Suy
Niệm Chúa Nhật VI Thường Niên –
Năm B
Bài
đọc I và Bài Tin Mừng hôm nay đề
cập đến bệnh phong cùi. Vì thế,
trong bài suy niệm hôm nay, chúng ta cùng
nhau tìm hiểu: Bệnh phong là gì? Số
phận người mắc bệnh phong thời Đức
Giêsu như thế nào? Chúng ta có
mắc chứng bệnh phong không?
1.
Bệnh Phong là gì?
Theo
bách khoa toàn thư mở (vi.wikipedia.org):
Bệnh phong, còn gọi là bệnh hủi
hay cùi, do vi khuẩn Hansen gây ra. Da thịt
người mắc bệnh thường phát
nhọt, lở loét. Khi bị nặng, vết
thương lõm vào da thịt. Lông mày
rụng, mắt lộ ra, thanh quản bị lở
nên giọng nói khàn. Người bệnh
cũng không còn cảm giác nóng,
lạnh và đau. Tình trạng mất cảm
giác xuất hiện ở một vài bộ
phận trên cơ thể do dây thần kinh
bị nhiễm trùng. Sau đó các bắp
thịt tiêu đi, gân cốt co làm hai
bàn tay co quắp. Ở mức độ nặng,
ngón tay ngón chân rụng dần.
Bệnh
phong chỉ lây khi tiếp xúc lâu dài
với các thể phong nặng (phong hở) như
phong ác tính, phong đang tiến triển,
chảy nước mũi nhiều và có
tổn thương lở loét ở da, ở
bàn tay, bàn chân. Các thể phong nhẹ
khác ít có khả nǎng lây hơn
nhiều. Tỷ lệ lây giữa vợ chồng
chỉ là 2-3%. Bệnh không di truyền và
có thể chữa khỏi. Hiện có nhiều
loại thuốc điều trị rất có
hiệu quả. Trong đó khi dùng thuốc
Rifampicine sau 5 ngày sẽ hạn chế khả
năng lây lan của vi khuẩn tới 99,9%.
Trên
thế giới có khoảng 15 triệu bệnh
nhân phong cùi. Riêng ở Việt Nam hiện
nay, con số bệnh nhân phong cùi tiềm
tàng có từ 120.000 đến 150.000 người.
Có 23.371 bệnh nhân đã được
chữa lành, 18.000 bệnh nhân còn biểu
hiện di chứng, tỷ lệ mắc phải
0,1/10.000 (1/100.000 dân), tổng số làng
phong đếm được là 13: Bến Sắn
(Bình Dương); Bình Minh (Đồng
Nai); Cẩm Thủy (Thanh Hóa); Di Linh (Lâm
Đồng); Đắc Kia (Contum); Phú Bình
(Thái Nguyên); Phước Tân (Đồng
Nai); Quả Cảm (Bắc Ninh); Qui Hòa (Qui
Nhơn); Quỳnh Lập (Nghệ An); Sóc Sơn
(Hà Nội); Thanh Bình (Tp HCM); Văn Môn
(Thái Bình). (Nguồn: vi.wikipedia.org)
2.
Thời Đức Giêsu, số phận người
mắc bệnh phong như thế nào?
Bài
đọc I, trích sách Lêvi, cho chúng
ta một số điểm để xác nhận
người có thể có dấu hiệu
mắc bệnh phong cùi: “Nếu
người nào thấy da thịt mình xuất
hiện màu sắc khác thường, hoặc
mụn nhọt hay những vết bóng láng,
đó là dấu bệnh phong cùi, phải
đem họ đến tư tế Aaron, hoặc
đến một vị nào trong các con
trai của ông.”
(Lv 13,1-2). Khi những người có dấu
hiệu như thế hoặc các dấu hiệu
tương tự khác như lác, ung, phỏng,
chốc, lang ben, sói đầu (x. Lv 13, 3-43) thì
được đưa đến các tư
tế và các tư tế có nhiệm
vụ khám. Sau khi khám, vị tư tế
đó kết luận có phải là
mắc bệnh phong cùi hay không. Nếu tư
tế kết luận bệnh nhân mắc bệnh
phong cùi thì bệnh nhân đó phải
chấp nhận những luật lệ sau đây:
“Vậy ai
mắc bệnh phong cùi, và tư tế ra
lệnh phải ở riêng, thì phải mặc
áo rách, để đầu trần, lấy
áo che miệng và la to rằng mình mắc
bệnh truyền nhiễm và ô uế. Bao
lâu người đó còn mắc bệnh
phong cùi và ô uế, họ phải ở
riêng một mình ngoài trại.” (Lv
13, 44-46).
Như
vậy, khi xác định là bệnh nhân
phong cùi thì người bệnh không
những chịu đau đớn về thể xác
do bệnh phong cùi gây ra mà họ còn
phải chịu muôn vàn đau khổ khác
về tinh thần:
Đau
khổ thứ nhất là họ phải ở
riêng, tức là phải sống cách ly
với người thân, với gia đình,
với cộng đoàn. Từ nay, họ không
được sinh hoạt với gia đình
với cộng đoàn, họ không được
tham dự các lễ nghi tôn giáo như
trước nữa. Sự cách ly này có
thể vĩnh viễn cho đến chết. Bởi
vì, vào thời Đức Giêsu, bệnh
phong cùi thuộc loại bệnh nan y, tức
là không có thuốc chữa khỏi. Đó
là một đau khổ lớn lao đối
với người mắc bệnh phong cùi.
Đau
khổ thứ hai là khi đi ra ngoài hay khi
gặp người khác họ phải mặc
áo rách, để đầu trần, lấy
áo che miệng và la to rằng mình bị
bệnh truyền nhiễm và ô uế. Làm
như thế, để cho người khác
biết mà xa tránh họ. Đó là
một nỗi tủi nhục và đau khổ
đối với họ.
Đau
khổ thứ ba là họ mang tiếng bị
Chúa phạt. Bởi vì, theo người Do
thái, bệnh là do tội, vì tội
cho nên Chúa phạt. Người bị bệnh
phong cùi là do Chúa phạt. Đây
là đau khổ lớn nhất mà người
phong cùi phải chịu.
May
mắn thay có một số bệnh nhân
được Đức Giêsu chữa lành.
Chẳng hạn, trường hợp được
khỏi bệnh mà Tin mừng hôm nay tường
thuật lại hay trường hợp mười
người phong cùi được sạch (Lc
17, 11-19). Tuy nhiên, con số được Đức
Giêsu chữa khỏi không phải là
nhiều so với vô vàn vô số người
phải chấp nhận sống chung với bệnh,
họ sống mà như đã chết.
Chúng
ta có mắc bệnh phong cùi không?
Có
lẽ ít ai trong chúng ta mắc thứ bệnh
phong cùi về thể xác. Hãy tạ
ơn Chúa vì hồng ân này. Đồng
thời, tùy khả năng và hoàn cảnh
cho phép chúng ta cần quan tâm đến
những bệnh nhân phong cùi bằng cách:
Dành thời gian tới các trung tâm để
thăm viếng họ, đóng góp tiền
của để giúp đỡ họ.
Tội
lỗi cũng là loại bệnh phong cùi
thiêng liêng. Ít ai tránh khỏi tội
lỗi, nên ít ai tránh khỏi bệnh
phong cùi thiêng liêng. Chúng ta mắc
bệnh phong cùi thiêng liêng khi chúng
ta lỗi luật Chúa, lỗi luật Hội
Thánh: Có người mắc bệnh phong
cùi do lỗi công bằng, bác ái
yêu thương; có người mặc bệnh
phong cùi do tham nhũng; có người mắc
bệnh phong cùi do ích kỷ; có người
mắc bệnh phong cùi do ham mê tửu sắc
danh lợi; có người mắc bệnh phong
cùi do kỳ thị hận thù; có
người mắc bệnh phong cùi do ngoại
tình; có người mắc bệnh phong
cùi do thiếu sự hiếu thảo với
ông bà, cha mẹ…Ngoài ra, chúng
ta cũng có thể mắc bệnh phong cùi
khi chúng ta tự cách ly mình với anh
em, với cộng đoàn, với những
người xung quanh: Đó là khi chúng
ta sống ích kỷ không quan tâm đến
những người xung quanh; đó là khi
chúng ta gây chia rẽ, hận thù, làm
cho cuộc sống giữa chúng ta và tha
nhân bị ngăn cách.
Những thứ bệnh
phong cùi thiêng liêng này cũng làm
cho chúng ta sống mà như đã
chết. Chúng ta bị cách ly với Chúa
và cộng đoàn. Nếu không được
chữa khỏi, chúng ta sẽ phải cách
ly vĩnh viễn với Chúa đời này
và đời sau. Vì thế, hãy đến
với Đức Giêsu qua bí tích Giao
hòa để được chữa khỏi,
vì chỉ Ngài mới có thể chữa
khỏi bệnh phong cùi thiêng liêng này.
Lạy
Chúa Giêsu, xin cứu chữa những nạn
nhân bị bệnh phong cùi. Xin cho chúng
con thoát khỏi những bệnh phong cùi
thiêng liêng. Amen.
Lm.
Anthony Trung Thành
|