MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Tư Tưởng Khiêm Nhường
Thứ Ba, Ngày 12 tháng 12-2017
Tư tưởng khiêm nhường

 

1 . Khi có người hỏi thánh Thomas Aquinas, “Làm thế nào để tôi nhận được ơn cứu độ?” – Thánh nhân trả lời: “Phải khiêm nhường!”. Thật vậy, khiêm nhường là một trong những nhân đức căn bản của người Ki-tô, chúng ta cần phải ra sức học biết đức khiêm nhường theo tinh thần của Chúa Ki-tô vì đó là một nhân đức quan trọng gắn liền với ơn cứu độ của mỗi người.

 

2 . Một trong những bài giảng của Chúa Ki-tô khiến tôi phấn khích và suy tư nhiều đó là bài giảng trên núi hay bài giảng “Tám mối phúc thật”. Tôi lấy làm ngạc nhiên vì nhiều lần trong Kinh Thánh Chúa Giê-su nói rằng, “Hãy học nơi Thầy vì Thầy có lòng hiền hậu và khiêm nhường” – tuy vậy, trong bài giảng trên núi Chúa không đề cập cách rõ ràng đến đức khiêm nhường, chẳng hạn, Chúa không nói rằng “Phúc cho người khiêm nhường…”… Và rồi tôi nhận ra Chúa có lý do khi không đề cập đến ‘đức khiêm nhường’ trong bài giảng trên núi là vì:

- Thứ nhất: Chúa đã nhận ra mối hiểm họa tiềm tàng về sau là vì có thể có những người ngoại giáo, vô thần có thể nói được rằng “Cứ như Chúa nói thì tôi không cần biết Chúa, không cần thờ lạy Chúa mà chỉ cần khiêm nhường… khiêm nhường theo ý riêng của tôi mà không theo tinh thần của Chúa thì vẫn được cứu độ…” – đó là sự ảo tưởng về đức khiêm nhường!

- Thứ hai: Tám loại người mà Chúa đã kê ra để chúc phúc thực ra đó chính là tám đặc điểm cơ bản nhất của một người khiêm nhường đích thật theo tinh thần Chúa Ki-tô.

 

3 . Một người khiêm nhường đích thực là một người nhận biết tự bản thân mình chỉ là bóng tối, là hư vô, chỉ là mực đen trước mặt trời công chính là Thiên Chúa… Người khiêm nhường không khoe khoang bản thân; không tự hạ với mục đích, mưu đồ, tham vọng để được khen ngợi, được đề cao… Người khiêm nhường thẳm sâu trong tâm hồn thường cầu nguyện với Chúa những lời đại loại như, “Lạy Thiên Chúa là Đấng nhân hậu và giàu lòng xót thương! Trước mặt Chúa con không phải là ông vua đạo đức, công chính mà là một gã ăn mày bất lương! Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vì Chúa không khinh chê địa vị thấp hèn của con là một kẻ ăn mày mà lại còn bất lương nữa …Khi con gõ cửa nhà Chúa, Chúa vẫn mở cửa tiếp đón: đãi xôi gấc, thịt gà và rượu ngon khiến con rất cảm động và mến Chúa… ”     

 

4 . Nếu như đức ái là linh hồn của các nhân đức và đức khôn ngoan là chìa khóa để mở ra các nhân đức thì đức khiêm nhường là bệ phóng của các nhân đức. Nhờ có đức khiêm nhường mà các nhân đức  khác được bay cao hơn và xa hơn.

5 . Biểu hiện của một người nhận lãnh được ân sủng tràn đầy của Thiên Chúa đó là người luôn cố gắng tự làm mình trống rỗng trước mặt Thiên Chúa.

 

6 . Là người Ki-tô tôi luôn ao ước mình phải trở nên bé nhỏ đi để các Ki-tô hữu khác phải được lớn lên. Tôi luôn ước ao mình trở nên tấm thảm để các anh chị Ki-tô chùi chân để bước vào ngôi thánh điện của Thiên Chúa, hay là tôi ước ao mình được trở nên là viên đá lót đường để các thế hệ sau cứ đạp lên tôi mà đến với Thiên Chúa. Khi chia sẻ những cảm nghiệm về đức tin Ki-tô của mình tôi luôn muốn các thế hệ sau tôi nếu học được nơi tôi điều gì hay phải giỏi hơn tôi và tài năng hơn tôi về tâm linh, về tri thức về Thiên Chúa,… Nếu thế hệ sau tôi học được gì nơi tôi mà tôi lại muốn người đó thấp kém hơn tôi – tôi đã thất bại về đức khiêm nhường! – Đây là lời tâm sự rất chân thành của tôi và Chúa cũng biết lòng tôi.

 

(Vũ Thắng)

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Tìm Gặp Chúa Trong Sa Mạc Tâm Hồn (suy Niệm Của Lm Trần Bình Trọng) (12/13/2017)
Thời Cứu Độ (12/13/2017)
Theo Gương Gioan, Hãy Dọn Đường Cho Chúa Đến. (suy Niệm Của Phêrô Hà Anh Tiến, Op) (12/13/2017)
Sửa Lối Cho Thẳng Để Người Đi! (suy Niệm Của Anmai, Cssr) (12/13/2017)
Sửa Đường Tâm Linh Cho Ngay Thẳng (suy Niệm Của Jos. Vinc. Ngọc Biển) (12/13/2017)
Tin/Bài cùng ngày
Sửa Đường Nội Tâm (suy Niệm Của Lm. Giuse Nguyễn Hữu An) (12/12/2017)
Sứ Điệp Gioan Tiền Hô (suy Niệm Của Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty Sdb) (12/12/2017)
Người Phu Quét Lá (suy Niệm Của Lm Giuse Nguyễn Hữu An) (12/12/2017)
Người Dọn Đường Tâm Hồn. (suy Niệm Của Lm. Nguyễn Minh Hùng) (12/12/2017)
Lầm Lỗi Và Sám Hối (suy Niệm Của Lm. Jos Tạ Duy Tuyền) (12/12/2017)
Tin/Bài khác
Suy Niệm Các Ngày Trong Tuần 02 Mùa Vọng: Thứ Hai --- Vì Ghen Tức Mà Trở Thành Bất Nhân! (12/11/2017)
Con Đường (2) ----- (12/11/2017)
Con Đường… (1) (12/11/2017)
Con Đường Của Đức Chúa (suy Niệm Của Am Trần Bình An) (12/11/2017)
Con Chuẩn Bị Đón Chúa Đến – Vikini (trích Trong ‘xây Nhà Trên Đá’– Lm. Vũ Khắc Nghiêm) (12/11/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768