Đức
Giêsu biến
hình vinh quang
Câu chuyện được viết sau khi
Đức Giêsu Phục sinh vinh quang, đã đuợc tin
vững vàng, đã được rao giảng rộng rãi và
cũng để củng cố đức tin của các
tín hữu.
Để hé mở cho biết từ từ
về chính mình Đức Giêsu bắt đầu bằng
câu hỏi: người ta nói Thầy là ai? Phêrô đã đáp
đúng: Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa. Nhưng
mọi người chưa hiểu đúng mặc dù
Người đã giải thích bằng "loan báo sự
thương khó". Đấng Kitô phải chịu đau
khổ nhiều, bị giết chết, ngày thứ ba
mới sống lại vinh quang, Nhưng người ta
sợ sự thương khó nên sự sống lại vinh
quang bị che khuất mắt họ. Đức Giêsu cho ba
môn đệ thân tín nhất thấy trước trong
chốc lát sự sống lại vinh quang mong các ông hiểu
mà tin và giúp người khác tin: Người biến hình vinh
quang.
Vài điểm
CHÚ GIẢI
- Sáu ngày sau: không phải ngày
thứ sáu mà là ngày trước ngày sa bát, là ngày cuối, ngày
sống lại.
- Đức Giêsu đem Phêrô, Giacôbê
và Gioan di theo mình: Ba môn đệ thân tín nhất,
sẽ có mặt trong giờ Đức Giêsu hấp hối.
Thân tín, đi theo là điều kiện khởi đầu
để thấy sự biến hình vinh quang.
- Người đưa các ông
đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi:
Điều kiện tiếp theo là "đi riêng ra một
chổ, chỉ mình các ông thôi" với Đức Giêsu.
Không còn với ai hết, tách riêng ra khỏi những
người khác chưa đủ điều kiện
để được thấy.
- Tới một ngọn núi cao:
Núi nào? Chỉ một nơi riêng biệt dành cho những
việc quan trọng nhất. Trong văn chương Do thái
những điều trọng đại thì được
xảy ra trên núi. Núi: quan trọng bậc nhất.
- Rồi Người biến hình
trước mắt các ông: Thiên tính tiềm ẩn
trong Đức Giêsu hiển lộ ra.
- Y phục người trở nên
rực rỡ trắng tinh, không thợ nào ở trần
gian giặt trắng được như vậy:
Chưa có ngôn ngử để diển tả đúng
thực tế siêu nghiệm nầy, đành phải dùng những
từ ngữ có sẳn dù không cân xứng. Con người
được nhìn thấy qua y phục.
- Ông Êlia và ông Môsê hiện
đến đàm đạo với người: Êlia
trước Môsê vì đi ngược từ Đức
Giêsu. Lịch sử được tính từ Đức
Giêsu vế trước cũng như về sau. Êlia là các
tiên tri, Môsê là lề luật. Cả hai là Cựu
Ước. Bàn giao Cựu Ước cho Đức Giêsu
để Người lập ra Tân Ước.
- Thưa Thầy được
ở đây thì tốt lắm: ở đây là
hiện tại vinh quang mà các ông thấy. Là cách diễn
tả đơn sơ nhất về visio beatifica (phúc
kiến) hạnh phúc thiên đàng cũng là chính xác nhất.
Ở đây tốt lắm: không thể tốt hơn
nữa nên cũng không muốn đi đâu nữa. Hoàn toàn
thoả mãn rồi.
- Chúng con xin làm ba lều:
Trong cuộc Xuất Ai Cập Hòm bia Thiên Chúa tượng
trưng cho sự hiện diện của vinh quang Thiên Chúa
ở trong lều.
- Bỗng có một đám mây bao
phủ các ông: Đám mây và tiếng phán từ trong
đám mây là văn chương do thái tả sự hiện
diện của Thiên Chúa. Đáp lại lời của Phêrô:
Thiên Chúa không ở trong lều mà ở trong đám mây: Thiên
Chúa ở trên trời. Không cần làm lều.
- Và từ đám mây có tiếng phán:
Thiên Chúa ở trên trời, hiện diện trong đám mây.
Có tiếng phán mới nhận ra có Thiên Chúa.
- Đây là Con Ta yêu dấu:
Đức Giêsu của phép rửa đã biến hình vinh
quang. Lời tuyên bố "Con Thiên Chúa" được
hiện thực. Con Thiên Chúa đồng bản tính thì
cũng có vinh quang như Thiên Chúa. Con yêu dấu
"đẹp ý Cha hoàn toàn". Vâng ý Cha trong moi sự.
- Hãy vâng nghe lời Người:
Xứng đáng được vâng lời, nghe lời. Là
điều kiện cuối cùng để chúng ta
được "biến hình" hầu hưởng
vinh quang như Đức Giêsu biến hình.
- Không thấy ai nữa chỉ con
một mình Đức Giêsu: Môsê, Êlia thuộc thời
kỳ quá độ đã bàn giao cho Đức Giêsu,
Đấng được Thiên Chúa uỷ nhiệm làm
Đấng cứu độ. Đức Giêsu mới cứu
độ. Đi theo Người thì được cứu
độ. Chỉ Đức Giêsu mà thôi. Ngoài Người
không có ai khác.
Khi cho Con xuống thế làm người Thiên
Chúa Cha dã vạch ra chương trình cuứ độ.
Đức Giêsu phải hoàn thành mọi chi tiết thì
mới được Thiên Chúa tôn phong là Đấng Cúư
Độ và Chúa. Trên thập giá khi Đức Giêsu tuyên
bố "đã hoàn tất" thì Người
được Thiên Chúa cho sống lại vinh quang.
Người đã mở ra con đường tới
sự sống lại vinh quang cho loài người. Đó là
con đường làm con Thiên Chúa. Thiên Chúa không muốn
đường thập giá mà muốn đường
"làm con". Đức Giêsu làm con yêu dấu của Thiên
Chúa thì cũng được thông phần vinh quang của
Thiên Chúa. Và tiếng Chúa Cha đã căn dặn "hãy nghe
lời Người". Là điều kiện Chúa Cha
đã đặt ra.
Phương tiện để thực
hiện tốt điều kiện của Chúa Cha là đi
theo Đức Giêsu trên con đường của
Người: Được Đức Giêsu đem đi
"theo", đi riêng, lên núi cao, nhất là nghe lời
Ngưòi, chỉ một mình Đức Giêsu (không còn Môsê và
Êlia, cũng không còn tiếng phán từ đám mây). Tóm
lại phải làm sao để nghe lời Đức Giêsu
tốt nhất. Có các dòng tu chiêm niệm tập trung học
hỏi Kinh Thánh và cầu nguyện. Ngày nay người ta quan
tâm tới "thực hành" nhiều hơn nên có
những dòng tu hoạt động xã hội nhưng trên
căn bản của LỜI. Lời là ý của Thiên Chúa.
Đức Giêsu dạy cho chúng ta biết ý của Thiên Chúa
để làm theo và được làm con như
Người. Vâng ý Cha là làm con.
Lời Chúa mới biến hình chúng ta
được. Lời được thực hành mới
có kết quả.
Hãy thực hành Lời Chúa Cha "Hãy nghe
Lời Người".
|