7
LÝ
DO ĐỂ XƯNG TỘI
ĐGH
Gioan-Phaolô II xưng tội hằng ngày,
ngài nói: “Theo
ơn gọi mà con người nhận từ
Thiên Chúa, tìm sự thánh thiện
sẽ là ảo tưởng nếu không
thường xuyên tham dự Bí tích Hòa
giải. Những người thường xuyên
xưng tội với ước muốn tiến bộ
sẽ thấy những bước dài trong đời
sống tâm linh”.
Đây
là 7 lý do để thường xuyên
xưng tội trong Mùa Chay Thánh (hằng
tuần hoặc hai tuần một lần):
1.
ƠN THA TỘI LÀ TẶNG PHẨM
Đức
Kitô đã trao ban cho chúng ta Bí tích
Hòa giải và muốn chúng ta tận
hưởng hồng ân qua Bí tích này.
Ngài nói với các linh mục tiên
khởi, các Tông đồ: “Hãy
nhận lấy Chúa Thánh Thần. Các
con tha tội cho ai thì người ấy được
tha” (Ga 20:22). Chúa Kitô trao cho chúng
ta Bí tích của Ân Sủng và Lòng
Tha Thứ vì Ngài yêu thương tất
cả chúng ta. Đó là Tặng phẩm
của Lòng Thương Xót chứ không
chỉ là nhiệm vụ.
2.
CHÚNG TA ĐỀU LÀ TỘI NHÂN
Chúng
ta đều là tội nhân, cần phải
xét mình và sám hối để
lãnh nhận ơn tha thứ. “Nếu
chúng ta nói là chúng ta không có
tội, chúng ta tự lừa dối mình,
và sự thật không ở trong chúng
ta”
(1 Ga 1:8). Chúng ta thường không chân
thật với lòng mình và không
dùng “thầy thuốc tâm hồn”
để giúp chẩn đoán chúng ta
về phương diện tâm linh. Nếu bạn
đau ở tay hoặc ở lưng, bạn phải
đi bác sĩ. Nếu bạn bị đau ở
linh hồn qua việc phạm tội, sao bạn
không đi chữa bệnh tâm linh – đi
xưng tội?
3.
XƯNG TỘI LÀ NHẬN HỒNG ÂN
Không
nên sợ xưng tội. Xưng tội là
bình an. Chúng ta vui mừng lãnh nhận
Bí tích Rửa tội, Bí tích Hôn
phối, và Bí tích Truyền chức.
Tại sao chúng ta không dùng phương
kế xưng tội là cuộc chiến đấu
vĩ đại nhất của người tin vào
Đức Kitô? Tại sao chúng ta không
vui mừng khi được Chúa Kitô tha
thứ qua vị linh mục đại diện cho
Thiên Chúa và giáo hội?
4.
TỘI LỖI DẪN TỚI SỰ CHẾT
Có
những tội dẫn đến cái chết:
“Nếu
ai biết anh em mình phạm thứ tội không
đưa đến cái chết, thì hãy
cầu xin, và Thiên Chúa sẽ ban sự
sống cho người anh em ấy; đó là
nói về những ai phạm thứ tội
không đưa đến cái chết. Có
một thứ tội đưa đến cái
chết, tôi không bảo phải cầu xin
cho thứ tội ấy”
(1 Ga 5:16). Tội dẫn đến cái chết
và tách linh hồn chúng ta khỏi sự
sống vĩnh hằng thuần khiết ở nơi
Thiên Chúa Ba Ngôi. Sự ăn năn và
sự tha thứ bảo toàn tâm hồn
chúng ta ở trong tình yêu đối
với Thiên Chúa và tha nhân. Sự
tha tội truyền ân sủng vào tâm
hồn chúng ta và “phê chuẩn”
sự sám hối của chúng ta.
5.
TỘI LỖI GÂY KHÓ CHỊU
Ma
quỷ thường đè nặng chúng ta
bằng tội lỗi. Tội lỗi có thể
là điều tốt nếu chung ta chuyển
tội lỗi thành lòng sám hối. Dĩ
nhiên ma quỷ ghét điều này,
nhưng Thiên Chúa và các thiên
thần lại yêu thích điều đó.
Do đó, hãy thoát ra khỏi tội
lỗi và nghe linh mục nói: “Tôi
tha tội cho bạn nhân danh Chúa Cha, Chúa
Con, và Chúa Thánh Thần”.
6.
XƯNG TỘI KẾT HỢP BẠN TRỌN VẸN
VỚI GIÁO HỘI
Khi
bạn xưng tội, bạn nhận biết mình
đã phạm tội chống lại Thiên
Chúa, đồng thời chống lại những
người khác, bạn đã làm suy
yếu sự làm chứng của mỗi Kitô
hữu. Vô tình bạn nói với những
người không có niềm tin Kitô
rằng: “Tất
cả Kitô hữu đều giả nhân giả
nghĩa”
(All Christians are hypocrites). Khi bạn đi xưng tội,
bạn nhận biết mình đã làm
đau lòng các Kitô hữu bằng chính
tội lỗi của mình. “Nếu
một bộ phận nào đau, thì mọi
bộ phận cùng đau. Nếu một bộ
phận nào được vẻ vang, thì
mọi bộ phận cũng vui chung”
(1 Cr 12:26). Linh mục đại diện Thiên
Chúa và giáo hội nhờ Bí tích
Truyền chức, linh mục nhận lời thú
tội của bạn và bảo đảm ơn
tha tội của Thiên Chúa và toàn
thể giáo hội.
7.
RƯỚC LỄ LÀM BẠN MẠNH MẼ HƠN
Khi
bạn rước lễ, bạn lãnh nhận
Mình Máu Chúa Kitô thật, Ngài
là Đấng Cứu Độ. Khi bạn xưng
tội và rước lễ, bạn được
kết hợp với Chúa Kitô qua Bí
tích Thánh Thể. Cũng vậy, nếu
bạn sống trong tội, bạn sẽ KHÔNG
BAO GIỜ được lãnh nhận Thánh
Thể vì bạn sẽ phỉ báng Chúa
Kitô và và đáng nguyền rủa
đời đời! Do đó, xưng tội
là chữa lành linh hồn và làm
sâu lòng yêu mến Chúa Kitô
trong Bí tích Thánh Thể.
TRẦM
THIÊN THU
(chuyển ngữ từ Canterburry Tales)
[Đăng
báo ĐMHCG số 378, tháng 2-2018, Xuân
Mậu Tuất, DCCT xuất bản tại Hoa Kỳ]
|