Gia đình
tôn thờ Thiên
Chúa
Một bà mẹ
trẻ ngồi ôm cậu con trai 4 tuổi trong lòng, bà nói
với con là nó sắp có em bé. Bà mẹ giải thích cho con
mình rằng nó có thể giúp săn sóc cho em bằng cách
cầm chai sữa, đi lấy tã cho em khi cần, và
đẩy xe cho em... Sau khi nghe mẹ nói
một hơi, chú bé tuột xuống khỏi lòng mẹ,
đứng nhìn vào mẹ và nói một cách nghiêm nghị:
- Vậy là bao
nhiêu việc con phải làm hết, còn mommy không phải làm
gì sao?
Gia đình là cộng đoàn tình yêu trong đó
mỗi phần tử đều có vai trò phải chu toàn, đóng góp. Vợ
chồng phải biết kính trọng yêu thương nhau.
Cha mẹ có trách nhiệm dưỡng nuôi và dạy dỗ
con cái nên người tốt, giúp ích cho xã hội. Con cái
phải vâng lời, thảo kính cha mẹ. Đó
là trật tự Thiên Chúa đã xếp đặt
để mỗi người được sinh ra và
lớn lên trong một bầu khí tràn đầy tình
thương. Tuy nhiên trật tự đó đã bị
con người ngày nay làm hư hại nặng nề vì
cuộc sống buông thả theo tính
dục. Con cái sinh ra không có gia đình yêu thương bao
bọc, để rồi lớn lên trong sự hờ
hững, hất hủi, đưa đến kết
quả mang tâm trạng nổi loạn, bất cần
đời, hận thù, giết hại người khác.
Gia đình là viên gạch xây
dựng xã hội. Khi viên gạch bị
hư hỏng, mục nát thì xã hội cũng bị xụp
đổ, điêu tàn. Muốn gây
dựng lại xã hội, người ta phải gầy
dựng lại gia đình. Muốn tái
lập gia đình, con người phải đặt Thiên
Chúa vào địa vị tối cao nơi gia đình.
Đó là bài học con người ngày nay cần học
nơi Thánh Gia.
Bài Phúc Âm hôm nay diễn tả một hình
ảnh đẹp của gia đình: Thánh Giuse và Đức
Mẹ bế Chúa Giêsu hài nhi vào
Đền thờ để dâng của lễ, phụng
thờ Thiên Chúa. Tại Đền Thờ,
Đức Maria đã được mạc khải
rằng tương lai và sứ mạng của Mẹ
gắn liền với Chúa Kitô trong những khổ đau
đem lại ơn cứu chuộc cho nhân loại. Thánh gia đã đến thờ phượng Thiên
Chúa như một gia đình. Từ
đó Thiên Chúa đã mạc khải cho mỗi người
nhận ra vai trò của mình nơi gia đình và trong xã
hội. Muốn cho gia đình
được đời sống êm ấm, hạnh phúc,
chúng ta phải đặt tinh thần thờ phượng
Thiên Chúa lên trên hết. Tinh thần đó
thể hiện qua việc tham dự thánh lễ Chúa
Nhật. Gia đình cùng đi dự lễ, cùng ngồi
với nhau. Cha mẹ dùng dịp này để giáo
dục cho con cái về ý nghĩa việc dự lễ, ý
nghĩa các bài đọc, lời linh mục giảng.
Đứa trẻ nào cũng có vài cảm nghĩ nào đó
mỗi khi dự lễ, về nhà thờ, về ca đoàn,
về linh mục, về những nghi thức phụng
vụ... Dò hỏi các em về những cảm nghĩ
đó để hiểu biết tâm tư các em, lợi
dụng cơ hội đó để dạy cho các em
biết tham dự thánh lễ cách có ý nghĩa hơn. Ngoài ra
gia đình nên có giờ đọc kinh tối mỗi ngày sao
cho thích hợp với tuổi trẻ: một vài chục
kinh Mân Côi, một đoạn Kinh Thánh với vài lời suy
niệm, một lời nguyện tự phát dâng lên Chúa... Điều đó đem lại nhiều lợi
ích cho người trẻ hơn những tràng kinh vô cùng,
không Amen.
|