Mùa hy vọng
(Suy niệm của Lm Trần Bình Trọng)
Hằng năm mỗi khi mùa
Vọng đến thường cho ta cái cảm giác mong
chờ. Bốn tuần lễ Mùa Vọng tượng
trưng cho bốn ngàn năm dân chúng trong Cựu Ước
mong đợi Đấng Cứu Thế. Vì thế mà
lịch sử Cựu ước được gọi là
câu chuyện đợi chờ.
Bài trích Sách Tiên Tri Isaia hôm nay
được viết vào cái thời mà thành Giê-ru-sa-lem
bị phá hủy. Để hiểu rõ cái liên hệ
của Giê-ru-sa-lem đối với người Do Thái, ta
có thể suy ra cái liên hệ giữa Đền Thánh La Mã
đối với người Công giáo. Vào cái thời
Giê-ru-sa-lem bị phá hủy thì dân chúng nghèo nàn, khổ
cực thế nào! Vì thế, cái cơ hội
xây dựng lại đất nước của họ
thật là mỏng manh. Do đó hầu như họ
để cho thất vọng đè bẹp và bao phủ.
Hôm nay Tiên Tri Isaia đã nhắc
nhở cho dân chúng ghi nhớ lời Chúa hứa sai
Đấng Cứu Thế và rồi dân chúng cũng nuôi
dưỡng cái đời sống thiêng liêng của họ
bằng niềm hi vọng đó. Trong khi họ mong
đợi Đấng Cứu Thế đến, Tiên Tri
Isaia cũng nhắc nhở cho họ là Chúa cũng trông
đợi họ trở về bởi vì họ đã quên lãng
Chúa và đi lạc đường lối.
Qua những bức Thư
gửi tín hữu Cô-rin-tô, Thánh Phao-lô cho ta thấy giáo dân
Cô-rin-tô đang trải qua cuộc khủng hoảng
trầm trọng. Cộng đoàn tín
hữu Cô-rin-tô thời đó bị phân tán bởi phe nhóm, và
họ sống trong cảnh vô trật tự. Vì thế Thánh Phao-lô khuyên họ sống trung thành
cho đến cùng và đặt niềm hi vọng vào ngày
Chúa sẽ đến lần thứ hai. Còn
giáo dân La Mã thời bấy giờ cũng đang trải
qua cuộc bách đạo. Như vậy ta thấy dân
Do Thái trong Cựu Ước mất niềm hi vọng trong
việc xây dựng lại đền thờ. Giáo dân thành
Cô-rin-tô thời Giáo Hội sơ khai
bị chia thành năm bè bảy mối. Giáo dân
La Mã thời khởi đầu Giáo Hội bị bách
hại.
Còn giáo dân Việt nam hải
ngoại sau 1975 đang gặp những khó khăn nào? Phải chăng người giáo dân Việt Nam
cũng đang gặp những khó khăn về vật
chất, về tinh thần, cũng như đời
sống thiêng liêng? Có những
người cảm thấy nhớ nhung cái cảnh thân
mật dưới mái gia đình, và cái cảnh quen thuộc
của khu xóm, làng mạc, phố chợ. Có
người cảm thấy luyến tiếc khi thấy con
cháu quên lịch sử, quên nói tiếng mẹ. Có người cảm thấy thua thiệt khi
thấy khả năng ngôn ngữ của mình bị
giới hạn. Có người cảm thấy tủi
hổ khi thấy mình già cả, bị con cháu cho qua mặt,
không còn được coi là thích hợp và hữu dụng. Có người cảm thấy ưu tư khi
thấy những giá trị luân thường đạo lý
cổ truyền đã bị quên lãng. Có người
cảm thấy mất mát khi thấy gia đình đổ
vỡ, nhưng liên hệ giữa ông bà, cha mẹ, vợ
chồng, con cái, cháu chắt đã trở nên lỏng lẻo,
xa cách, nếu không là đã bị cắt đứt. Có
người cảm thấy lo âu khi thấy việc
thực hành đức tin đã trở nên bê trễ.
Đứng trước những hoàn cảnh
kó khăn, trắc trở, Tiên Tri Isaia nhắc nhở cho dân
Do Thái đặt niềm hi vọng vào Đấng Cứu
Thế sẽ đến. Thánh Phao-lô khuyên giáo
dân Cô-rin-tô phải trung thành cho đến cùng. Còn Thánh sử Marcô kêu gọi giáo dân La mã phải
tỉnh thức chờ đợi. Như vậy, theo lời Tiên Tri Isaia, lời Thánh Phao-lô,
lời Thánh sử Marcô, ta cũng phải cố gắng
vươn lên để vượt thắng trở
ngại, vượt lên trên hoàn cảnh thay vì để cho
hoàn cảnh trở ngại đè bẹp. Mỗi
người phải đặt cho mình một niềm hi
vọng nào đó: hi vọng có bằng cắp, nghề
nghiệp, hi vọng co việc làm tốt, hi vọng
đời sống cá nhân sẽ thay đổi, hi vọng
những liên hệ gia đình cũng như liên hệ
với Chúa sẽ trở nên tốt đẹp hơn, hi
vọng con cháu sẽ được thành đạt và
hạnh phúc.
Mùa Vọng mà Giáo Hội bắt
đầu hôm nay là mùa hi vọng. Giáo
Hội dùng phụng vụ để khơi dậy trong ta
cái ước muốn, để hun đúc tư
tưởng của mỗi người cho việc sửa
soạn tâm hồn đón mừng Chúa Cứu Thể
đến bằng ơn thánh. Hi vọng là lẽ
sống của mỗi người. Đối
với người công giáo, thì Chúa Giáng Sinh phải là
nguồn hi vọng và là lẽ sống của mỗi
người.
|