũng không phải cái gọi là “sự thất vọng” của người Công giáo khi tin nhận tín điều Đức Mẹ trọn đời đồng trinh. Nhiều cách chú giải của các học giả Tin Lành cũng xác nhận quan điểm này: đặc biệt trong các bài bình luận cổ xưa hơn. Chẳng hạn, thế kỷ 19 có tài liệu “Commentary on the Whole Bible” của Jamieson, Fausset & Brown, nói về Mt 13:55 thế này: 

Ở đây có một vấn đề khó: Cách nói “anh em” và “chị em” với Chúa Giêsu là gì? Họ có phải là anh chị em đúng nghĩa? Hay họ là anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha (step-brothers and step-sisters), con cái của ông Giuse do cuộc hôn nhân trước? Họ là anh em họ, theo cách nói của người Do Thái tôn trọng những người con cháu có họ nhưng khác chi (collateral descent)? Về vấn đề này, người ta không đưa ra ý kiến đồng ý hay không. Ngoài các lời phản đối khác, nhiều dịch giả giỏi thích ý kiến thứ ba... Như vậy, chúng tôi muốn bỏ qua vấn đề gây phật ý này, coi đó là vấn đề gặp nhiều khó khăn.

5. Đức Maria được Chúa Giêsu ủy thác việc chăm sóc cho môn đệ Gioan khi Ngài ở trên Thập Giá (Ga 19:26-27). Chắc chắn Chúa Giêsu đã không làm điều đó nếu Ngài có các anh em khác (và họ phải trẻ hơn Chúa Giêsu).

6. Mt 1:24-25 cho biết: “Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. Ông KHÔNG ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giêsu”.

Trình thuật này được sử dụng như cách tranh luận rằng Đức Maria không còn đồng trinh sau khi sinh Chúa Giêsu, nhưng lời phê bình tương tự của Tin Lành nói thế này: “Liên từ ‘cho đến khi’ không có ý nói rằng họ sống nhờ vào chỗ khác sau đó (cách dùng tương tự có trong 1 Sm 15:35; 2 Sm 6:23; Mt 12:20); chữ “con đầu lòng” (first-born) cũng không quyết định VẤN ĐỀ GÂY NHIỀU TRANH LUẬN, dù bà Maria có con với ông Giuse sau khi sinh Chúa Giêsu hay không”. Lightfoot nói: “Nói về con đầu lòng, luật không coi trọng việc có con sau đó hay không, mà chỉ chú ý rằng trước đó không đứa con nào được sinh ra”.

John Calvin dùng cách tranh luận tương tự để ủng hộ sự đồng trinh trọn đời của Đức Maria. Thật vậy, trong bài bình luận “Harmony of the Gospels” (Sự Hài Hòa của các Phúc Âm), nói về Mt 1:25, ông cho rằng luận điểm về các anh chị em ruột khác dựa trên đoạn văn này là vô căn cứ. Ông viết: “Không ai bướng bỉnh mà cứ giữ cách tranh luận này, trừ phi thích tranh luận”.

7. Tông đồ Giuđa (Tađêô) được gọi là “anh em của Chúa” (x. Mt 13:55 và Mc 6:3). Đây là chính Giuđa đã viết Thư Giuđa (như nhiều người nghĩ vậy), ông nhận mình là “tôi tớ của Đức Giêsu Kitô và anh em với ông Giacôbê” (Gđ 1:1). Giả sử ông là anh em máu huyết của Chúa Giêsu, hẳn là ông không dám nhận mình là anh em ruột của Chúa Giêsu (trong khi chúng ta biết rằng cách diễn đạt như vậy xảy ra vài lần trong Tân Ước, nói tới mối quan hệ anh em ruột), và thay vì thế, ông chỉ nhận mình là anh em của Chúa Giêsu.  

Điều này quá lạ và không thể tin được. Hơn nữa, ông Giacôbê cũng không nói ông là anh em của Chúa Giêsu, nhưng ông cho biết: “Tôi là Giacôbê, tôi tớ của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu Kitô” (Gc 1:1), thế mà Thánh Phaolô lại nhận mình là “người anh em của Chúa” (Gl 1:19).

Về tín điều Đức Maria trọn đời đồng trinh, KINH THÁNH KHÔNG CÓ GÌ TRÁI NGƯỢC VỚI TÍN ĐIỀU ĐÓ, và cũng KHÔNG CÓ GÌ TRONG TÍN ĐIỀU ĐÓ TRÁI NGƯỢC VỚI KINH THÁNH.   

DAVE ARMSTRONG

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ NCRegister.com)

Chuẩn bị Tháng Hoa Đức Mẹ – 2018

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Tháng Hoa Dâng Kính Mẹ Lịch Sử, Ý Nghĩa Và Lòng Tôn Kính Đức Mẹ Trong Tháng Năm (5/13/2019)
Phép Lạ Đức Mẹ Bảo Vệ Trường Đại Học (5/7/2019)
Đức Mẹ Hiện Ra Tại Ai Cập (5/6/2019)
[ Audio & Youtube] 100 Năm Fatima [lời Mở Đầu - Bài 100] Hết (12/31/2018)
Tuần Cửu Nhật Kính Đức Bà Các Dân Tộc (5/25/2018)
Tin/Bài khác
Địa Vị Của Đức Mẹ Chỉ Sau Thiên Chúa Ba Ngôi (4/1/2018)
Đức Bà Guadalupe Và Trận Hải Chiến Ở Lepanto (12/12/2017)
10 Nơi Trên Thế Giới Được Đức Mẹ Hiện Ra (8/15/2017)
Một Cảm Nghiệm Tham Dự Đại Hội Thánh Mẫu Missouri 2017 (8/13/2017)
10-bài Bình Luận Do Ông Gian Franco Svidercoschi (gốc Ba Lan) Nhân Cuộc Họp Báo Trình Bày Văn Kiện Về Bí Mật Fatima (7/4/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768