Thực hành
đường
lối Chúa
(Suy niệm
của John W. Martens - Văn Hào, SDB chuyển ngữ)
“Vậy mà các anh lại
nói, đường lối của Thiên Chúa không ngay
thẳng” (Ez 18,25).
Nữ ca sỹ
Frank Sinatra đã cất lên bài hát “Tôi đã làm theo
đường lối của tôi, và cứ thế, tôi
sẽ tiếp tục thực hiện, nhiều hơn,
nhiều hơn nữa”. Đây là một quan niệm khá
phổ biến. Con người có tự do. Vì thế, chúng
ta dễ xác tín vào cuộc sống của chúng ta và cứ
thực hiện, cứ sống theo cách thế của mình,
theo lương tâm, theo tài năng của mình và cũng
chẳng cần màng đến giá trị của chúng ta ra
sao nữa. Nhưng đến một lúc nào đó, Chúa
mời gọi chúng ta đi theo đường lối Chúa,
thì cách tốt nhất, là chúng ta hãy sống theo con
đường mà Chúa đã vạch dẫn, giống
như Đức Giêsu đã thực hiện, khi Ngài dấn
bước vào cuộc hành trình Thập giá.
Tiên tri Ezêkiel nói
cho dân Israel về đường lối của Thiên Chúa,
một cách rất rõ nét. Đó là một lối
đường ngay thẳng và tốt lành. Đồng
thời trong đường lối đó, Thiên Chúa cũng
trao phó cho con người trách nhiệm để họ ý
thức về những tội lỗi của chính mình.
Dường như hơi kỳ lạ, là dân chúng phản
kháng, chống lại tuyên bố trên. Họ cho rằng
họ chẳng có trách nhiệm gì hết. Chính vì thế
Ezêkiel đã khơi lại lời ca thán của dân khi
họ nói “Đường lối của Thiên Chúa quả
thật, không ngay thẳng chút nào”. Với sự ngạc
nhiên, Thiên Chúa đáp trả khi vặn hỏi lại dân “Có
phải đường lối của Ta không ngay thẳng,
hay chính đường lối của các ngươi không
ngay thẳng?”.
Lời phàn nàn
của dân chúng dường như phát nguồn từ
một não trạng cứng ngắc nơi những con
người hay tự mãn, luôn cho mình là ngay lành và chân chính.
Nhưng khi kẻ ngay chính từ bỏ sự ngay chính
của họ, hay những con người tốt lành
bỏ xa con đường tốt lành mà họ đang
dấn bước, thì hậu quả sẽ ra sao? Thiên Chúa
phán quyết một cách nghiêm khắc “Khi người ngay
chính bỏ con đường ngay thẳng của họ và
phạm những tội bất chính, nó sẽ chết.
Cũng thế, khi một người gian ác từ bỏ
tội lỗi họ đã gây nên mà tuân giữ các lệnh
truyền của ta, và thi hành điều chính trực công
minh, chắc chắn nó sẽ sống và không phải
chết. Sự hoán cải và trở nên công chính là tâm
điểm nơi phán quyết của Thiên Chúa. Thiên Chúa
sẽ cân nhắc sự hối lỗi của chúng ta và Ngài
sẽ đổi ý định giáng phạt. Kiên trung đi
theo đường ngay nẻo chính là điều trọng
yếu, chứ không phải chỉ khẳng định là
mình đã sống chính trực trong quá khứ một cách
nhất thời mà thôi. Vì thế, những ai biết suy xét,
biết thay đổi đời sống, biết
đoạn tuyệt với những sai phạm, họ
sẽ được sống, và không phải chết.
Đường
lối của Thiên Chúa luôn là đường ngay chính, cho dù
lối đường này nhiều khi có vẻ đánh
đố và làm chúng ta kinh ngạc, đặc biệt khi
chúng ta không hiểu nổi lòng thương xót của Thiên
Chúa sâu xa như thế nào. Chúng ta có thể cứng
đầu cứng cổ cho rằng, lối
đường của Thiên Chúa không ngay thẳng. Nhưng
ngay cả khi chúng ta cố tình chống lại lối
đường của Thiên Chúa, thì đường lối
của Ngài vẫn luôn là cách thế tuyệt vời
nhất để biểu tỏ lòng yêu thương
của Ngài đối với con người. Đức
Giêsu chính là nguyên mẫu cho chúng ta. Ngài đã trọn vẹn
đi theo đường lối của Thiên Chúa. Thánh Phaolô
đã bắt đầu bài thánh thi ca tụng Đức
Giêsu, bằng việc khuyến mời giáo đoàn Philip hãy
có “cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng
một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau”
giống như Đức Giêsu đã thực hiện. Ngài
xin anh chị em tín hữu “Hãy sống khiêm nhường,
luôn coi người khác hơn mình. Mỗi người
đừng tìm lợi ích riêng cho cá nhân, nhưng hãy tìm
lợi ích cho người khác”. Theo Thánh Phaolô, cách thái này
chính là lối bước trọn lành mà đức Giêsu đã
vạch dẫn , và trên nẻo đường này, sự vâng
phục Thiên Chúa luôn phải được thực thi cách
triệt để.
Qua cách thái mà
Chúa Giêsu đã thực hiện, Thánh Phaolô muốn ngỏ
trao cho chúng ta một sứ điệp: “Đức Giêsu
đã nêu gương cho ta, đã tự nguyện biến
mình ra không, mặc lấy thân nô lệ, sống kiếp phàm
nhân. Khi mang thân phận con người, Ngài đã tự
hạ vâng lời cho đến chết và chết trên
Thập tự”. Đây là con đường dẫn đến núi
sọ và huyệt đá. Đây cũng chính là con
đường mà trong vườn cây dầu, Đức
Giêsu đã khiếp sợ khi phải đối diện,
đến mức độ Ngài đã khẩn xin Chúa Cha
cất mình tránh khỏi con đường đó. Tuy nhiên
Ngài đã chấp nhận dấn bước trong khiêm
tốn, trong vâng phục và hy sinh cho đến chết.
Lẽ tất nhiên, nhiều lúc chúng ta cũng có thái
độ giống như đám đông ngày xưa. Họ
đã la toáng lên và nói với Ezêkiel “ Đường lối
của Thiên Chúa chẳng ngay thẳng chút nào”. Sự cố
chấp này trái ngược hẳn với thái độ
của Đức Giêsu, Đấng luôn khiêm tốn và vâng
phục cách triệt để. Họ phản kháng như
thế không phải là để tra hỏi xem
đường lối của Thiên Chua như thế nào,
không giống như Đức Giêsu đã hành xử.
Cũng không phải là họ nài xin Thiên Chúa thực hiện
nơi họ một lối đường khác. Không
phải thế. Chính họ đã phản kháng, ngoan cố
chống lại Thiên Chúa và đường lối của
Ngài. Khi chúng ta chối từ con đường mà Thiên Chúa
đã vạch dẫn, chính là lúc chúng ta đang chống
lại Ngài, và đang tìm cách để đào thoát cũng
như xa tránh Ngài.
Tuy vậy,
như Ezêkiel đã mô tả, ngay khi chúng ta đang tìm cách né
tránh đường lối Thiên Chúa, Ngài vẫn còn tạo
cho chúng ta cơ hội để giúp ta sám hối và quay trở
về. Động thái khoan dung này được biểu
tỏ qua dụ ngôn của Thánh Mathêu trong phụng vụ
hôm nay với hình ảnh về hai người con. Trong
dụ ngôn, đứa con thứ đã thưa không với
cha, nhưng sau đó nó suy nghĩ lại và thay đổi
quyết định, trong khi đứa thứ nhất nói
có, nhưng lại không đi làm vườn nho cho cha nó.
Nếu chúng ta là chính đứa con đã từng nói không
với Thiên Chúa là Cha của chúng ta, chúng ta vẫn còn cơ
hội để thay đổi. Ngay cả như
đứa con thứ nhất tuy đã thưa vâng nhưng
lại không đi, nó cũng vẫn có thể sám hối và
đổi thay . Chúng ta hay thích làm theo ý chúng ta, thế thì
tại sao, chúng ta lại không cố gắng tìm kiếm và
thi hành theo đường lối của Thiên Chúa.
Điều đó tùy thuộc vào thái độ nội tâm nơi
mỗi người.
|