Sân khấu
cuộc đời
Chúng ta vừa mừng sinh
nhật lần thứ 2017 của Đức Giêsu. Nói đến lần thứ 2017, thì có nghĩa là
phải có lần thứ nhất. Như
vậy, chúng ta lấy mốc thời gian nào để tính
là năm thứ nhất. Câu trả
lời là dựa vào năm Đức Giêsu sinh ra. Như vậy, biến cố Đức Giêsu ra
đời là khởi đầu của một kỷ nguyên
mới trong lịch sử nhân loại. Dù ngày hôm nay,
các chuyên viên có tính lại là năm Chúa Giêsu sinh ra không
phải là năm thứ 1, nhưng Ngài được sinh
ra vào khoảng năm thứ 6 trước Công nguyên. Đấy là vì ông Denise thuộc thời Trung
cổ tính sai. Dẫu vậy, nhưng
trong tâm trí của ông Denise và cũng như của tất
cả nhân loại đều lấy ngày Chúa Giêsu giáng sinh là
trung tâm của lịch sử. Ngài đã
bước vào lịch sử của nhân loại và làm xoay chiều
lịch sử ấy. Ngài mặc cho lịch sử
trần tục của con người một ý nghĩa
mới, lịch sử cứu độ. Từ
đây, Thiên Chúa đã làm người và ở với con
người. Thiên Chúa đã từ trời cao xuống
trần gian để cho con người trần gian
được bước lên trời. Đất với
trời đã giao duyên!
Hôm nay, chúng ta mừng lễ Chúa
Hiển Linh, nghĩa là chúng ta mừng kính việc
Đức Giêsu bày tỏ vinh quang của Ngài cho 3 nhà
đạo sĩ Đông phương và cũng là cho tất
cả chúng ta. Nhưng biến cố
ấy thay vì trở thành niềm vui cho hết nhân loại
thì lại trở thành tin buồn và thảm hoạ cho
một số người. Tại làm sao
lại có chuyện ấy xảy ra? Có phải vinh
quang của Thiên Chúa không có sức mang lại hạnh phúc
cho con người không? Có phải Thiên Chúa đã chịu
thua sự nhẫn tâm của con người rồi
chăng? Ngày Chúa Giêsu sinh ra, các Thiên thần đồng thanh
tung hô rằng: "Vinh danh Thiên Chúa trên
trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa
thương", nhưng xem ra việc Chúa Giáng trần
chỉ mang lại tai hoạ cho con người mà thôi!
Thiên Chúa của chúng ta là Thiên
Chúa của tình yêu. Ngài yêu thương hết thảy
con người cho dẫu rằng con người có
nhận ra điều đó hay không? Chúa không muốn
biến con người thành những cổ máy Robot, nên
đã trao cho họ tự do. Và vì lạm dụng tự do,
nên con người đã chống lại Thiên Chúa; coi Thiên
Chúa như đối thủ của mình, như
người tranh giành hạnh phúc của mình. Thật là
một điều đáng buồn cho con người.
Chúa Giêsu vẫn sinh ra cho con người
dẫu rằng con người có đón tiếp Ngài hay
không? Và quả thực, con người đã
chối từ Ngài ngay từ giây phút đầu tiên của
cuộc đời dương thế của Ngài. Nhưng Ngài chấp nhận tất cả và
chịu sinh ra trong cảnh nghèo nàn nhất của kiếp
người. Nhà bảo sanh là chuồng
bò, chiếc nôi là máng cỏ, thời tiết là giữa mùa
Đông giá rét run người. Người
ta không muốn đón tiếp Chúa vì Chúa đến trong thân
phận của người nghèo khổ và quá âm thầm.
Hơn nữa, ngày mà Chúa tỏ vinh quang cho
nhân loại thì lại trở thành ngày buồn thảm:
Hêrôđê bối rối vì sợ bị chiếm ngôi, các gia
đình có con trẻ từ 2 tuổi trở xuống ở
vùng Giuđêa và các vùng lân cận phải một trận khóc
than thảm thiết vì con trẻ của họ bị
giết! Lý do là vì sự độc ác của con
người, cụ thể là vua Hêrôđê. Vua Hêrôđê là
đại diện cho tất cả những con
người ham hố quyền lực trên thế giới.
Họ sẵn sàng gây ra bao nhiêu đau khổ, chết chóc
cho nhân loại để bảo vệ uy quyền cho mình. Ngày nào trên thế giới còn có những con
người ham hố quyền lực thì ngày đó nhân
loại còn phải chịu đau khổ và chết chóc.
Sân khấu lịch sử
cuộc đời còn có vai của những con người
trong vai các kinh sư và luật sĩ. Họ
thông thạo Thánh kinh, biết rõ nhiều vấn đề
nhưng họ sợ cực khổ, sợ mất mát,
ngại hy sinh nên đem những hiểu biết của
mình chôn vùi trong tủ kính. Vì thế,
những hiểu biết của họ không giúp ích gì cho ai
và cũng chẳng mang lại lợi ích gì cho bản thân
họ. Họ là hạt giống có
lớp vỏ vàng óng. Họ cố
bảo vệ lớp vỏ của mình cho thật
đẹp và không chịu làm trở thành thân phận
của hạt giống, phải chịu thối đi
để sinh ra trăm nghìn bông hạt mới. Vì
thế, mãi mãi họ là hạt lúa cô đơn, hạt lúa
vàng vô ích và sẽ có ngày sẽ hư mất.
Nhưng cũng may là thế giới này
cũng còn có những con người khát khao tìm kiếm chân
lý như 3 nhà Đạo sĩ Phương Đông. Nếu
không, thì cuộc đời này sẽ biến thành nghĩa
trang lạnh lùng, đầy dẫy những xác chết, và
trái tim con người sẽ hoá đá! Hình ảnh 3 nhà Đạo sĩ Phương
Đông trở thành mẫu mực cho những ai khao khát
sự thật và sự sống. Khi nhận ra
được ánh sáng chân lý rồi, thì họ không ngần
ngại hy sinh, sẵn sàng chịu cực khổ, mất
mát và nguy hiểm để lên đường tìm kiếm. Và những cố gắng của họ đã
được đền bù xứng đáng. Họ đã được Thiên Chúa đong
đầy sự khao khát của họ. Vì
"Phúc cho ai biết khao khát nên trọn lành và tìm kiếm
chân lý, vì họ sẽ được Thiên Chúa ban cho
được đầy no".
Mừng lễ Chúa Hiển Linh
hôm nay, chúng ta hãy tự kiểm lại chính mình xem chúng ta
đang có trong mình hình ảnh của ai? Của
Hêrôđê, của những Kinh sư hay của ba nhà
Đạo sĩ Phương Đông? Chúng ta có phải là
những người đang ham hố quyền lực
để sẵn sàng tiêu diệt, loại trừ
người khác để bảo vệ uy thế và
chỗ đứng cho mình không? Hay chúng ta lại là những
người Kinh sư, thông thạo Thánh kinh, biết
rất nhiều về Lời Chúa nhưng lại không làm theo và không màng gì đến những Lời
ấy? Hay chúng ta là những Nhà Đạo sĩ đang khao
khát và kiếm tìm chân lý, để khi nhận ra
được chân lý đang soi dẫn cuộc đời
của mình thì sẵn sàng chấp nhận mọi gian nan, hy sinh mọi sự để lên
đường tìm kiếm chân lý? Phúc cho chúng ta nếu chúng
ta đang mang trong mình hình ảnh của những nhà
Đạo sĩ Phương Đông ngày xưa!
|