Đức
Kitô ở đâu?
Mùa Giáng sinh nào tôi cũng rảo qua các Nhà
thờ để xem hang đá. Thôi thì đủ loại,
đủ cỡ, đủ hình dạng, màu sắc. Có cái
rất hoành tráng, trang trí cầu kỳ, từ những
vật dụng đắt tiền; nhưng cũng có cái làm
từ phế liệu. Đặc biệt nhất là bộ
tượng. Ngoài những bộ tượng theo truyền
thống Do thái, còn có cả những bộ tượng
người Tàu, người Mông Cổ, Ả rập, Châu
Âu và cũng không thiếu những bộ tượng
người Việt với trang phục khăn đóng - áo
dài hay khăn rằn - áo bà ba rặt nam bộ. Nói chung, Tin
Mừng đi đến dân tộc nào thì hang đá và các
nhân vật trong hang đá mang hình ảnh dân tộc đó.
Người thiết kế muốn diễn tả hình
ảnh Thiên Chúa thật giống với người
bản địa. Điều nầy chắc không làm Thiên
Chúa phiền lòng bởi từ trời cao Ngài đã
xuống trần chẳng phải là để cho gần
con người sao?
Nhưng đáng buồn thay. Trong khi Thiên Chúa
đang cố gắng rút ngắn khoảng cách cách giữa
Ngài và con người, thì con người lại hững
hờ không muốn đón nhận thiện ý đó. Dân
tộc mà lẽ ra phải mở tiệc tưng bừng
để đón Sinh Nhật Vua Trời thì lại lạnh
lùng từ chối. Vua Hêrôđê tỏ ra quan tâm, ân cần
với các nhà hiền sĩ Đông phương: "Xin quý
ngài đi dò hỏi tường tần về Hài Nhi, và khi
đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng
đến bài lại Người" (Mt 2,8). Hoàn toàn không
phải vì ý tốt mà là muốn giết Chúa Giêsu để
níu giữ ngai vàng sắp đổ của mình.
Vào lễ Hiển Linh năm nào ta cũng nghe
câu chuyện ba nhà Đạo Sĩ đi theo ngôi sao tìm Chúa.
Rồi sau đó dâng lễ vật lên Chúa Hài Đồng.
Cảnh tượng thật xúc động! Càng xúc
động hơn khi biết rằng cả ba nhà Đạo
Sĩ đều là dân ngoại - một dân tộc không
biết gì về Thiên Chúa lại được Thiên Chúa
tỏ mình ra. Còn dân Do thái đã không hề biết
chuyện gì đang xảy ra. "Nay mầu nhiệm
được mạc khải là các dân ngoại
được cùng thừa kế gia nghiệp" (Ep 3,6).
Nói vậy, chẳng phải là Thiên Chúa thiên
lệch, cho người nầy không cho người khác,
nhưng bởi dân Do Thái thiếu lòng tin đó thôi. Hơn
thế, chẳng đời nào Ngài lại bỏ đứa
con mà Ngài đã từng cưu mang.
Ba nhà đạo sĩ vất vả lên
đường tìm Chúa. Họ đã phải luôn miệng
hỏi: "Đức Giêsu - Vua dân Do thái mới giáng sinh
ở đâu?". Ngày nay, ta không còn vất vả nữa,
vì Chúa đã được các nhà truyền giáo đem
đến tận tay chúng ta rồi. Chúng ta chẳng còn
phải nghi ngờ Đức Giêsu là ai, sinh ra ở đâu
nữa. Nhưng liệu chúng ta có giống dân Do Thái xưa
không? Thấy đó, nhưng không thể nào tin
được? Ngày Rửa Tội ta được
xếp vào hàng con cái Chúa. Ngày chịu phép Thêm Sức ta
được mời gọi lên đường làm
chứng, rao giảng Nước Chúa. Nhưng chính bản
thân chúng ta cũng chưa một lần thể hiện
được lòng tin của mình thì làm sao chúng ta có thể
giới thiệu được một Đức Giêsu bé
nhỏ, trần trụi, nghèo nàn đó cho trần gian? Hãy
mạnh mẽ đi theo hướng khác mà trở về
nhà mình, đừng ù lì trong những lề thói ấu
trĩ, ích kỷ của chính mình nữa. Hãy đứng
dậy lên đường giới thiệu Đức Kitô
bằng đời sống yêu thương của mình.
Hơn 2000 năm qua, Đức Giêsu vẫn
giáng sinh mỗi ngày trong trần gian. Ngài không chỉ giáng
sinh nơi hang đá Bêlem thuộc xứ Palestine, trong dòng
tộc Đavit nữa; mà Ngài hiện diện trong từng
con người cụ thể trên khắp hành tinh nầy,
trong tất cả mọi sắc tộc, trong mọi
nền văn hóa. Ngài ở giữa chúng ta qua Bí tích Thánh
thể. Ngài còn ở trong chính ngôi nhà tồi tàn, rách nát của
một vùng quê nào đó. Ngài đang bị cầm tù, đang
cô đơn trong những nhà dưỡng lão, những trại
mồ côi, bệnh viện, trại tập trung. Ngài là em bé
bị lạm dụng sức lao động, đang ngày
đêm giơ tay cầu cứu sự giúp đỡ. Ngài là
những công nhân cần có những đồng lương
xứng hợp. Ngài là những nạn nhân của những
cuộc xung đột, chạy đua vũ trang, hay
của những chế độ độc tài, bất
công, nghèo đói... Bạn không cần phải đi qua
tận thánh địa xa xôi để mong gặp Chúa, mà
bạn hãy đi ra khỏi lòng mình. Ra khỏi những ích
kỷ, tư lợi, đam mê thấp hèn của chính
bạn. Rồi bạn sẽ gặp Đức Kitô ngay
thôi. Ngài đang hiện diện ngay trước mặt
bạn đấy!
|