Tôi tớ hay kẻ tiếm quyền? – Achille
Degeest.
(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa
Nhật’)
Dụ ngôn các thợ
vườn nho phản loạn thuộc vào loại dụ
ngôn Chúa Giêsu tạo ra để tỏ bày thân thế
của Ngài là Đấng Messia. Dụ ngôn này cũng cho thấy sự
cô đơn bi thảm của Đức Kitô bị dân
Người loại bỏ và chung quanh có
những môn đệ mà lòng tin phát sinh khó khăn và hiện
còn mỏng manh. Như thường lệ,
Chúa Giêsu cấu tạo dụ ngôn từ thực tại mà
Người nghe thấy trước mắt. Trong xứ Galilêa thời ấy, những
điền chủ bỏ tiền vào việc trồng nho.
Họ giao cho thợ làm nho trông coi rồi
trả lương. Đôi khi họ
đi xa, ra cả nước ngoài và để việc
quản lý mùa màng lại cho những phái viên họ sai
đến với các thợ làm nho. Theo luật Do thái
nếu chủ một thửa đất chết đi mà
không có người thừa kế, đất ấy
thuộc về người nào chiếm ngụ đầu
tiên. Điều này cho ta hiểu lý luận của các
thợ vườn nho: Con thừa tự đấy,
giết nó đi, chúng ta sẽ chiếm được gia
tài của nó. Quả thực, con thừa
tự mà chết, đất thành vô chủ và thuộc
quyền những kẻ cư ngụ. Qua dụ ngôn
này, và trong đoạn nói tiếp nhắc lại hình
ảnh viên đá góc bị thợ xây loại bỏ, Chúa
Giêsu muốn cho hiểu rằng chính Ngài là người con
trai bị thợ làm vuờn nho giết đi và là viên
đá góc. Trong tâm trí người đọc sách phúc âm vào
thời Mt viết ra, cũng như trong tâm trí chúng ta,
tất cả câu chuyện kết thúc bằng việc Chúa
Con sống lại, để giải cứu gia tài Ngài, là
toàn thể nhân loại và đã trở thành viên đá chính
trong việc xây dựng nước trời. Dụ ngôn này
đặt ra cách quyết liệt câu hỏi sau đây: Làm
sao các người hữu trách dân Do thái lại đã
tới chỗ loại bỏ Đấng Messia?
1) Họ đã hướng theo
bản năng chiếm hữu. Chủ vườn nho là
hình ảnh Thiên Chúa, thủ lãnh duy nhất và Cha của dân
tộc Do thái. Việc các lãnh tụ
của dân chiếm hữu nằm ở chỗ họ áp
đặt quan niệm riêng và lề luật. Họ dùng lề luật để thống
trị dân, họ còn có cao vọng dùng dân tộc
được chọn để đạt tới
chỗ thống lãnh thế giới. Các vị tiên tri
đã đến và chính Con Thiên Chúa cũng đã đến
để nhắc nhủ rằng, lề luật thuộc
riêng mình Thiên Chúa và dân không phải là sở hữu của
những kẻ cai trị, nhưng là của Thiên Chúa mà thôi.
Họ đã giết các tiên tri và cuối cùng
đã giết luôn Con Thiên Chúa. Họ
đã tới chỗ loại bỏ Đấng Messia
bởi vì thay vì phục vụ lề luật và dân, họ
đã chiếm hữu, coi mình là chủ lề luật và
dân. Một câu hỏi: liệu chúng ta có thoát khỏi
thái độ tự coi là người làm chủ Chân lý?
2) Làm thế nào để phục vụ Chân
lý Phúc Âm mà không chiếm hữu? Bằng cách hãy để cho Phúc Âm thâm
nhập và cải tạo chúng ta, chứ không phải
đọc rồi sắp xếp Phúc Âm theo
ý chúng ta. Ngày xưa các thày thông luật lèo lái
sự trông mong của dân đến những ước
vọng thống trị trần gian. Ngày nay, phải
chăng không có những nhà trí thức xử dụng Phúc Âm
để quảng bá hệ thống chính trị của
họ, các quan niệm về xã hội của họ dầu
cho đó là bảo thủ hay là cách mạng? Người ta
không có quyền cư xử như chủ nhân Phúc Âm và dùng
Phúc Âm như mục tiêu nào khác ngoài mục tiêu đi
đến Chúa Giêsu Kitô trong đức tin. Nhiều
người tiếm hữu Phúc Âm mưu lợi cho ý
tưởng của họ, như các ký lục ngày xưa
tiếm hữu lề luật, cuối cùng đi tới
chỗ phủ nhận con người Đức Kitô.
Phúc Âm mời gọi chúng ta xây dựng
cuộc sống trên viên đá sống động là Chúa
Giêsu Kitô, Đấng chúng ta lắng nghe, tìm kiếm và yêu
mến. Không ai làm chủ Đức Kitô,
chúng ta tất cả đều phục vụ cho Phúc Âm
của Ngài mà chúng ta chỉ là người lãnh nhận.
5. Chúa Giêsu vẫn còn
hiện diện với chúng ta
(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng’ của Charles E.
Miller)
Nếu Chúa Giêsu
đã đến trái đất này cùng một cách như
Người đã đến lần đầu tiên,
bạn thử nghĩ xem Người sẽ
được tiếp bạn ra sao? Sự
tiếp đón ngày hôm nay của chính xứ sở bạn có
khác với những gì đã xảy ra ở Giudea vào
những thế kỷ trước không?
Chúa Giêsu đã
đến thế gian sau những lời tiên báo của
một loạt các tiên tri trong kỷ nguyên Cựu
Ước nhưng chúng đã bị dân chúng thời đó
coi thường và phớt lờ đi. Họ
đã xử sự giống như những người nô
lệ trong dụ ngôn mà Chúa Giêsu đã kể trong bài Phúc âm
hôm nay. Những nô lệ này đã đối xử
cách đáng xấu với những người làm công mà
chủ sai đến lấy phần thu
của ông. Thật kinh tởm, khi
người khi chủ sai chính con trai của ông, vì ông hy
vọng rằng họ sẽ nể ông, nhưng họ
đã giết luôn đứa con trai của ông.
Chúng ta không cần
phải tưởng tượng gì thì cũng nhận ra
người con mà dụ ngôn nhắc đến chính là Chúa
Giêsu. Hôm nay có gì mới không? Chúa Giêsu sẽ đến đổi mới
thế giới đau khổ và tàn tệ mà Người
đã chịu đựng hai mươi thế kỷ
trước không?
Không phải
tưởng tượng nhưng chúng ta cần đức
tin để trả lời cho câu hỏi này. Theo
đức tin công giáo của chúng ta, sự thật là Chúa
Giêsu đang đến giữa chúng ta,đặc
biệt là nơi người hất hủi, bị khinh
bỉ và những phần tử nghèo nàn cơ cực trong
xã hội của chúng ta.
Chúa Giêsu đến
trong ngôi vị của một thai nhi trong
dạ mẹ. Người đang cố gắng để
được sinh ra một lần nữa vào trong thế
giới của chúng ta, nhưng phong trào phá thai
đang loại bỏ Người bằng cách huỷ
diệt Người ngay tại nơi được coi là
cung thánh an toàn nhất trên mặt đất này, là nơi
dạ người mẹ. Có phải Thiên Chúa Cha sẽ nói
như người chủ đất hôm nay: “Chắc
họ sẽ kính trọng con trai ta”.
Theo lịch sử,
Chúa Giêsu đã sinh ra tại Bethlehem, âm vang
cái tên thành phố. Bên trong câu chuyện nhẹ nhàng ở Bethlehem là một thú
nhận bi thảm về gia đình Thánh: “
Không có phòng cho họ nơi quán trọ”. Thật
ra, Mẹ Maria và Thánh Giuse là những người dân
nhập cư. Họ từ Nazareth,
một nơi phương Bắc xa xôi. Cho dù
Chúa Giêsu đã sinh ra nơi thành phố của tổ tiên là Bethlehem,
người cũng đã bị đối xử như
một người ngoại quốc. Các quán
trọ có thật đã chật chỗ không? Hay
đơn giản hơn là họ đã không
được tiếp đón? “Không có phòng cho
họ”.
Ngày hôm hay Chúa Giêsu
vẫn còn cố gắng để được chúng ta
tiếp đón trong những người dân nhập cư
đến với đất nước của chúng ta,
những người con cái Chúa này bị loại bỏ
như những người ngoại quốc, cho dù họ
đã đến một miền đất giống như
tất cả trái đất đều thuộc về Thiên
Chúa là Cha của họ.
Đời sống
công khai của Chúa Giêsu đầy dẫy những chống
đối vì những lời rao giảng và giáo huấn
của người. Sự thương xót của
Người dành cho dân nghèo và người đau ốm làm
dâng cao sự căm phẫn bởi vì Người đã làm
những công việc tốt lành vào ngày Sabath. Lời hứa về Thánh Thể của
Người đòi hỏi những người lắng
nghe Người một là chấp nhận người, hai
là loại bỏ Người. Nhiều
người đã xoay lưng và bỏ đi. Sự loại bỏ biến thành oán ghét, và oán ghét
làm cho điên cuồng, họ đã đóng đinh Chúa Giêsu
như là một tội nhân.
Có phải đây là
một cú nhảy đức tin quá nhiều để chúng
ta nhìn về Chúa Giêsu trong một đội nhân không? Nếu như thế, ít nhất chúng gta không
nhớ lời Chúa Giêsu đã tha thứ cho trộm lành có
lòng hối cải và tha thứ cho những người
đã đóng đinh Người ư? “Họ
không biết việc họ làm?” Chúng ta có biết
việc chúng ta đang làm cho chúng ta thích phạt và khuyến
khích một hành động dẫn chúng ta tới tình
trạng dã man không?
Một dụ ngôn
Chúa Giêsu đã nói khi xưa vẫn có ý nghĩa với chúng
ta hôm nay nếu chúng ta khiêm nhường đủ để
cho nó thách đố chúng ta bằng những vấn nạn
giống như nhiều người đồng
hương của chúng ta, chúng ta yếu ớt trong
việc tìm kiếm Chúa trong tha nhân.
|