Tỉnh thức đón Chúa
Hôm nay, chúng ta bước vào một chu kỳ phụng vụ mới và bắt
đầu vào mùa vọng.
Như chúng ta biết: Mùa Vọng là âm đầu tiên
gọi tắt của tiếng "Adventus", một tiếng La Tinh, có nghĩa là đến hay sắp đến. Mùa Vọng bao hàm
ý nghĩa rõ hơn là mùa hy vọng, mùa trông đợi, mùa chờ
mong. Chờ mong vào Đấng Cứu
Thế. Vì thế, Mùa Vọng đầu tiên có nghĩa là
một thời gian chuẩn bị đạo đức
để xứng đáng mừng lễ Chúa Giáng Sinh.
Nhưng đến thế kỷ thứ VII, Mùa Vọng còn
mang một ý nghĩa khác là trông đợi, chờ mong Chúa
quang lâm, Chúa tái giáng để phán xét nhân loại. Như
vậy, Mùa Vọng là mùa nhắc lại thời gian nhân
loại chờ đợi Đấng Cứu Thế
đến cứu chuộc, và cũng nói lên nỗi chờ
đợi của Giáo Hội hôm nay, chờ đợi
Đức Kitô đến lần thứ hai khi lịch
sử kết thúc để phán xét nhân loại. Ngoài ra,
với mỗi người, Mùa Vọng cũng nhắc
nhở chúng ta hãy chuẩn bị sẵn sàng chờ đón
Chúa trong giây phút hiện tại mỗi ngày của
đời sống và đặc biệt trong ngày chết
khi Chúa đến gọi chúng ta về với Ngài.
Ai trong chúng ta cũng đã kinh
nghiệm về sự chờ đợi. Chờ
đợi mẹ đi chợ về, chờ đợi
bữa ăn, chờ đợi đến cuối tháng
lãnh lương, chờ ai đó, ...
Chờ đợi đòi buộc chúng ta phải tỉnh
thức. Tỉnh thức đòi buộc chúng ta ở trong
tư thế sẵn sàng.
Tỉnh thức không phải là
không ngủ. Các cô trinh nữ khôn ngoan và
khờ dại cũng ngủ giống nhau.
Điểm khác biệt là các cô khôn ngoan ngủ nhưng có
thái độ tỉnh thức, bằng chứng là các cô này
đã mang đèn và dầu dự trữ, các cô sống trong
sự chuẩn bị, sống trong tư thế sẵn
sàng đón chàng rể đến bất cứ lúc nào.
Ngược lại, các cô khờ dại thì mang đèn mà
không mang theo dầu dự trữ, các cô
này không có thái độ chuẩn bị sẵn sàng, không
sống trong thái độ tỉnh thức. Vì thế,
đến giờ chàng rể đến thì các cô sống
trong sự chuẩn bị sẵn sàng sẽ đi theo chàng rể. Họ
hưởng sự tốt lành trong vương quốc
của chàng rể. Ngược lại
ngững người sống mà không chuẩn bị thì
sẽ gặp thiệt thòi nên sẽ phải hối
hận, đến giờ chót thì không ai có thể giúp mình
được. Do đó, cuộc đời của
người Kitô hữu chúng ta phải sống trong sự
tỉnh thức và cầu nguyện, sống trong tư
thế chờ đón Chúa, nghe và thực hành Lời Chúa, làm theo ý Chúa. Chúng ta phải sẵn sàng chờ
đón Chúa bất cứ lúc nào.
Khởi đầu của mùa
vọng, Lời Chúa của Chúa nhật hôm nay mời
gọi chúng ta hãy canh thức, hãy tỉnh thức để
chờ đợi Chúa đến. Chúa Giêsu nói ngày
của Chúa không ai biết trước được, và
thái độ của chúng ta là luôn luôn tỉnh thức, lúc
nào cũng ở trong tư thế sẵn sàng, để
ngày ấy dù có bất ngờ tới đâu, cũng là ngày
đem lại vinh quang và hạnh phúc vĩnh cửu cho ta. Như vậy, thái độ tỉnh thức là
thái độ nào?
Người ta có thể tỉnh thức
để tiếp tục làm cho xong một công việc hay
bắt đầu từ một việc khác. Vì thế, có
những người thức để làm việc, họ
làm công việc bảo vệ an ninh, trực ở bưu
điện, phòng cấp cứu, trạm cứu hoả, ga
xe, tàu, máy bay, ... những tài xế chạy xe, chạy tàu
suốt chặng đường dài, những chuyến xe
bay trong đêm, ... và còn có những người khác cũng
thức, thức để cầu nguyện. Trong các đan
viện, các đan sĩ nam nữ mang một sứ
mạng là cầu nguyện, họ ca tụng Chúa, họ tỉnh
thức và cầu nguyện thay chúng ta, thay cho mọi
người khắp nơi trên thế giới.
Trong cuộc sống, có khi chúng ta chưa
sẵn sàng, chưa tỉnh thức khi chúng ta bị thu hút
bởi tiền bạc, bởi của cải, bởi danh
vọng, bởi quyền lực ... đến nỗi quên
đi bổn phận mình là thờ phượng Chúa, là yêu
mến và giúp đỡ đồng loại như giúp
đỡ cho kẻ đói ăn, kẻ khát được
uống, lên tiếng trước bất công ...
Ngược lại thậm chí chúng ta còn làm những
điều trái với lương tâm, những điều
bất lợi cho tha nhân như vu khống, bất công, thù
oán, lăng nhục... Như vậy, một cách cụ thể,
chúng ta đề ra những bổn phận như sau:
Tỉnh thức là tỉnh táo
để nhận ra Chúa đến bất cứ lúc nào và
tha thiết xin Chúa trợ giúp. Rất có
thể Chúa đã đến đã đi qua trong cuộc
đời chúng ta. Đọc lại Kinh Thánh chúng ta
thấy Chúa đến bất ngờ, Chúa đến theo cách của Ngài. Không
đủ tỉnh thức thì chúng ta không nhận ra ngài.
Ngài đến bất ngờ nơi Belem
dưới một trẻ thơ. Cuộc
sống, cái chết và sự phục sinh cũng bất
ngờ khiến cho các môn đệ ngạc nhiên. Chắc chắn ngài cũng đến bất
ngờ như ông chủ trở về mà bài phúc âm nhắc
tới. Chúa hiện diện nơi người nghèo
đói, lầm than khổ sở, thiếu thốn,
… (Mt 25, 31 - 46). Hơn nữa hằng ngày, Chúa Giêsu
đến qua bí tích Thánh Thể mà chúng ta lãnh nhận, Chúa
đang đến trong ân sủng và các
biến cố mà chúng ta gặp gỡ hằng ngày. Chúng ta
đã gặp, đã thấy nhưng đôi khi chúng ta
chưa dùng đức tin cho đủ, cho đúng mà đón
nhận ra Ngài. Do đó, chúng ta phải luôn tỉnh thức,
tỉnh táo để nhận ra Ngài. Đồng
thời chúng ta xin Chúa giúp chúng ta tỉnh thức để
nhận ra Chúa đến bất cứ lúc nào.
Tỉnh thức là chu toàn
bổn phận và sinh lợi (Mt 25, 31-46). Chúa
giao cho chúng ta như những người quản gia
nhiệm vụ phân phát lương thực cho gia nhân (Mt 24,
45-51). Nếu chủ về mà gặp
thấy chúng ta đang làm công việc được giao thì
đúng là chúng ta đang sống trong thái độ tỉnh
thức. Mê ngủ là bỏ bê trách nhiệm, lạm
dụng quyền hành và say sưa chè chén (Mt 24, 19). Khả
năng mỗi người như nén bạc mà chúa trao cho
thì chúng ta phải biết chu toàn bổn
phận và sinh lợi cho thật nhiều, hết công
suất, mỗi người phải sinh lợi tuỳ theo
vốn mà mình đã nhận. Nhìn lại bản thân,
nhiều và rất nhiều lần chúng ta bỏ qua các
bổn phận hoặc chưa chu toàn
bổn phận của mình. Chúng ta hãy ý thức chu toàn bổn phận và luôn sống với
Chúa từng phút giây.
Khởi đầu Mùa Vọng
này, chúng ta hãy chuẩn bị tâm hồn, luôn luôn tỉnh
thức để đón chờ ngày Chúa đến. Chúng ta cần phải ra sức chuẩn bị tâm
hồn để khỏi hối hận về sự
đã rồi. Hãy trở về với nẻo chính
đường ngay, ngõ hầu lúc nào cũng sẵn sàng,
sẵn sàng và sẵn sàng cho ngày đó hay không?.
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã đến, đang đến và sẽ
đến, xin cho chúng con luôn sống trong tâm tỉnh
thức chờ đợi và chu toàn bổ phận mình theo ý
Chúa muốn. Chúa đang đi qua trong thế giới này, qua
các bí tích, hiện diện nơi tha nhân, đi qua những
biến cố và đang đi qua trong cuộc đời
chúng con. Xin cho chúng con tỉnh táo nhận ra Chúa đang
đi qua các nơi đó. Đồng thời, xin cho chúng con
vui vẻ làm tròn bổn phận của mình vì yêu mến Chúa
Giêsu Kitô. Amen.
|