Đây là
Chiên Thiên Chúa
(Suy niệm
của Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ)
Nếu Chúa
nhật lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, lời Chúa
mời gọi chúng ta sống sao cho xứng đáng làm con
Thiên Chúa, thì Chúa nhật này, lời Chúa mời gọi chúng
ta đặt mình vào vị trí của nhóm môn đệ Gioan
Tẩy Giả, nhất là của chính Gioan để
thấy được kế hoạch của Thiên Chúa
đối với nhân loại.
Tin Mừng hôm
nay trình bày Gioan Tẩy Giả thật đúng với sứ
mạng của ông là chỉ cho mọi người biết
Đấng Cứu Thế: Khi ấy, Gioan đang
đứng với hai người trong nhóm môn đệ
của ông nhìn theo Chúa Giêsu đang đi
mà nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa" (Ga 1, 35). "Chúa Giêsu
đang đi và Gioan nói", là một hành động diễn
tả sự liên tục giữa Giao ước cũ
với Giao ước mới, vì Gioan Tẩy Giả đã
không nói về chính mình, lời của ông được rút
ra từ Cựu Ước đan vào nhau để làm sáng
tỏ các mầu nhiềm. Năm Phụng vụ mới
bắt đầu, Gioan Tẩy Giả thấy sự huy
hoàng rực rỡ của Giao Ước mới đang ló
rạng thì giới thiệu cho môn sinh: "Đây là Chiên
Thiên Chúa"(Ga 1, 35).
Đây là Chiên Thiên Chúa
Gioan
Tẩy Giả khẳng định, Chúa Giêsu là Chiên duy
nhất chết thay cho đoàn chiên là nhân loại chúng ta. Không những
thế, Người còn phục hồi tất cả
những người sống trên trần gian này và cứu
chuộc mang về cho Thiên Chúa Cha. Một người
chết thay cho toàn dân, để tất cả vâng phục
Thiên Chúa; chỉ một mình Người đã chịu
chết để cứu chuộc muôn người…
Thật thế, con người đã trở nên hư
hỏng, sống trong tội lỗi và đây là lý do tại
sao Chúa Cha đã cho Con của Ngài tới làm giá chuộc
tội cho toàn dân (Ga 3,16), vì Người là đầu và
tất cả mọi sự ở trong Người. Để tất cả chúng ta sống trong
Người, Người đã vui lòng chịu chết và
hiến tế vì chúng ta, Người đã chết thay cho
chúng ta, và sống lại vì chúng ta. Người
là Chiên thật xóa bỏ tội trần gian.
Gioan là mẫu
người tìm Chúa và giới thiệu Chúa
Gioan
Tẩy Giả là một tiên tri, biết nhận ra Thiên Chúa
giữa loài người. Chúa Giêsu là Lời Thiên Chúa mặc
khải trong xác phàm, Lời làm người để
cứu chuộc nhân loại. Gioan là
tiếng, ông là người lồng tiếng truyền
đi sứ điệp mà ông đã được ủy
thác. Sứ điệp Gioan truyền là một công
thức tuyệt đẹp và độc đáo,
được lặp đi lặp lại ở tất
cả các Bí tích Thánh Thể, được thể hiện
dưới ánh mắt thân mật và yêu thương nhất
của Thiên Chúa: "Đây là Chiên Thiên Chúa"(Ga 1, 35).
Đây sự tuyển chọn Abraham và giao ước
với nhà Đavid, đây là người
Tôi Tớ đau khổ và là Chiên Vượt Qua. Đây là Đấng Cứu Thế muôn dân mong
đợi. Đây là Con Thiên Chúa.
Gioan
không nói như là tiếng vọng của tiên tri Isaia,
nhưng ông đã viết lời tiên tri một lần
nữa và tham gia việc thực hiện lời hứa. Ông đã sống
đến cùng ơn gọi của mình là chỉ cho mọi
người biết Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa.
Noi gương Gioan
sống chứng nhân
Con người
tìm Thiên Chúa, Thiên Chúa đáp trả, con người lại
tiếp tục giới thiệu Chúa cho tha nhân, nên câu
hỏi: "Thưa Thầy, Thầy ở đâu?" (Ga 1, 38). là câu hỏi mà hai
anh em nhà Anrê và Simon Phêrô sau khi được thầy Gioan
giới thiệu đã hỏi Chúa. Khuynh hướng tự
nhiên nơi tâm hồn con người là đi tìm Chúa, và Thiên
Chúa luôn luôn mau mắn đáp trả, mời gọi con
người đến gặp Người: "Hãy
đến mà xem" (Ga 1, 39)..
Hai
chàng thanh niên hỏi, rồi một câu trả lời có tính
cách như là một lời mời gọi. Khi nghe những lời chỉ
dẫn đó, hai môn đệ của Gioan Tẩy Giả
liền theo Chúa Giêsu. Phải
chăng đây là một biến cố đầy ý
nghĩa? Khi Chúa Giêsu hỏi: "Các ngươi tìm
gì?" (Ga 1, 38) thì hai môn đệ trả lời cũng
bằng một câu hỏi: "Thưa Thầy, thầy
ở đâu?" (Ga 1, 38). Và Chúa Giêsu
trả lời: "Hãy đến mà xem". Họ
đã đến và xem chỗ Người ở, và ở
lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó
độ chừng giờ thứ mười (Ga 1, 39).
Họ trở thành những môn đệ
đầu tiên của Chúa Giêsu. Đến
lượt Anrê, Anrê lại dẫn anh mình là Simon Phêrô
đến với Chúa Giêsu.
Khi
trình bày lại cuộc gặp gỡ nầy với Chúa
Giêsu, phụng vụ ngày hôm nay muốn chứng tỏ
điều trọng nhất trong đời sống chúng
ta. Hỏi
là kết quả của cuộc kiếm tìm. Con
người đi tìm Thiên Chúa. Con người, tận trong
thâm tâm, hiểu rằng cuộc kiếm tìm này là
định luật nội tại của cuộc sống.
Con người đi tìm đường đi trong thế
giới hữu hình, và qua thế giới hữu hình, con
người đi tìm cái vô hình trong cuộc hành trình thiêng
liêng của mình.
Mượn
lời vịnh gia, mỗi người trong chúng ta có
thể thân thưa với Chúa: "Lạy Chúa, con đi tìm
nhan thánh Chúa; xin đừng ẩn mặt xa con" (Tv 27. 26, 8-9). Mỗi
người trong chúng ta có một lịch sử cá nhân riêng
và mang trong mình khát vọng muốn thấy nhan Thiên Chúa,
một ước vọng mà người ta cảm thấy
cùng với việc khám phá thế giới tạo vật.
Chúng ta hỏi
Chúa: "Thưa Thầy, Thầy ở đâu?" (Ga 1, 38). Giáo Hội trả lời cho chúng ta
mỗi ngày rằng: Chúa Kitô hiện diện trong bí tích Thánh
Thể, bí tích của sự chết và sống lại, trong
và nhờ bí tích này, chúng ta nhận ra Thiên Chúa sống
động trong lịch sử con người.
Câu trả
lời cho câu hỏi: "Thưa Thầy, thầy ở
đâu?" Còn cần phải được nghe như sau:
Thầy ở trong tất cả mọi người
được cứu chuộc. Đúng vậy, Chúa Kitô, Đấng
có những lời ban sự sống đời đời,
Đấng là "Đầu của Dân mới và phổ
quát của tất cả những con cái của Thiên
Chúa" (LG số 13), hiện diện trong dân Người.
Gioan đã làm chứng và giải thích về sự nhận
biết và tôn thờ cũng như đón nhận Lời để
thông phần vinh quan với Lời; hành động
đức tin biến chúng ta thành người tôi tớ
hợp nhất với người môn đệ
dưới chân Thánh Giá: "Đây là Chiên Thiên Chúa "(Ga 1,
35). Đến lượt chúng ta, là thành
phần của Giáo hội, thành phần sống
động và có trách nhiệm, hãy là những đồ
đệ và là những chứng nhân của Chúa Kitô, Đấng
mạc khải Thiên Chúa Cha. Hãy sống trong sự
hiệp nhất của Chúa Thánh Thần, Đấng ban
sự sống. Amen.
|