Rất cần cho một lần hoán cải – Anmai
Trang Tin Mừng theo Thánh Matthêu mà chúng ta
vừa nghe sao mà nó hay quá! thiết thực quá! và cũng
rất đời thường quá. Câu chuyện trong trang
Tin Mừng Chúa Giêsu kể hôm nay, thật sinh động,
thiết thực và lôi cuốn người nghe. Thiết
thực, sinh động, lôi cuốn nhất là với
những bậc làm cha làm mẹ. Làm cha làm mẹ thì có cái
quyền trên con cái của mình. Khi có quyền thì cha mẹ
cũng có cái quyền sai khiến con mình mà đặc
biệt là sai đi làm công việc nhà, công việc trong gia
đình vì con cái phải đồng trách nhiệm trong gia
đình của mình. Và sự thật, kết quả hết
sức là buồn cười vì nó ngược lại
với cái nghĩ, cái sự vâng lời từ ban
đầu giữa hai người con.
Làm cha làm mẹ, ai ai cũng khó chịu
với cái cách của người con thứ nhất: ban
đầu bảo không đi nhưng rồi lại đi.
Còn người con thứ hai thì ngược lại:
bảo đi nhưng lại không đi. Chuyện cũng
hết sức là thường tình với bậc cha mẹ,
đó là cha mẹ thích người con vâng lời hơn là
người con không vâng lời. Vấn đề Chúa
muốn nói lên trong câu chuyện này đó là thái độ, là
tâm tình hoán cải của người con thứ nhất.
Vấn đề hoán cải chúng ta
được nghe rất rõ trong sách ngôn sứ Edêkien:
"Đây Chúa phán: Các ngươi đã nói rằng:
'Đường lối của Chúa không chính trực'.
Vậy hỡi nhà Israel,
hãy nghe đây: Có phải đường lối của Ta
không chính trực ư? Hay trái lại đường
lối của các ngươi không chính trực? Khi
người công chính từ bỏ lẽ công chính và phạm
tội ác, nó phải chết, chính vì tội ác nó phạm mà
nó phải chết. Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác
nó đã đi, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ
được sống. Nếu nó suy nghĩ và từ
bỏ mọi tội ác nó đã phạm, nó sẽ sống
chớ không phải chết".
Vậy thì ai là người cần hoán
cải? Những người sống tốt, sống công
chính thì chẳng cần phải hoán cải. Chỉ
những ai phạm tội, những ai vấp ngã, những
ai yếu đuối thì mới cần hoán cải để
được sống.
Nhìn lại cuộc đời mỗi
người chúng ta. Chắc có lẽ, không ai trong chúng ta dám
nhận rằng mình là người hoàn thiện, là
người công chính. Trái lại trong chúng ta, ai cũng
rất cần được một lần hoán cải
để nhận được sự sống, ơn
cứu độ từ Thiên Chúa.
Thật buồn cười! Bao nhiêu lần
xúc phạm đến Chúa, xúc phạm đến anh chị
em đồng loại, chúng ta cảm thấy xấu
hổ, chúng ta cảm thấy ăn năn thống hối
và quyết chừa cải, nhưng rồi con người
yếu đuối chúng ta lại vấp ngã. Như Thánh
Phaolô đã trải lòng ra cho chúng ta: "Điều tôi
biết là tốt thì tôi lại không làm, điều tôi
biết là xấu thì tôi lại cứ làm!". Trong thâm tâm
của chúng ta luôn luôn có sự giằng co giữa
điều thiện và điều ác. Chẳng ai trong chúng
ta muốn phạm tội, chẳng ai trong chúng ta muốn
làm điều ác cả, nhưng sao mà ác quỷ nó cứ
thúc đẩy chúng ta.
Chúng ta nhớ, trong đoạn Tin Mừng
vắn vỏi mà chúng ta vừa nghe Thánh Matthêu thuật
lại đấy, con người phạm nhiều tội
lắm nhưng mà Chúa Giêsu nhắc cho chúng ta hai thứ
tội căn bản, hai loại người mà xã hội
Do Thái thường hay kết án đó là gái điếm và
thu thuế!
Chẳng cần phải định nghĩa,
ai ai trong chúng ta cũng biết bản chất của gái
điếm là gì rồi! Có thể, chẳng ai muốn làm
điếm cả nhưng vì hoàn cảnh đưa
đẩy, vì yếu đuối nên mới làm cái nghề
nhục nhã này. Biết là tội đấy nhưng hình
như không còn lối thoát, không còn cách nào khác để
rồi phải chấp nhận sống trong cái tội
đáng chê đáng ghét này.
Thu thuế! Nói đến chuyện thuế
má thì ở thời đại nào cũng không mấy ai thích
đóng thuế cả. Thoạt đầu, thuế chính là
trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trên đất
nước mình sống, nhưng chính trong cái cách thu
thuế, nộp thuế không minh bạch sao ấy, đã
để lại trong mắt mọi người cái nhìn
không thiện cảm về người thu thuế, nào là
tham lam, gian dối, và thu vén thật nhiều cho riêng mình v.v...
Chúa Giêsu nói với thượng tế và
kỳ lão đấy nhưng thật sự Chúa đang nói
với mỗi người chúng ta: "Tôi bảo thật
các ông, những người thu thuế và gái điếm
sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông". Chúa
Giêsu muốn nói lên rằng những người gái
điếm và thu thuế đó sẽ vào Nước Thiên
Chúa trước chúng ta vì sao? Vì họ biết hoán cải.
Trở lại vấn đề, tất
cả nó nằm ở chính sự hoán cải. Dù tội
lỗi như thế nào, xấu xa kinh khủng như hai
hạng người tệ hại nhất mà người
Do Thái lên án và ghét bỏ đi chăng nữa nhưng
biết hoán cải thì cũng sẽ được
cứu. Tệ hại nhất như đứa con ban
đầu thoạt nghe là bất hiếu, là không vâng
lời đi chăng nữa nhưng sau đó biết hoán
cải thì cũng sẽ làm hài lòng người cha của
mình hơn.
Hoán cải! Nói thì dễ nhưng thật
sự nó không phải là hành vi đơn giản, dễ
dàng. Mấy ai trong chúng ta đã hoán cải dù biết
rằng mình cần phải hoán cải để
được cứu. Lý do: Muốn hoán cải thì
điều kiện cương quyết, điều
kiện căn cốt nhất đó chính là thái độ
phải nhìn ra chính mình, nhìn thẳng vào cái tôi của mình nhưng
điều này thật khó làm trong tiến trình hoán cải.
Trước hết, ai ai cũng bảo
thủ, ai ai cũng muốn bảo vệ cái danh dự
của mình, không muốn cho ai biết cái xấu, cái
khuyết điểm của mình thì làm sao mà hoán cải
được. Điều này rất khó vì ai ai cũng mang
trong mình một cái vỏ bọc bề ngoài rất kiên
cố và sợ người khác biết được cái
vỏ bọc bên trong của mình, sợ xấu hổ.
Kế đến là mình có nhận ra đó là
điều xấu, đó là điều dở cần
phải khắc phục hay không? Điều này cần
phải được huấn luyện, được
giáo dục để có một lương tâm ngay thẳng,
một lương tâm trong sáng, một lương tâm
đích thực. Một người nào đó sống trong một
lương tâm mù quáng thì không thể nào nhận ra những
lầm lỗi của mình cả.
Muốn có được được
những điều ấy, muốn thực hành một
cuộc hoán cải cuộc đời mình thì điều
kiện cần thiết nhất mà mỗi người chúng
ta phải có đó chính là thái độ khiêm nhường.
Càng khiêm nhường bao nhiêu thì càng dễ hoán cải
bấy nhiêu. Mà thực tế, chúng ta thấy những
người kiêu ngạo thì khó có thể thay đổi con
người mà thậm chí càng ngày càng lún sâu trong tội mà
người kiêu ngạo đã phạm.
Nói về sự khiêm nhường, Thánh Phaolô
đã nhắc cho chúng ta trong đoạn thư gửi giáo
đoàn Philipphê mà cộng đoàn chúng ta vừa nghe: "Anh
em chớ làm điều gì bởi ý cạnh tranh hay bởi
tìm hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi
kẻ khác vượt trổi hơn mình, mỗi
người đừng chỉ nghĩ đến những
sự thuộc về mình, nhưng hãy nghĩ đến
những sự thuộc về kẻ khác. Anh em hãy cảm
nghĩ trong anh em điều đã có trong Đức Giêsu
Kitô".
Trong Đức Kitô như thế nào? Xin
thưa: "Người tuy là thân phận Thiên Chúa, đã
không nghĩ phải dành cho được ngang hàng với
Thiên Chúa; trái lại, Người huỷ bỏ chính mình mà
nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên
giống như loài người với cách thức bề
ngoài như một người phàm. Người đã
tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và
chết trên thập giá".
Ngài mời gọi mỗi người chúng ta
hãy nhìn vào gương Đức Giêsu và sống như
Đức Giêsu đã sống. Ngài nói, Ngài dạy chúng ta
nhưng chính Ngài đã sống: "Anh em hãy bắt
chước tôi như tôi đã bắt chước
Đức Kitô". "Tôi không muốn biết
điều gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô mà là Đức
Giêsu Kitô chịu đóng đinh trên thập giá" (1 Cr 2,2).
Nếu chúng ta mặc lấy trong mình sự
khiêm hạ thì chúng ta sẽ dễ dàng hoán cải
đời mình, nếu chúng ta kiêu căng thì không bao giờ
sửa mình được.
Phận người chúng ta mang trong mình
biết bao nhiêu là yếu đuối, biết bao nhiêu là
đổ vỡ nên cần lắm sự hoán cải.
Nếu không hoán cải thì những người sống
chung quanh chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong cộng đoàn
chúng ta sẽ rất vất vả vì chúng ta, thế nên chúng
ta rất cần đến ơn hoán cải nơi mỗi
người chúng ta.
Ít nhiều trong chúng ta vẫn thường
cư xử với với Chúa, với anh chị em
đồng loại mà gần nhất là với cha, với
mẹ, với chồng, với con, với thành viên trong
cộng đoàn chúng ta theo kiểu người con thứ
hai là bề ngoài thì dạ dạ vâng vâng đấy nhưng
thực chất thì chẳng bao giờ thì hành cái lời
dạ dạ vâng vâng. Ước gì chúng ta nhìn lại hình
ảnh của người con đầu là dù bề ngoài có
khó chịu, có không vâng phục nhưng sau đó hồi tâm,
hoán cải và thi hành điều Chúa, điều mà cha,
mẹ, vợ, chồng, anh chị em đồng loại
muốn nơi chúng ta.
Nguyện xin Chúa
Giêsu là Đấng đã vâng phục và vâng phục cho
đến chết và là cái chết trên thập giá giúp chúng
ta sống tâm tình khiêm nhường sâu thẳm để
chúng ta hoán cải cuộc đời chúng ta hầu mong sau
cõi tạm này, chúng ta được cứu như những
cô gái điếm và những người thu thuế
biết hoán cải và được Chúa hứa
Nước Trời như vậy. Amen.
|