Tá điền
và vườn nho
Nếu ruộng
lúa, nương khoai, khóm trúc
và con trâu là những hình ảnh quen thuộc của người Việt Nam, thì người Do Thái cũng có những
hình ảnh thân thương đối với họ, đó là đàn chiên
và vườn nho.
Thực vậy, Chúa Giêsu sinh ra
là người Do Thái, cũng đã thừa hưởng nền văn hóa con chiên và cây
nho ấy. Ngài
đã dùng những hình ảnh quen thuộc đó để nói lên quan điểm
của Ngài đối với mối tương giao giữa Thiên Chúa và
Israel, cũng
như mối tương giao giữa bản thân Ngài đối
với các tín hữu của
mình…
Chẳng hạn
trong Tin Mừng theo thánh
Gioan thì Chúa Cha là người
trồng nho, bản thân Ngài là cây
nho còn các
môn đệ là ngành nho.
Điều Ngài muốn
truyền dạy là chúng ta
phải sống gắn bó mật
thiết với Ngài.
Thế nhưng
trong Tin Mừng theo thánh
Matthêu thì hình ảnh cây nho hay nói
đúng hơn hình ảnh vườn nho được khai thác cho một
đề tài khác.
Chúa Giêsu
đã nói tới lòng tốt của ông chủ vườn
nho không những sẵn sàng thuê mướn
mọi người,
nhất là những kẻ thất nghiệp, kém may mắn, mà còn trả
công đồng đều cho cả những kẻ làm việc
ít giờ nhất.
Ngài cũng đã nói tới những
tá điền, là những người quản lý có trách
nhiệm canh tác vườn nho để giao nộp hoa lợi cho
chủ. Nhưng họ đã
phản bội, đã đánh đập các sứ giả và đã giết
chết chính người con của chủ. Để rồi, chủ
đã phải lấy lại vườn nho mà trao cho
người khác quản lý, tức là Giáo
Hội.
Hôm nay, khi
đọc lại dụ ngôn này,
chúng ta sẽ ung dung tự nhủ: Do Thái là Do Thái
và Giáo Hội
là Giáo Hội
Chúa đã trao đoàn chiên cũng như vườn nho của Ngài
cho Giáo Hội, người quản lý cuối
cùng mà Chúa
đã chọn, vì thế không
còn gì phải
lo sợ: Làm thế nào mà
Giáo Hội lại có thể
giết hại các tôi tớ
Chúa và cướp
đoạt vườn
nho Chúa được.
Thế nhưng
chúng ta không nên lạc
quan với những nhận định trừu tượng và lý thuyết trên đây mà
phải nhìn vào thực tại trước mắt: Và thực
tại trước mắt cho thấy
Giáo Hội chính là chúng
ta. Cộng đoàn dân Chúa,
gồm những con người bằng xương bằng thịt, mới chỉ được mời gọi và được ban ơn sủng để nên thánh, hay nên hoàn thiện, nhưng thực tế thường chưa thánh, chưa hoàn thiện, do đó vẫn còn có
thể có những kẻ lười biếng không chịu làm việc trong vườn nho, tệ hơn
nữa vẫn còn có thể
có những kẻ hung ác đánh đập, hành hạ và
thậm chí giết hại những người tôi trung của
Chúa, những người làm vườn tốt, để chiếm lấy vườn nho cho mình.
Chính những ngôn ngữ chúng ta thường dùng cũng tố cáo sự
chiếm đoạt
có khi là
vô ý thức đó.
Thực vậy,
chúng ta chẳng thường nói: Con chiên của tôi, nhà thờ của
tôi, giáo xứ của tôi, Giáo Hội
của tôi. Trong khi đúng
ra phải nói là con chiên
của Chúa, nhà thờ của
Chúa, giáo xứ của Chúa, Giáo Hội
của Chúa.
Nhìn vào vườn nho Chúa, chúng
ta thấy không thiếu những cây nho cành lá
xum xuê mà
chẳng sinh được một trái. Cũng chẳng thiếu
những cành nho khô héo
èo uột vì chỉ còn
dính hờ vào thân cây.
Điều đáng buồn hơn nữa là cũng chẳng
thiếu gì những tá điền, những người quản lý đã chiếm
đoạt vườn
nho Chúa làm gia nghiệp
riêng của mình. Họ mặc
sức khai thác tùy theo ý muốn, miễn sao có lợi cho
mình. Không thiếu những
kẻ chỉ lo rào dậu, xây tường và kiến tạo
những bồn đạp nho, nhưng lại chẳng chăm sóc gì đến
cây nho, khiến vườn nho Chúa mọc
lên những cỏ dại và gai góc.
|