Một ngày
sống – Lm.
Phêrô Trịnh
Nếp sống
đơn điệu thường ngày với những bon
chen cơm, áo, gạo, tiền, dễ làm cho con người
rơi vào mệt mỏi, chán nản và không ít người
đã đánh mất ý nghĩa của cuộc sống.
Nhưng đối với người Kitô hữu, mỗi
ngày sống lại là một quà tặng mà Thiên Chúa ban. Để nhận ra ân ban này và
sống với tất cả niềm hạnh phúc, ta được mời gọi nhìn
ngắm và noi theo một ngày sống của Chúa Giêsu.
1. Chúa Giêsu cầu
nguyện
Khởi đầu ngày sống mới,
Chúa Giêsu ưu tiên cho việc
cầu nguyện. Tin mừng Marcô cho thấy Chúa Giêsu luôn
cầu nguyện khi rao giảng, khi chữa lành các bệnh
nhân, khi gặp gỡ đối thoại, khi bị
chống đối... Cầu nguyện là một nhu cầu
thật sự của Chúa Giêsu.
Đó là phương thế hữu hiệu để Ngài kết hiệp
mật thiết với Cha và tìm ý Cha. Chúa Giêsu cần
thời gian thinh lặng
để sống riêng tư bên Cha, tâm sự với
Cha về gánh nặng của sứ vụ, về những
khổ đau của con
người, về những cuộc chiến chống
lại sự dữ. Mang trong mình bản tính nhân oại, chắc
hẳn Chúa Giêsu cũng cần được Cha nâng
đỡ, cảm thông và sẻ chia. Cầu nguyện
sẽ đưa Chúa Giêsu đến với con người
để đồng cảm, chữa lành những khổ
đau và hoạt động với con người lại
đưa Chúa Giêsu đến gần Cha Người
hơn.
2. Chúa Giêsu làm việc
lành
Rời hội
đường ở Capharnaum, Chúa Giêsu đến nhà Simon
và Anrê. Nhạc mẫu của ông Simon đang bị cơn
sốt hành hạ và nằm trên
giường. Sốt không phải là loại bệnh nan y,
khó chữa trị. Nhưng người Do Thái lại xem
cảm sốt như là một hình phạt của Thiên Chúa,
đi theo với chứng kiệt sức (Đnl 28, 22; Lv
26, 16) khiến người bệnh chỉ có thể
nằm. Người ta gán cho căn bệnh này là do ma
quỷ. Vậy mà cách Chúa Giêsu chữa lành cơn sốt cho
bà mẹ vợ ông Simon thật đơn giản: Ngài
cầm lấy tay bà và nâng bà dậy, lập tức cơn sốt
biến mất và bà có thể đi lại để
phục vụ mọi người. Chúa Giêsu đã nâng một con người
dậy bằng quyền năng nào? Sức sống mãnh
liệt nào đã truyền qua cử chỉ cầm tay này?
Chắc hẳn đó là từ
chính Thiên Chúa. Ngày nay, nhân loại cũng cần biết bao
được Chúa nắm lấy tay và nâng dậy khi bị
sức nặng của những khổ đau, những
mải mê trần thế
đang ghì kéo con người xuống.
Rồi
chiều đến, người ta đem đến cho
Đức Giêsu biết bao kẻ
đau ốm và bị
quỷ ám. Ngài đã chữa
lành tất cả. Mọi bệnh tật đều do ma
quỷ gây nên. Chữa lành là dấu chỉ chiến
thắng ma quỷ. Chúa Giêsu
đến cứu chữa và giải thoát con
người khỏi sự thống trị của ma
quỷ. Ngài mạc khải cách tiệm tiến cho dân chúng
bằng cách cho họ thấy dấu chỉ chứng
tỏ quyền lực của Ngài trên tội lỗi, ma
quỷ và trên sự sống, để từ đó dẫn
họ tới đức tin. Đức tin vào Chúa Giêsu
chỉ thật sự có giá trị khi hiểu biết
đầy đủ về sứ mạng và công việc
của Chúa Giêsu, đặc biệt hiểu Ngài phải
chết và sống lại để hoàn tất
chương trình cứu độ.
Như vậy,
Chúa Giêsu đến nhà Simon không chỉ để dùng
bữa, nhưng điều
quan trọng là để
phục hồi sức sống nơi những con
người đau khổ, bệnh tật. Chứng tỏ
Ngài đến trần gian để tìm kiếm con
người chứ không phải của cải của con
người và Ngài muốn ban cho con người của
cải cao quý từ trời cao là lòng thương xót và
sự sống của Thiên Chúa. Và Chúa Giêsu muốn những
ân ban này được trao tặng cho mọi người.
3. Chúa Giêsu tiếp
tục lên đường
Sau một ngày
thành công tại Capharnaum với việc giảng
dạy, c hữa lành bệnh
tật và xua trừ ma quỷ, Chúa Giêsu nhận
được sự khen ngợi và kinh ngạc của dân
thành. Người ta muốn giữ Chúa Giêsu lại cho
họ. “Mọi người đều đi tìm Thầy”,
chứng tỏ mọi người
ở đây vẫn
cần đến Đức Giêsu. Thế nhưng
Ngài phải lên đường để tiếp tục
sứ vụ theo ý Cha Ngài.
“Hãy đi đến những làng, những
thành lân cận”, Chúa Giêsu biết rằng nhiều nơi
khác cũng đang rất cần sự hiện diện yêu
thương của Ngài. Như thế, tình thương bao
giờ cũng là sự thúc đẩy lên đường và biết mở
rộng con tim cho hết mọi người mà không dừng
lại ở những vinh quang
ca tụng. Do đó, không ai được quyền chiếm
hữu và giữ riêng Chúa Giêsu, nhưng có sứ mạng
đem Chúa đến cho mọi người.
Đó là một
ngày sống của Chúa Giêsu,
đầy ắp những
hoạt động vì con người, nhưng cũng không
thiếu những phút giây sâu lắng bên cha. Hoạt
động và cầu nguyện là những nhịp luôn
đong đưa, hòa quyện, làm thành cuộc sống sung
mãn của Chúa Giêsu nơi trần gian. Một ngày làm
việc của Ngài với bao vất vả, nhọc
nhằn nhưng lại làm vơi đi đau khổ và
đem niềm vui đến cho nhiều người. Theo
gương Chúa Giêsu, mỗi người Kitô hữu cũng
được mời gọi hãy biết sử dụng
thời gian sống của mình cách hữu ích cho bản thân
qua việc gắn bó với Chúa, dành thời gian cầu
nguyện với Chúa; đó là động lực để
thúc đẩy ta dùng thời gian có ích cho tha nhân bằng
việc sống yêu thương và phục vụ.
|