“Những người thu thuế và gái điếm …
sẽ vào nước Thiên
Chúa trước các ông”
I. Ý CHÍNH
Bài Tin Mừng
hôm nay thuật lại dụ ngôn hai người con,
để trình bày về đời sống đạo
đức đích thực, được thể hiện
qua việc làm chứ không phải chỉ bằng lời
nói suông.
II. SUY NIỆM
1/ “Chúa Giêsu phán cùng các
thượng tế và các kỳ lão”:
Tại
đền thờ Giêrusalem (Mt 21, 23-27) nhà chức trách Do
Thái, tức là các thượng tế và các kỳ lão, đòi
hỏi Chúa Giêsu phải đưa ra bằng cớ
để chứng minh quyền bính của Chúa Giêsu có
nguồn gốc từ Thiên Chúa. Để trả lời
Chúa Giêsu liền lái vấn đề sang Gioan Tẩy
Giả rằng: Ủy nhiệm của Gioan Tẩy Giả
từ đâu mà đến? Nếu từ Thiên Chúa, tại
sao nhà chức trách Do Thái không tin theo? Nhân cơ hội này,
Chúa Giêsu đã nói lên dụ ngôn hai người con.
2/ “Các ông nghĩ sao…”
* Đây là
kiểu hỏi để gây chú ý cho người nghe, Chúa
Giêsu thờng dùng kiểu nói này nhiều lần (Mt 18,12; 22,
42). Riêng ở đây Chúa Giêsu không hỏi các môn đệ,
nhưng hỏi các thượng tế và các kỳ lão.
* Người
kia: Cách nói trống này có ý ám chỉ Thiên Chúa.
* Có
hai người con: Ở đây chỉ nêu lên hai
người con mà không xác định thêm chi tiết ai là con
cả, con thứ, hoặc con nào tốt, con nào xấu.
Như vậy có ý đặt hai người con
trước một sự đối xử công bằng,
khách quan không thiên vị, của người cha.
Khi áp dụng
về hai người con này, người ta thường
cho rằng hai người con đó có ý ám chỉ hai thành
phần của dân Do Thái:
+ Một bên bị liệt vào
số những người tội lỗi nhưng lại
biết làm theo giáo huấn của Chúa, đó là các
người thu thuế và gái điếm
+ Một bên là những
người có vẻ công chính, nhưng lại cứng lòng
không chịu tiếp nhận giáo huấn của Chúa. Đó
là các thượng tế và các kỳ lão.
Cả hai
hạng người này đều là con của Thiên Chúa.
Ở đây không chú trọng đến tình trạng
đạo đức của mỗi người con đó.
Cũng không để ý tới lời nói, nhưng quan tâm
đến việc họ không làm hay sẽ làm.
3/ “Hôm nay con hãy đi làm
vườn nho cho cha”
* Hôm
nay, chỉ thời gian hiện tại, có giá trị
như một việc cấp bách phải làm ngay, vì nó có liên
hệ đến một mệnh lệnh sẽ quyết
định vận mệnh của mình: “Nầy, chính bây
giờ là thời đại sủng. Này chính bây giờ là
ngày cứu độ” (2Cr 6,2).
* Hãy
đi làm vườn nho cho Cha: diễn tả một
công việc làm theo ý của Thiên Chúa.
4/ “Con không đi…”
Diễn tả
một sự từ chối, bất tuân. Đây là thái
độ của những kẻ tội lỗi, sống
ngược với lề luật Chúa và Giáo Hội.
Nhưng sau nó hối
hận và đi làm:
Ở đây không nói lý do tại sao nó hối hận,
chỉ đơn giản nêu lên sự kiện tốt
đẹp là “hối hận” và “đi làm”. Điều này
chứng tỏ sự hối hận là động lực
thúc đẩy việc đi làm. Vì muốn nhấn mạnh
sự “hối hận và đi làm”, nên ở đây đã
kể người con này trước. Trong khi đó có
một số văn bản khác, có ý dùng dụ ngôn này
để ám chỉ cách rõ rệt là hai hạng người
là Israel và dân ngoại đã để theo thứ tự
ngược lại.
5/ “Thưa cha, vâng con đi…”
Cách thưa
diễn tả một thái độ ngoan ngoãn, lễ phép
của người con này.
* Nhưng
nó lại không đi. Vâng theo lời nói nhưng từ
chối theo việc làm: ngôn hành bất nhất, chứng
tỏ một nếp sống vụ hình thức. Ở
đây có ý ám chỉ đến những người
cầm đầu dân Do Thái: là các thượng tế và các
kỳ lão, là những người tỏ ra đạo
đức, nhưng lại không làm theo lời Chúa dạy.
6/ “Ai trong hai người con đã
làm theo ý cha?”
Đặt câu
hỏi này, một đàng Chúa muốn cho các thượng
tế phải tỏ bày nhận thức của mình về
điều hay lẽ phải, đàng khác Chúa cũng
muốn cho những người nghe nhận thấy rõ
sự mâu thuẫn giữa các thượng tế và kỳ
lão là những người giữ luật tỉ mỉ và
trung tín bề ngoài, nhưng lại từ chối công
việc của Thiên Chúa là tin vào Đức Giêsu Kitô.
7/ “Tôi bảo thật các ông…”
Lẽ tất
nhiên Chúa Giêsu không nói dối cũng chẳng nói đùa mà
chỉ nói thật thôi. Nhưng sở dĩ Chúa muốn nói
lên như vậy là có ý nhấn mạnh một điều
Ngài sắp quả quyết.
- “Những
người thu thuế và gái đếm”: Đây là hai
hạng người đã bị xã hội Do Thái khinh
bỉ vì không giữ luật Môisen và sống trong tội
lỗi.
- “Vào
Nước Thiên Chúa trước các ông”: “Vào
Nước Thiên Chúa trước” ở đây không có ý
chỉ thời gian trước hay sau, nhưng có ý nghĩa
là thay thế. Những người thu thuế và gái
điếm là những người biết hối hận
và tin theo giáo huấn của Chúa, nên họ sẽ chiến
chỗ trong Nước Trời thay thế cho các
thượng tế và các kỳ lão.
8/ “Vì Gioan đã đến với
các ông trong đường công chính”
Gioan Tẩy
Giả, qua đời sống đạo đức cá nhân
và qua lời giảng, đã chỉ cho dân Do Thái biết
những điều cần phải chu toàn để
thực hiện ý Thiên Chúa, đó là đường dẫn
người ta đến Đấng Cứu Thế và làm
cho người ta nên công chính. Những thượng tế
và các kỳ lão đã không tin theo đường đó,
ngược lại những người thu thuế và gái
điếm đã tin theo nhờ lời giảng của
Gioan Tẩy Giả.
9/ “Còn các ông…”
Sau khi xem
thấy điều đó, những thượng tế và
kỳ lão đã thấy lối sống đạo
đức của Gioan Tẩy Giả và đã
được nghe những lời ông giảng dạy,
đồng thời họ cũng đã được
chứng kiến những người thu thuế và gái
điếm, thế mà họ vẫn không nhúc nhích gì. Họ
đã cứng lòng tới mức không lay chuyển
được.
Điều này
muốn nói tới những người sống đạo
đức giả vụ hình thức mà không để tâm
trí đến việc hoán cải đời sống và thánh
hoá bản thân, mặc dù họ đã từng
được nghe giảng dạy, từng chứng
kiến những gương lành và những ơn trở
lại của người khác.
III. ÁP DỤNG
A/ Áp dụng theo Tin Mừng:
Qua bài Tin
Mừng hôm nay, Giáo Hội muốn chúng ta có một
đời sống đạo đích thực bằng cách
biết lắng nghe và tuân giữ lời Chúa trong
đời sống hằng ngày.
B/ Áp dụng thực hành:
1/ Nhìn vào Chúa Giêsu
a) Xem việc Chúa làm:
Chúa Giêsu đã
khéo léo trình bày dụ ngôn này nhằm mục đích giúp
người nghe tự rút ra kết luận (Họ đáp:
người con thứ nhất) người nghe đây
lại là các thượng tế và các kỳ lão mà dụ
ngôn đang nhắm tới. Phương pháp trình bày dụ
ngôn này cũng giống như tiên tri Nathan kể cho Davit
để sữa lỗi ông (2Sm 12) hoặc dụ ngôn
chủ nợ (Lc 7, 41-43). Chúng ta noi gương Chúa dùng
phương pháp này trong vệc dạy dỗ hướng
dẫn và cải hoá tha nhân.
b) Nghe lời Chúa nói:
- “Này
con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho”: Hằng ngày,
nhất là hôm nay, Chúa vẫn gọi chúng ta đi làm
vường nho cho Chúa qua các việc bổn phận, các
việc bác ái từ thiện:
+ Ta hãy thưa
vâng rồi nỗ lực và chăm chỉ thực hiện
sự vâng đó.
+ Nếu trót
thưa không hoặc thưa có rồi không đi làm: hãy
hối hận và đi làm
“Ai trong hai người
con đã làm theo ý Cha mình”: Chúa thường đặt câu hỏi tương
tự như vậy với mỗi người chúng ta,
để đòi hỏi quyết định phải
lực chọn cho phù hợp với tiếng lương
tâm chân chính của mình.
“Những người
gái điếm và thu thuế sẽ vào Nước Thiên Chúa
trước các ông”.
Chúa muốn nhắc chúng ta đừng khinh thường hay
thất vọng về những người khô khan, xấu
xa, tội lỗi, bởi vì sẽ có lúc họ đón
nhận ơn Chúa để hoán cải và hoàn thiện
cuộc sống. Bổn phận của chúng ta là phải
nâng đỡ những người đó.
“Vì Gioan đã
đến với các ông trong đường công chính”: Chúa muốn cảnh giác vì chúng ta
không chịu nhìn nhận những gương lành của tha
nhân, đã không chịu nghe theo những lời giảng
dạy của Giáo Hội, của những người
trên, để hoán cải và hoàn thiện đời
sống của mình.
2/ Nhìn con người
biết hối hận:
Việc hối
hận đổi mới con người chúng ta. Việc
này không phải chỉ thực hiện một lần
rồi xong nhưng vì con người chúng ta yếu
đuối, chúng ta sẽ phải lập lại vệc
đó suốt đời.
3/ Nhìn vào con
người thưa vâng rồi không đi:
+ Chúng ta hãy
kiểm điểm lại tiếng vâng của chúng ta
đối với Chúa, nhất là đối với ba
lời khuyên Phúc Âm.
+ Ta muốn
người khác giữ lời hứa với ta. Vậy ta
cũng đừng thất hứa với Chúa.
|