Các nhận định về Tông Huấn Gaudete et Exultate của Đức Phanxicô –
Phan #1
(Tac Gia: Vũ Văn An)
Inés
San Martín của Tạp Chí
Crux, trước ngày công bố Tông
Huấn Hãy Hân Hoan và Nhẩy Mừng, cho rằng
không ai nghĩ tông huấn này sẽ châm
ngòi cho một cuộc
tranh cãi như Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương,
trong đó, Đức Phanxicô thận trọng đưa ra khả thể rước lễ cho những người ly dị tái
hôn dân sự. Nhưng cô thêm rằng
“dĩ nhiên, Đức Phanxicô là vị giáo hoàng của
những
bất
ngờ”
nên không ai biết chắc phản
ứng
đối
với
nó sẽ
ra sao".
Opus Dei: Tông huấn ngỏ
lời với
mọi người
Christopher Wells gọi Hãy
Hân Hoan và Nhẩy Mừng
là bản chỉ dẫn vào Kitô Giáo của thế kỷ 21. Jack Valero, Giám Đốc Truyền
Thông của Opus Dei ở Anh,
có giọng khiêm tốn hơn, cho rằng
Tông Huấn nhấn mạnh tới ơn gọi nên
thánh trong đời sống
hàng ngày và đặc biệt nhắc đến chứng tá giáo dân. Đây
cũng là sứ điệp được cổ
vũ và đem ra sống bởi các thành viên của
Phủ
Doãn Tông Tòa Opus Dei.
Valero nói rằng: “Đây là một văn kiện tuyệt vời ngỏ với mọi người, tuyệt đối là với mọi người, và bảo họ rằng bạn không cần phải là một con
người đặc biệt, hay một linh
mục, hoặc một nữ tu,
hay một giáo hoàng mới cố gắng nên thánh. Mọi người nên
cố gắng nên
thánh và việc này dễ thôi:
bạn chỉ cần muốn và
để Chúa thực hiện nó trong bạn, ơn thánh Chúa luôn có đó cho mọi người".
“Chính trong những việc bình
thường hàng ngày của đời sống bạn sẽ tìm thấy sự nên thánh ấy...”.
Theo Valero, Đức Phanxicô phác thảo các phương cách truyền thống để nên
thánh: cầu nguyện,
ăn chay và làm việc bác ái, với việc nhấn mạnh tới phương cách thứ ba:
“nhìn những người chung quanh ta và thấy họ đại diện Chúa Kitô đối với ta”.
Valero cũng cho rằng, ngoài các việc
thương xót những
người
túng thiếu,
nên thánh hệ ở việc
“đi làm, làm việc của mình đàng hoàng, và
liên hệ
với
các bạn
đồng
nghiệp
tại
nơi làm việc”.
Thành thử “Mọi hành
động
liên quan tới đời sống hàng
ngày, tới
người
khác, đều là thành phần của cố
gắng
nên thánh”.
Trận chiến
không ngừng
Deborah Castellano Lubov của Zenit thì chú trọng tới khía
cạnh “chiến
đấu không ngừng” của việc nên
thánh, không phải là chuyện cơm bữa.
Ký giả này dù có nhắc
đến quan điểm “các thánh nhà bên cạnh” của
Đức Phanxicô, chứ không phải các
thánh xa xôi diệu vợi, nhưng khi nhắc
đến “biện
phân”, một việc có lẽ chỉ “dễ” với mấy môn đệ của Thánh Inhaxiô thành Loyola, chứ không dễ với bàn dân thiên hạ, nên đã coi “đời sống
Kitô hữu là một trận chiến”. Nếu không nghĩ như thế, thì Tông Huấn
cảnh
cáo rằng,
chúng ta “sẽ trở thành mồi
ngon của
thất
bại
và tầm
thường”.
Có điều, theo ký giả này, Tông Huấn bảo đảm Chúa
ban cho ta “những vũ khí rất mạnh” như cầu nguyện, suy niệm,
Thánh Lễ, Xưng Tội, Chầu
Thánh Thể, các hành vi bác ái và nối vòng tay lớn cộng đồng.
Chống việc
quá nhấn mạnh tới
tín lý và luật lệ
Ký giả
Edward Pentin của tờ National Catholic
Register thì bảo Tông Huấn này “dài dòng”
(lengthy). Dĩ nhiên, vì nó gồm tới 22,000 chữ, “nói
về nhiều thể tài mà Đức Thánh Cha từng nhắc đi nhắc lại trong 5 năm qua”, trong đó, có
việc “nhấn mạnh quá đáng tới tín lý”.
Theo Pentin, khi nhắc đến hai
lạc giáo Ngộ
Đạo và Pêlagiô, từng được Văn Kiện Placuit
Deo của Thánh Bộ Giáo
Lý Đức Tin ban hành hồi tháng Hai năm nay, Đức Phanxicô có nới rộng
định nghĩa về chúng. Ngài bảo
ngộ
đạo
ngày nay “phán đoán người
khác dựa
vào khả
năng hiểu sự phức tạp
của
một
số
tín lý nào đó”. Họ cũng “thu gọn
giáo huấn
của
Chúa Giêsu vào một thứ luận lý lạnh
lùng và khắc nghiệt chỉ
tìm cách thống trị mọi sự”.
Đức Giáo Hoàng nói thêm: “khi một ai đó có câu trả lời cho
mọi câu hỏi, thì
đó là dấu hiệu họ đang không ở trên con đường đúng. Rất
có thể
họ
là tiên tri giả, chuyên dùng tôn giáo cho các mục
đích riêng của họ, để
cổ
vũ các lý thuyết tâm lý học hay tri thức
của
riêng họ”.
Ngài cũng cảnh cáo chống lại việc tin
rằng biết tín
lý giúp người ta trở thành
“hoàn hảo và tốt hơn ‘đám quần chúng dốt
nát’”.
Còn bọn tân Pêlagiô ngày nay thì bị Đức
Phanxicô cho là “ám ảnh với lề luật, chi
li quan tâm tới phụng vụ, tín lý và tiếng tăm của Giáo
Hội, dành tầm quan
trọng quá đáng cho một số qui
luật” hơn là muốn lan truyền “vẻ đẹp và
niềm vui của Tin
Mừng và tìm kiếm người lạc lối”.
Ngài khẩn thiết “Xin Chúa giải
thoát Giáo Hội khỏi các hình thức
tân ngộ
đạo
và Pêlagiô này đang đè bẹp Giáo Hội
và ngăn chặn Giáo Hội tiến
bước
trên đường
thánh thiện!”
Mạnh mẽ
và thẳng thắn
Đức Hồng Y
Daniel N. DiNardo, Tổng Giám Mục
Galveston-Houston và là Chủ Tịch Hội Đồng
Giám Mục/Hoa Kỳ, ngày 9 tháng Tư, lên tiếng ca
ngợi Tông Huấn Hãy
Hân Hoan và Nhẩy Mừng
của Đức
Phanxicô vì “những lời lẽ mạnh mẽ, thẳng thắn” và “rất rõ
ràng” trong cương vị “Đấng
Đại Diện của Chúa Kitô”.
Đức Hồng Y cho rằng
câu “Đừng sợ nên thánh” ở
số
30 đã đập thẳng vào mắt
ngài trước
nhất.
Vì ai cũng sợ phải cố
gắng
nên thánh, sợ bị chê cười, chế
giễu,
thậm
chí ghét bỏ. Nhưng đây là điều
Chúa kêu gọi mỗi người chúng
ta thực
hành (1Tx 4:3) (số 19).
Trong số những việc
cần
làm để nên thánh, Đức Hồng Y lưu ý đặc
biệt
tới
“sự
lịch
thiệp
(civility) trong mọi tương
tác của
chúng ta, nhất là trong các phương
tiện
truyền
thông”. Và ngài nhấn mạnh:
“ngay trong các bất đồng gay
gắt với
nhau, ta phải luôn nhớ rằng Thiên Chúa mới là người phán
kết, không phải con
người” (Gcb 4:12).
Biện phân
Các tác giả Dòng Tên, Dòng của Đức
Phanxicô, thì làm nổi bật các
nét “Dòng Tên” trong văn kiện mới nhất của
Đức Phanxicô. Và không nét
Dòng Tên nào nổi bật trong triều
giáo Hoàng Phanxicô hơn
việc
biện
phân.
Thực vậy, linh mục
Bill McCormick, SJ, khi viết bài tóm lược Tông
Huấn
trên tờ
Jesuit Post, đã nhấn mạnh tới
điểm
này. Theo ngài, “Món mang về nhà
ăn (take-away) hào nhoáng nhất lấy từ
văn kiện này là sự biện phân, và sự biện phân có nghĩa gì đối với tính
công đồng, thẩm quyền giáo hoàng và các áp dụng mục vụ của giáo
huấn Giáo Hội”.
Linh Mục cho rằng nhờ
biện
phân, ta có có thể giải quyết
sự
căng thẳng giữa “sự
nên thánh của giai cấp trung lưu” và sự
tầm
thường.
Đây là một sự
căng thẳng quan trọng đối
với
Đức
Phanxicô, người
vốn
khuyên ta vì Chúa hãy từ bỏ mọi sự...
thế
nhưng lại
lo ngại
là chúng ta sẽ không nhận ra và trân qúi tính
thánh thiện
nơi những
điều
bình thường”.
Theo Linh Mục, “một
đàng, Đức GH Phanxicô muốn chúng ta nhìn thấy
sự
nên thánh của những người xung
quanh ta, của những người và ở
những
nơi ta thấy
mình hiện
diện.
Nhưng
đàng khác, Đức Phanxicô lại hỏi chúng
ta sự
nên thánh này làm sao mà biết được, yêu mến
được,
và thực
hành được
để
đưa chúng ta lại
gần
Thiên Chúa hơn. Nói cách khác, ngài thúc cùi chỏ khiến
ta tiến
tới
magis (điều hơn)”.
Cha McCormick cho rằng “Thích đáng xiết
bao khi một
Giáo Hoàng Dòng Tên hướng
dẫn
chúng ta nhìn thấy sự nối kết
thân mật
giữa
ơn gọi
nên thánh phổ quát và magis (điều
hơn) của
Thánh Inhaxiô thành Loyola”. Ai cũng biết khẩu hiệu của Dòng
Tên là: Ad Majorem Dei Gloriam, Để Chúa Được Vinh Hiển Hơn).
Cái hơn
ấy
chính là sự nên thánh.
Trả lời
những người phê phán Niềm Vui Yêu Thương
Nữ ký giả Inés
San Martín của Crux chú trọng tới một điểm khác
trong Hãy Hân Hoan và Nhẩy
Mừng.
Cô viết: dù trong tông huấn mới,
Đức Phanxicô bàn tới nhiều thể tài vẫn thường có trong tư duy của ngài
và trong nền linh đạo Công
Giáo, “nhưng trong bối cảnh hiện nay, nó cũng đã cung cấp một nhận định
gián tiếp về hai vấn đề nóng
bỏng gần
đây: Thứ nhất, vị giáo hoàng này thực sự tin
gì về hỏa ngục, đời sau,
và lãnh vực tâm linh? Thứ hai, ngài trả lời ra sao những người phê bình giống
hàng trăm người mới
đây tụ họp tại Rôma vào hôm thứ Bẩy
để thách thức
văn kiện Niềm Vui Yêu Thương năm 2016 của ngài?”
Theo cô, tuy không trực tiếp
nói đến hỏa ngục,
nhưng Đức
Phanxicô quả quyết có ma qủy
và ảnh
hưởng
ma quái của
chúng. Về những người chỉ
trích Niềm Vui Yêu Thương, Đức
Phanxicô có cái nhìn khá ảm đạm. Ngài viết: “Trái với sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, đời sống của Giáo
Hội có thể trở thành một mảnh của bảo tàng viện hay
tài sản của một số ít người được chọn. Việc này có thể xẩy ra khi
một
số
nhóm Kitô hữu dành tầm quan trọng
quá đáng cho một số qui luật,
phong tục
hay cung cách hành động. Tin Mừng lúc
đó bị rút gọn và
thu hẹp, mất hết nét đơn giản, sức quyến rũ
và vị ngọt của nó”.
|