Chủ vườn nho
Số phận
của những kẻ chống lại chủ vườn
nho sẽ như thế nào?
Mặc dù
đoạn Tin Mừng không nói rõ, nhưng chúng ta cũng
thấy được qua câu trả lời của
những người nghe Chúa Giêsu:
-
Ông sẽ tru diệt bọn hung ác đó
và sẽ cho người khác thuê vườn nho để
cứ đến mùa, họ sẽ nộp phần hoa
lợi.
Từ câu trả
lời này, chúng ta bước vào lãnh vực siêu nhiên. Vậy
số phận của những kẻ chống lại Thiên
Chúa sẽ như thế nào? Chúa Giêsu cũng đã
từng lên tiếng về vấn đề này:
-
Viên đá bị thợ xây loại
bỏ, sẽ trở thành viên đá góc tường. Hễ
ai vấp ngã trên viên đá này, thì kẻ ấy sẽ bị
dập nát và hễ viên đá này đè lên ai, thì kẻ
ấy sẽ bị tan xương.
Câu nói này làm cho chúng
ta liên tưởng tới lời cảnh cáo của Chúa
Giêsu được gửi tới cho Phaolô trên con
đường đi Đamas:
-
Khốn cho ngươi, nếu
ngươi giơ chân đạp mũi nhọn.
Kinh nghiệm đau
thương này đã được thực hiện qua
giòng thời gian nơi các dân tộc cũng như nơi
những cá nhân.
Trước hết là nơi các dân tộc.
Tôi xin đưa ra
hai trường hợp điển hình. Trường
hợp thứ nhất, đó là trường hợp
của dân Do Thái.
Trong Cựu
ước, họ là một dân tộc được Thiên
Chúa tuyển chọn và yêu thương cách đặc
biệt. Thế nhưng mỗi khi họ quay lưng chống
lại Ngài, bằng cách sống bê tha tội lỗi và
nhất là quì gối thờ lạy những thần
tượng nhảm nhí, thì lập tức đất
nước họ bị quân thù dày xéo còn bản thân họ
thì bị đi lưu đày, vì khốn cho ngươi,
nếu ngươi giơ chân đạp mũi nhọn.
Trong Tân ước,
họ là một dân tộc được nghe những
lời Ngài truyền dạy và được thấy
những việc kỳ diệu Ngài đã làm, thế
nhưng cõi lòng họ vẫn chai đá, để rồi
những lời Chúa cảnh cáo chỉ là như một
thứ nước đổ đầu vịt mà thôi. Họ chống đối Chúa, họ vu oan cho Chúa
và sau cùng họ đã giết chết Chúa một cách ô
nhục trên thập giá. Nhưng rồi sau đó vào
năm 70, thủ đô Giêrusalem đã bị tàn phá bình
địa dưới sức mạnh của quân
đội La Mã do tướng Titus chỉ huy. Còn bản
thân họ thì phải rời bỏ quê hương, tản mát
khắp bốn phương trời, mãi cho đến
năm 1950, nhờ áp lục quốc tế, họ mới
được trở về khôi phục lại
đất nước, vì khốn cho ngươi, nếu
ngươi giơ chân đạp mũi nhọn.
Trường hợp
thứ hai là nước Pháp trong cuộc cách mạng vào
năm 1789. Những kẻ khởi xướng cho cuộc cách
mạng này đã bài xích Giáo hội, chối bỏ Thiên Chúa,
coi lý trí là thần tượng tuyệt đối có
thể giải quyết được mọi vấn
đề. Thế nhưng hậu quả mà cuộc cách
mạng này đã đem lại như thế nào thì lịch
sử đã cho chúng ta thấy: máy chém mọc lên ở
khắp nơi, rồi cướp của giết
người xảy ra ở khắp chốn, đến
nỗi chịu không nổi cảnh tượng hỗn
độn vô trật tự ấy, Robespierre đã phải
truyền dán trên khắp các ngả dường những
tấm bích chương với hàng chữ: Nhân dân Pháp tin vào
Thiên Chúa. Quả thực, khốn cho
ngươi, nếu ngươi giơ chân đạp
mũi nhọn.
Bây giờ xuống
tới lãnh vực cá nhân, số phận của những
kẻ chối bỏ Thiên Chúa cũng không hơn gì. Tôi xin
đưa ra hai trường hợp điển hình.
·
Trường hợp thứ nhất là
trường hợp của Mirabeau. Ông là người đi
tiên phong cho cuộc cách mạng Pháp, hăng hái đả phá
Giáo hội và chối bỏ Thiên Chúa. Nhưng rồi sau
đó, ông đã phải đau khổ và tuyệt vọng,
nhất là khi phải đối đầu với cái
chết. Ông đã chết bằng một cái chết
đớn đau và điên khùng.
·
Trường hợp thú hai là
trường hợp của Voltaire. Suốt đời, ông
đã tìm cách hạ bệ Thiên Chúa và Giáo hội. Chính ông vàp
năm 1753 đã viết: Thiên Chúa phải về hưu vì
đã hết thời. Đúng hai mươi năm sau,
nghĩa là vào năm 1773 ông đã chết một cách thê
thảm, tru tréo như một con chó dại, đến
nỗi bà giúp việc phải thốt lên: Nếu quỉ có
thể chết, thì cũng không chết một cách dữ
tợn hơn Voltaire. Thiên Chúa vẫn còn mãi, nhưng
khốn cho ngươi, nếu ngươi giơ chân
đạp mũi nhọn.
Từ những
sự việc cụ thể xảy ra cho cá nhân cũng
như cho dân tộc, tôi muốn đi tới một
kết luận:
-
Xe trước đã đổ, thì xe sau phải coi chừng.
Xem người
phải nghĩ đến thân, bẳng không, nếu cứ
bình chân như vại, đắm chìm trong tội lỗi,
chắc chắn số phận chúng ta cũng sẽ không
hơn gì bởi vì chủ vườn nho sẽ triệt
hạ hết những kẻ xằng bậy và sẽ trao vườn
nho cho người khác. Như thế có nghĩa là
Nước Trời sẽ bị cất khỏi bàn tay chúng ta, đề rồi chúng ta sẽ
bị trầm luân muôn kiếp.
|