BÀI LỜI CHÚA 150
ĐỨC
MARIA
LÀ TÌNH YÊU THIÊN CHÚA MẶC XÁC ĐÀN BÀ
Trích sách Ysaia 66.10-14
10 Hãy vui mừng với
Giê-ru-sa-lem, hãy vì Thành Đô mà hoan hỷ, hỡi tất
cả những người yêu mến Thành Đô
!
Hãy cùng Giê-ru-sa-lem khấp khởi mừng, hỡi tất
cả những người đã than khóc Thành Đô, 11 để được Thành
Đô cho bú no nê sữa ủi an, được thoả
thuê nút bầu sữa vinh quang của nó,
12 Vì ĐỨC CHÚA phán như sau :
Này Ta tuôn đổ xuống Thành Đô ơn thái bình tựa
dòng sông cả, và Ta khiến của cải chư dân
chảy về tràn lan như thác vỡ bờ. Các ngươi sẽ được bú mớm, được
bế bên sườn, được nâng niu trên đầu
gối.
13 Như mẹ hiền an ủi
con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như
vậy ;
tại Giê-ru-sa-lem, các ngươi sẽ được an
ủi vỗ về.
14 Nhìn thấy thế, lòng các
bạn sẽ đầy hoan lạc,
thân mình được tươi tốt như cỏ
đồng xanh.
* Đó là lời Chúa ! – Tạ ơn Chúa !
Suy
niệm Lời Chúa
Sau khi Thành Giêrusalem bị cường quốc
ngoại bang tàn phá, dân chúng bị đi lưu đày,
một thời gian sau đó Thiên Chúa hứa sẽ cho
phục hồi vinh quang như trước. Dựa vào
lời hứa đó, Người bảo dân Israen hãy chia vui
với thành đô, để sẽ được nó cho
hưởng thỏa thuê sự giàu có phong phú mà Thiên Chúa
sẽ ban cho nó, mà ở đây vị ngôn sứ mô tả
họ như đứa trẻ thơ được bú no
bầu sữa mẹ, được bế bồng,
được nâng niu trên đầu gối…
Nhưng
đột nhiên lại nghe thấy chính Thiên Chúa đồng
hóa mình với thành đô Giêrusalem : “Như mẹ hiền an ủi
con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy ;
tại Giêrusalem các ngươi
sẽ được an ủi vỗ về.” Hóa ra,
nếu dân chúng Israen được an ủi vỗ về,
được hưởng mọi sự giàu có phong phú
của thành đô, thì thực ra là hưởng những
sự ấy của chính Thiên Chúa ban cho, vì
thành
đô chẳng có gì mà ban cho ai cả.
Hội
Thánh Công giáo thường cho đọc đoạn sách ngôn
sứ này trong các lễ kính Đức Mẹ Maria,
để cho tín hữu hiểu rằng thành đô Giêrusalem
là hình ảnh báo trước về Đức Mẹ,
những gì Thiên Chúa làm cho thành đô, sẽ là những gì
Thiên Chúa làm nơi Đức Mẹ. Và tất cả
những ai yêu mến Đức Mẹ, sẽ
được hưởng các ân huệ của Mẹ,
như đứa con thơ bú no nê bầu sữa ơn
sủng của Mẹ, được nâng niu, bồng
bế trong cánh tay Mẹ.
Nhưng
chúng ta sẽ thắc mắc : Làm sao
Mẹ Maria có thể cho tất cả nhân loại chúng ta
hưởng ơn huệ của Mẹ ? Làm sao Mẹ Maria
với trái tim nhỏ bé, yếu
đuối của mình là một phụ nữ như
mọi phụ nữ khác, có thể yêu thương, lo
lắng, nuôi nấng, giúp đỡ, ủi an toàn thể
con cái nhân loại được? Tuy đã
được Thiên Chúa chọn làm Mẹ sinh ra Đấng
Cứu Thế, song Mẹ Maria vẫn chỉ là một
người phụ nữ, Mẹ không thể nào trở
nên thần linh như Thiên Chúa để có thể yêu
thương, nuôi nấng, an ủi, giúp đỡ toàn
thể con cái nhân loại được! Chỉ mình Thiên
Chúa mới có thể làm được chuyện vĩ đại như thế mà thôi.
Đáp án chúng ta tìm
được là ở đoạn ngôn sứ Ysaia trên
đây: thấy Thiên Chúa đồng hóa mình với thành
đô Giêrusalem để vỗ về an ủi dân
Người, thì chúng ta mới vỡ lẽ ra rằng : nơi Đức Mẹ cũng
vậy, Thiên Chúa cũng muốn đồng hóa với
Đức Mẹ như thế này :
Người sẽ đặt
Trái tim của Người vào trong lòng
Đức Mẹ, để yêu thương toàn
thể con cái nhân loại chúng ta. Vì vậy, trên đầu
bài chúng ta mới đề : “Đức Maria là tình yêu Thiên
Chúa mặc xác đàn bà”, nghĩa là Trái tim tình
thương vô bờ bến của Thiên Chúa muốn tỏ
lòng yêu thương âu yếm chúng ta, nhưng vì quan niệm
từ xưa vốn coi Thiên Chúa là Cha, là Đấng Tạo
dựng trời đât, Oai nghi đáng sợ, cầm
quyền sinh tử và phán xét mọi người, nên
người ta khó cảm nhận được tình
thương âu yếm của Chúa.
Do vậy Chúa phải mượn hình dáng dịu dàng,
dễ thương của một người phụ
nữ, để biểu lộ cho nhân loại cảm
nhận được tình
thương dịu hiền âu yếm của Chúa.
Cũng
vì thế mà một đôi lần, qua những câu Kinh Thánh, Thiên
Chúa nói cho biết Người không chỉ là người Cha
mà còn là người Mẹ nữa, chẳng hạn :
“Ta đã tập đi cho Ép-ra-im,
đã đỡ cánh tay nó,… Ta lấy dây nhân nghĩa,
lấy mối ân tình mà lôi kéo chúng.
Ta xử với chúng
như người nựng trẻ thơ, nâng lên áp vào má
Ta cúi xuống gần nó mà đút cho nó ăn.” (Hs
11.3-4)
Hay như
đoạn Thánh Kinh đăng trên đầu :
“Như
mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các
ngươi như vậy ; tại Giêrusalem các ngươi
sẽ được an ủi vỗ về.”
Nhất là đoạn sau đây : khi dân Israen quá đau
khổ vì bị cường quốc xâm lăng, tàn phá làm
nước mất nhà tan, triệt hạ Đền
thờ, không kể bao nhiêu người bị giết, ai
còn sống sót thì bị đưa đi lưu đày… Trong
hoàn cảnh tuyệt vọng ấy, họ khóc lóc than vãn:
“ĐỨC CHÚA đã bỏ tôi,
Chúa Thượng tôi đã quên tôi
rồi !”
Qua miệng tiên tri Isaia, Thiên Chúa trả lời:
“Có phụ nữ nào quên
được đứa con thơ của mình, hay
chẳng thương đứa con mình đã mang nặng
đẻ đau?
Cho dù nó có quên đi nữa,
thì Ta, Ta cũng chẳng quên
ngươi bao giờ.”
(Is 59.14-15)
Những người mẹ quên con, bỏ con là
chuyện hi hữu ít khi xảy ra vì ngược với
bản năng làm mẹ. Thế mà Thiên Chúa nói : cho dù có
những bà mẹ tồi tệ đến mức đó,
thì Thiên Chúa không bao giờ cư xử với con dân của
Người như thế :
“Cho dù nó có quên đi nữa,
thì Ta, Ta cũng chẳng
quên ngươi bao giờ!”
Chẳng phải Thiên Chúa là mẹ hơn cả người mẹ
sao ?
-
Chúng ta thường ca ngợi
tình mẹ bằng những lời tuyệt vời như :
“Công cha như núi Thái
sơn,
Nghĩa mẹ như
nước trong nguồn chảy ra…”
Ca
ngợi công cha to lớn như núi non, rất đúng, tuy
vậy núi cao mấy người ta cũng có thể leo
tới đỉnh, còn “nghĩa mẹ như nước
trong nguồn chảy ra” thì chẳng cạn bao giờ … ?
Nhạc
sĩ Y Vân còn ví :
“Lòng mẹ bao la như
biển Thái Bình dạt dào…”
Đúng
vậy, ai trong chúng ta đã chẳng được
hưởng và cảm nghiệm tình thương dạt dào
của mẹ chúng ta, từ thuở còn trứng
nước cho đến tuổi trưởng thành, và
vẫn còn theo dõi chúng ta đến suốt đời…?
Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi : tình thương
của mẹ chúng ta từ đâu mà có ? Từ Thiên Chúa mà đến
đấy bạn ạ ! Khi tạo dựng người
phụ nữ, Thiên Chúa đã chia sớt một chút
tình yêu của Trái tim Người cho bà. Mới chỉ
được chia sớt một chút tình yêu của Thiên
Chúa, mà tình yêu của bà mẹ đã tuyệt vời như
thế, thì thử hỏi, nơi Đức Mẹ Maria,
Thiên Chúa đã đặt chính Trái tim của Người vào
lòng Mẹ, thì sẽ vô cùng tuyệt diệu đến
chừng nào ?
Nhưng,
khi nghe nói Thiên Chúa đặt chính Trái tim Người vào lòng
Đức Mẹ, thì không phải Trái tim riêng của Mẹ
thành vô dụng. Không ! Thiên Chúa đã nâng khả năng Trái
tim của Mẹ tới mức có thể đón nhận
Trái tim Thiên Chúa, thành ra có thể nói hai Trái tim ấy hòa
nhập vào nhau, kết hợp với nhau để cùng yêu
thương loài người chúng ta.
Xin
cũng đừng nghĩ Đức Mẹ sẽ thành ra
một bù nhìn vô cảm, hay một Robot bị Thiên Chúa
điều khiển…Thiên Chúa không bao giờ có kiểu hành
động vô nhân đạo như thế ! Người
đã dựng nên loài người chúng ta có tự do, có quyền
quyết định thì Người tôn trọng quyền
ấy. Bằng chứng là ngày truyền tin : Thiên Chúa đã
sai Thiên thần làm sứ giả đến đề
nghị cô Maria nhận làm Mẹ Đấng Cứu
Thế, và Thiên thần phải chờ lời ưng
thuận của cô, và chỉ về trời lại sau khi
nhận được lời ưng thuận: “Fiat”, “Xin
hãy thành sự nơi tôi theo như lời Sứ thần
nói.”
Nhưng đến đây
chưa hết sự kỳ diệu : Nếu Thiên Chúa
chỉ tuyển chọn một thiếu nữ còn
đồng trinh, thì làm sao có kinh nghiệm của
người mẹ mà làm Mẹ loài người ? Làm
sao biết thương nhân loại như một
người mẹ thương những đứa con ?
Vì vậy Maria nhất định cũng phải trở
thành một người mẹ ! Thế là cô gái đồng
trinh Maria – không hề có sự can thiệp nào của nam nhân
– song đã được quyền năng của Thánh
Thần tác động cho thụ thai rồi sinh ra
Đấng Cứu Thế : Làm mẹ mà lại vẫn còn
đồng trinh tinh tuyền vẹn toản ! Ôi sự
kỳ diệu chưa từng thấy trong lịch sử
loài người !
Thánh
Gioan Vianey giảng rằng : Người ta thường ví
Đức Mẹ với một người mẹ, song
Người còn là người mẹ tốt lành nhất
hơn người mẹ tốt nhất của trần
gian. Vì người mẹ hiền nhất trần gian còn có
khi đánh phạt con, chứ Đức Mẹ không bao
giờ, vì Mẹ quá tốt nên luôn chỉ xử với ta
với lòng thương yêu. Phải, lòng người mẹ
nhân lành ấy chỉ toàn là thương yêu và thương
xót, Người chỉ muốn thấy ta được
hạnh phúc. Chỉ cần quay về phía Mẹ, nhìn Mẹ
là đủ để được nhận lời ngay…Dù
ta tội lỗi, Mẹ vẫn đầy âu yếm và thương
cảm chúng ta…. Lòng Đức Mẹ âu
yếm chúng ta đến nỗi lòng các người mẹ
thế gian hợp lại chỉ là một cục
nước đá bên cạnh
lòng Mẹ.
Tích truyện
Một chiều tối
nọ ở Balê nước Pháp. Có một người
đến xin cha Baron đi thăm kẻ liệt. Cha ghi tên
vào sổ, số nhà, rồi lấy bộ đồ giúp
kẻ liệt ra đi. Đến tòa nhà, hỏi mãi không ra
tên người đó. Chán nản định ra về. Sau
đó cha gặp một em bé. Và được cho biết
là ở tầng hai có người ốm nặng. Cha lên
tới phòng đó, gõ cửa. Một người dáng
điệu dữ tợn, cau có ra mở cửa, thấy bóng
áo dòng hắn hỏi cách sẵng: “Ông có việc gì ?” Liếc
mắt nhìn vào, cha thấy trong phòng có một người
đàn bà đang ốm liệt, sắp chết. Ngài
muốn vào. Người đàn ông chặn lại:
- “Ông không vào đây
được. Nếu sấn vào, tôi sẽ quăng ông
xuống chân thang.”
Đang lúc đó,
người đàn bà có bệnh đã nghe thấy. Bà kêu lên :
-
“Nhân danh lòng thương xót Chúa, xin cha
lại đây cứu con, đừng để con chết
như thế này”.
Nghe
vậy, cha nói cương quyết với người
chồng :
- “Ông thấy không,
vợ ông kêu xin sự cứu giúp của đạo thánh. Tôi
không có quyền từ chối và ông không được phép
ngăn cản tôi. Nhân danh Thiên Chúa là chủ tôi và chủ
ông, ông để tôi một mình với bệnh nhân!”
Nghe lời
cương quyết, ông ta lùi ra cho cha vào, miệng nói
những lời nguyền rủa. Cha lại gần
bệnh nhân, bà giang tay như đón vị cứu tinh:
- “Cha ơi, đích
thật Đức Mẹ đã gửi cha đến
cứu con. Chồng con không cho con gọi linh mục, dù con
khóc lóc… Từ 10 năm nay, đã không cho con đi nhà
thờ. Song hằng ngày con vẫn đọc kinh Kính
Mừng và chắc Đức Mẹ sẽ nhậm lời.
Xin cha giải tội ngay và giúp con chết lành”.
Làm các phép
đạo xong, cha hỏi:
- Làm cách nào mà ba sai
người báo tin cho tôi lúc tối?
- Bà đáp : không có
nhờ ai cả !
- Thế bà có
phải là tên N. thế này không ?
- Không.
- Nhưng thật là
số nhà 30 đường thánh Giacôbê mà !
- Không, đây là
số 50!
Hoá ra, vì trời
tối, nên cha đã xem nhầm cửa. Hẳn là do ý Chúa
quan phòng đã thương xếp đặt ra như
vậy. Và do Đức Mẹ đã nhậm lời một
người hằng tin cậy đọc Kinh Kính mừng :
“Thánh Maria Đức Mẹ Chúa
Trời, cầu cho chúng con …, khi này và trong giờ lâm tử.”
¯
|