Tìm
gặp Chúa trong sa mạc tâm hồn
(Suy niệm
của Lm Trần Bình Trọng)
Phúc âm theo thánh Máccô bắt đầu bằng câu
chuyện Gioan tiền hô, ngôn sứ cuối cùng trong
thời Cựu ước. Sau một thời
gian lâu dài vắng bóng ngôn sứ, thì dân Chúa lại có thể
nghe tiếng Người qua miệng Gioan, một
đại ngôn sứ vừa xuất hiện.
Sứ vụ
của Gioan tiền hô đã được ngôn sứ Isaia
loan báo cả hơn nửa thế kỉ về
trước cho dân chúng, đang sống trong cảnh lưu
đầy là cuộc giải thoát khỏi cảnh nô lệ
đã gần đến. Ngôn sứ Isaia báo trước là
người ta sẽ nghe thấy tiếng kêu trong hoang
địa: Trong sa mạc, hãy mở
một con đường cho Chúa; giữa đồng hoang,
hãy làm một con đường cho ngay thẳng (Is 40:3). Thời đó giữa Ba-by-lon và Giêrusalem, chỉ có
đường mòn cho lái buôn cưỡi lạc đà.
Cho nên dân chúng được khuyến khích làm
đường mòn rộng hơn, vì theo
họ thì Đấng cứu thế sẽ đến
với họ qua sa mạc.
Gioan
tiền hô đến thực hiện lời ngôn sứ
Isaia về việc dọn đường cho Đấng
cứu thế.
Gioan cắt nghĩa việc sửa đường cho Đấng
cứu thế theo nghĩa thiêng liêng.
Gioan bảo họ phải sửa đường cho ngay
thẳng nghĩa là thanh tẩy tâm hồn bằng việc:
Chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để
được ơn tha tội (Mc 1:4).
Điều làm
ta thắc mắc sơ khởi ở đây là tại sao
lại rao giảng trong sa mạc? Tài
liệu tình cờ được tìm thấy ở hoang
địa Qumran và người ta tìm thấy
dấu vết một tu viện Do thái thời Chúa Giêsu.
Hội viên trong tu viện là tư tế, hay dân
thường, không lập gia đình, sống khắc
khổ, cầu nguyện và suy niệm hằng ngày và gom tài
sản làm của chung theo lời tuyên
thệ. Như vậy có thể ông Gioan
tiền hô cũng thuộc nhóm này, rồi xuất hiện
trong hoang địa để rao giảng.
Theo ý niệm
Thánh kinh thì sa mạc có liên quan
đến việc manh nha và bành trướng của
đạo cũ, nghĩa là đạo Do thái. Chính trong sa mạc mà dân Do thái đã gặp
được Chúa. Họ nghe tiếng Chúa
gọi làm dân riêng và sửa soạn cho họ vai trò
được chọn. Sa mạc
là lối sống du mục của họ trong suốt
bốn mươi năm trường trên đường
tìm về đất hứa. Họ nhận thức
được rằng họ được sinh tồn
trong sa mạc là có bàn tay Giavê bảo
vệ và nuôi dưỡng họ khi cần bằng manna,
bằng chim cút, bằng nước do Giavê truyền cho Môsê dùng
cây gậy đập vào đá cho nước trào ra. Trong sa
mạc, họ được thử thách và sau cùng khi
họ phản bội Chúa thì ngôn sứ Hôsê nhắc nhở
cho họ là họ sẽ lại được đưa
vào sa mạc để nghe Chúa nói với con tim họ (Hs
2:16). Như vậy thì đó là điều thích hợp
để lời Chúa qua miệng Gioan tiền hô lại
đến với họ trong sa mạc.
Trong
Phúc hôm nay Gioan tiền hô sửa soạn cho Đấng
Cứu thế đến bằng việc rao giảng phép
rửa thống hối. Sứ mệnh của Gioan tiền hô thật là gay
go. Trước hết ông ta phải sửa soạn cho
sứ mệnh làm ngôn sứ bằng việc đi vào sa mạc để luyện chưởng
linh thiêng bằng việc ăn chay cầu nguyện.
Điều
thắc mắc thứ hai là ai sẽ vào sa
mạc để nghe giảng, trừ khi giảng cho cào
cào, châu chấu hay bọ cạp? Phúc âm hôm nay ghi lại là dân chúng từ
các vùng làng mạc thôn xóm, cũng như từ Giêrusalem
tuốn đến nghe Gioan giảng. Việc dân chúng
tuốn đến, không những từ miền quê, mà còn
từ đô thị để nghe Gioan trong sa
mạc, chứng tỏ ông ta có sức lôi cuốn rất
mãnh liệt. Không phải chỉ vì tò mò mà đến coi
một nhân vật có vẻ kì dị trong cách ăn
bận: ăn châu chấu, bận da thú vật (Mc 1:6). Dân chúng tuốn đến nghe ông giảng bởi
vì lời rao giảng của ông có sức tác động làm
thay đổi đời sống họ. Họ đáp lại sứ điệp thống
hối bởi vì họ cảm thấy được lôi
kéo vào thế giới thiêng liêng. Nghe giọng nói
của nhân vật thủ vai Gioan tiền hô trong phim ảnh
về cuộc đời Đấng Cứu thế,
thấy tiếng ông ta cảnh giác dân chúng rống lên như
con sư tử cái, trong thế nhảy chồm lên,
rượt bắt mồi.
Sa mạc là nơi khô chồi,
hoạ hiếm mới tìm được nước
uống và sinh vật sồng. Trong sa
mạc, người ta cảm thấy mình bé nhỏ,
yếu thế, không có chỗ cho việc thỏa hiệp. Người ta phải làm quyết định
nhanh chóng có liên hệ đến vấn đề sinh
tử. Người ta phải lựa
chọn giữa Thiên Chúa và chính mình. Như vậy vào sa mạc để nghe Gioan giảng có
nghĩa là đối diện với chính mình, để
hoán cải tâm hồn và sửa soạn đón chờ Đấng
Cứu thế. Gioan nhận thức được sứ
mệnh của ông là kêu gọi dân chúng ăn năn
sám hối và chịu phép rửa. Dân chúng tuốn đến
nghe ông bởi vì họ tin rằng ông rao giảng lời
Chúa, chứ không thỏa hiệp, không nhắm làm vừa
lòng, làm khoái tai người nghe. Vì thế khi nhận phép rửa thống hối,
dân chúng cũng bắt đầu đổi mới
đời sống.
Thắc mắc
thứ ba là làm sao ta có thể bắt chước dân chúng
trong Phúc âm, đi vào sa mặc để
nghe sứ điệp sám hối, dọn đường
cho Đấng cứu thế đến? Để gợi
lên bầu khí sa mạc trong Thánh kinh,
những trại huấn luyện huynh trưởng
Thiếu Nhi Thánh Thể thường được tổ
chức trong sa mạc hay trong rừng núi. Tên của mỗi
khoá sa mạc được đặt theo ý niệm trong
Thánh kinh như Sa mạc Ánh lửa, Lửa thiêng, Giêrusalem,
Bêlem, Na-da-rét.. để
khoá sinh dễ cảm nghiệm được sự
hiện diện của Chúa khi học hỏi về Thánh
kinh giữa cảnh thiên nhiên. Vào rừng cũng như vào sa mạc người ta có cảm
tưởng dễ gặp nguy hiểm như bị
lạc, bị dã thú tấn công hay không tìm được
thức ăn và nước uống. Do đó người
ta dễ bám víu vào Đấng cầm giữ sinh mạng.
Đối
với đa số giáo dân thì điều mà ta có thể làm
là tạo nên bầu khí sa mạc trong tâm
hồn là nơi chỉ có Chúa và mình hiện diện. Nói
như vậy có nghĩa là ta cần tìm những giờ phút
thanh vắng, đơn độc để ở một
mình với Chúa, để lắng nghe tiếng Chúa trong sa
mạc của tâm hồn, để có thể tự giác và
thức tỉnh tâm hồn. Trong sa
mạc, người ta dễ dàng làm quyết định
phải theo đường nào, vì không có cây cối che
lấp nhãn quan. Cũng vậy, trong sa mạc của tâm hồn,
không bị ngoại cảnh chi phối, không bị nội
cảnh lấn át, ta sẽ dễ dàng làm quyết
định cho đời sống nội tâm. Đó
là việc lựa chọn mà mỗi người phải làm
trong Mùa vọng này.
Lòi cầu
nguyện, xin ơn được gặp gỡ Chúa trong sa mạc của tâm hồn:
Lạy Chúa, Chúa hiện diện
khắp mọi nơi.
Sa mạc, núi rừng, biển
cả đều có Chúa ở đó.
Chính trong sa
mạc mà dân Do thái gặp được Chúa.
Xin ban cho con một tâm hồn thanh
tịnh,
để
khỏi bị ngoại cảnh chi phối và nội
cảnh lấn át.
Xin dạy con biết tạo
bầu khí sa mạc trong tâm hồn:
đơn côi
và cô tịch,
để con
mời Chúa vào,
ở với con. Amen.
|