Suy
Niệm Thứ Tư Lễ Tro - Năm 2018
Lời
Chúa ngày Thứ Tư Lễ Tro hôm nay
nhắc nhở chúng ta về ba nhiệm vụ
chính của Mùa Chay, đó là: ăn
chay, cầu nguyện và làm phúc bố
thí.
1.
Ăn chay: Giáo hội
chỉ buộc các kitô hữu từ 18 tuổi
trọn đến bắt đầu tuổi 60 giữ
chay 2 ngày trong năm, đó là Thứ
Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh.
Cách thức ăn chay: Ăn một bữa no,
còn hai bữa khác chỉ ăn một
chút. Thông thường chúng ta lấy
bữa trưa làm bữa ăn chính (ăn
no), bữa sáng nhịn hoặc ăn một
chút gọi là lót lòng, còn
bữa tối ăn 1/3 phần ăn chính.
Ngoài các bữa ăn trên, trong ngày
giữ chay chỉ được dùng thức
uống lỏng như nước, trà…chứ
không được dùng thức ăn đặc.
Giáo hội còn khuyến khích các
kitô hữu ăn chay mỗi khi có thể
hoặc để cầu nguyện cho một ý
nguyên nào đó. Chẳng hạn, ngày
23/03 sắp tới, Đức Giáo Hoàng
Phanxicô mời gọi tất cả các tín
hữu ăn chay để cầu nguyện cho Hòa
bình. Ngoài ra, người kitô hữu
cũng được mời gọi giữ chay
theo các cách thức khác như: Giữ
chay thánh thể trước khi rước lễ;
giữ chay tự nhiên như kiêng ăn
kiêng uống; giữ chay luân lý như
hãm bớt những vui thú.
Khi
giữ chay, người kitô hữu không chỉ
giữ luật mà còn đem lại nhiều
lợi ích khác. Đức Giáo Hoàng
Phanxicô nói: “Việc
chay tịnh giải tỏa bạo lực của
chúng ta, và là cơ hội quan trọng
để tăng trưởng. Một đàng
chay tịnh cũng giúp chúng ta cảm
nghiệm điều mà nhiều người
khác đang thiếu thốn, thiếu những
điều cần thiết và bị đói.
Chay tịnh biểu lộ tình trạng tinh thần
của chúng ta, đang đói khát lòng
từ nhân và sự sống của Thiên
Chúa. Chay tịnh thức tỉnh và làm
cho chúng ta chú ý hơn đối với
Thiên Chúa và tha nhân, thúc đẩy
ý chí vâng phục Thiên Chúa, là
Đấng duy nhất có thể thỏa mãn
sự đói khát của chúng ta.”
(Sứ điệp Mùa Chay 2018)
Ăn
chay thường đi liền với kiêng thịt.
Luật kiêng thịt buộc các kitô
hữu từ 14 tuổi cho đến chết.
2.
Cầu nguyện: Đức
Giêsu đã từng nói với các
Tông đồ rằng: “Các
con hãy cầu nguyện luôn kẻo sa chước
cám dỗ.”(Mc
14,38). Ngài
cũng dạy các Tông đồ cầu
nguyện bằng Kinh Lạy Cha. Vì thế, cầu
nguyện là bổn phận của người
kitô hữu. Cầu nguyện để liên
kết với Thiên Chúa là Cha. Cầu
nguyện để xua trừ ma quỷ. Cầu
nguyện để xin ơn. Cầu nguyện để
cám tạ, chúc tụng và ngợi khen
Chúa. Cầu nguyện cần thiết cho linh
hồn như hơi thở cần cho sự sống
phần xác. Người kitô hữu có
thể cầu nguyện ở khắp mọi nơi
và bất cứ thời gian nào trong ngày:
cầu nguyện chung, cầu nguyện riêng, cầu
nguyện tại tư gia, cầu nguyện tại
nhà thờ, cầu nguyện tại nơi làm
việc, cầu nguyện sáng mai, chiều hôm
hay ban tối.
Ước gì chúng ta luôn
biết dành nhiều thời gian trong ngày
để cầu nguyện. Đức Giáo
Hoàng Phanxicô nói: “Khi
dành nhiều thời giờ hơn cho kinh
nguyện, chúng ta sẽ để cho tâm
hồn mình khám phá những gian dối
bí mật chúng ta thường dùng để
đánh lừa chính mình, để
tìm kiếm sự an ủi trong Thiên Chúa
là Cha và là Đấng muốn cho
chúng ta được sống.”(Sứ
điệp Mùa Chay 2018)
3.
Bố thí: Tin mừng
Mathêu cho chúng ta biết, đến ngày
tận thế, vị thẩm phán sẽ dựa
vào việc chúng ta làm phúc bố
thí hay không để thưởng hay phạt
chúng ta (x. Mt 25, 31-46). Như vậy, đối
với các kitô hữu, việc làm phúc
bố thí là một bổn phận. Nếu
ai không làm thì sẽ mắc tội
thiếu sót. Chúng ta nhớ dụ ngôn
nhà phú hộ và ông Lazarô: Nhà
phú hộ vì thiếu lòng bác ái
đối với ông Lazarô nên khi chết
phải sa hỏa ngục (x. Lc 16, 19-31).
Trong
sứ điệp Mùa chay năm nay, Đức
Giáo Hoàng Phanxicô cũng đề cập
đến việc làm phúc bố thí,
Ngài nói: “Việc
thực hành làm phúc bố thí
giải thoát chúng ta khỏi sự ham hố
và giúp khám phá tha nhân là
anh chị em chúng ta: điều chúng ta sở
hữu không phải chỉ là của chúng
ta. Tôi ước mong việc làm phúc
được biến thành lối sống
đích thực của mỗi người!”
(Sứ điệp Mùa
Chay 2018).
Nhưng
bố thí không chỉ bằng tiền bạc,
của cải mà còn bằng nhiều cách
thế khác nữa. Câu chuyện sau đây
cho chúng ta thấy điều đó.
Một
ngày nọ, có người đàn ông
chạy đến trước mặt lão hòa
thượng, vừa khóc vừa kể lể:
“Thưa ngài, vì sao con làm việc
gì cũng đều không thành? Số
con thật khổ!”
Lão
hòa thượng điềm tĩnh trả lời
anh rằng: “Đó là vì con không
học được cách bố thí mà
thôi.”
Người
đàn ông nước mắt giàn giụa,
nói: “Nhưng thưa ngài, con chỉ là
một kẻ nghèo đói, ngày ăn
không đủ bữa, lấy gì để
bố thí đây ạ!”
Lão
hòa thượng nghe xong, mỉm cười
hiền từ nói với anh ta rằng: “Không
phải thế! Này con, một người dù
chẳng giàu sang, không tiền bạc, dù
nghèo khổ mấy cũng vẫn có thể
cho người khác được 7 thứ
này. Để ta giảng cho con nghe. Đó
là:
Thứ
nhất, bố thí bằng vẻ mặt. Con có
thể tặng người khác vẻ mặt
tươi cười, niềm nở.
Thứ
hai, bố thí bằng lời nói. Con có
thể cho người khác những lời cổ
vũ, an ủi, động viên, lời khiêm
tốn và lời ấm áp.
Thứ
ba, bố thí bằng tấm lòng. Con hãy
mở rộng lòng mình và đối
xử chân thành với người khác.
Thứ
tư, bố thí bằng ánh mắt. Con hãy
dùng ánh mắt trìu mến, cái
nhìn thiện lương dành tặng mỗi
người mà con gặp trên đường
đời.
Thứ
năm, bố thí bằng hành động.
Con hãy thật lòng giúp đỡ người
khác, làm điều tốt cho người.
Thứ
sáu, bố thí bằng chỗ ngồi. Khi
đi xe hay thuyền, có thể đem chỗ
ngồi của mình tặng cho người
khác.
Thứ
bảy, bố thí bằng nơi ở. Con có
thể đem phòng trống, không sử
dụng để cho người khác nghỉ
nhờ một đêm.
Dù
giàu hay nghèo, bất luận là ai, chỉ
cần học được 7 loại bố thí
ấy thì cuộc đời của con sẽ
mãi ngập tràn hạnh phúc, có
đâu còn đau khổ, buồn bực
nữa đây con của ta!”.
Người
đàn ông nghe xong chợt như bừng
tỉnh cơn mê, cúi rạp người
xuống, run rẩy nói: “Thưa đại
sư, giờ thì con đã hiểu. Trên
đời, người cho đi nhiều nhất
chính là người hạnh phúc
nhất!.” (Sưu tầm)
Xin
cho tất cả chúng ta biết siêng năng
cầu nguyện, ăn chay và làm phúc
bố thí. Và khi làm những việc
đó hãy làm trong tinh thần âm
thầm, khiêm tốn chứ không làm để
phô trương cho người ta thấy.
Lạy
Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết chu toàn
bổn phận ăn chay, cầu nguyện nhất
là luôn biết làm phúc bố thí
cho những người xung quanh. Amen.
Lm.
Anthony Trung Thành
|