Nói và làm – Lm. Antôn
Nguyễn Văn Tiếng
Vào cuối thập niên 80 của thế
kỷ trước, có một chính khách đã viết
nhiều bài báo nói về “đổi mới tư duy”, Ông
thường ký tên NVL. Nhiều người nghĩ
đơn giãn đó là 3 chữ viết tắt tên của
ông, (tên của ông nếu viết tắt thì đúng là 3
mẫu tự đó), như nhiều tác giả
thường làm như vậy, nhưng khi được
hỏi vì sao ông không ký tên trọn vẹn mà lại chỉ
viết tắt, ông nói bút hiệu NVL của ông nó có nghĩa
là “nói và làm”.
Đọc những bài báo đó, không
biết chúng có thay đổi được gì thực
tế xã hội không, nhưng chúng phản ánh một xã
hội mà nhiều người đang có trách nhiệm
trực tiếp trong guồng máy xây dựng xã hội
thời điểm đó đang lâm cơn bệnh “nói
nhiều làm ít”, thậm chí “nói mà không làm”, và còn hơn
thế nữa, “nói một đàng làm một nẻo”.
-
“Nói
nhiều làm ít” là thứ bệnh phóng đại, phô
trương.
-
“Nói
mà không làm” là thứ bệnh nói dốc, nói láo.
-
“Nói
một đàng làm một nẻo” là thứ bệnh
lường gạt, thủ đoạn, thâm độc.
Cách sống “nói và làm”
kiểu đó sẽ đưa đến một xã hội
phi đạo đức, vì đạo đức không
thể cùng tồn tại với giả hình và bịp
bợm.
Một con người chân chính bao
giờ cũng coi trọng Việc làm hơn Lời nói. Bởi chỉ bằng những hành động
thực tế mới chứng tỏ được mình
suy nghĩ có đúng không, có ý chí thể hiện những suy
nghĩ tâm huyết thành hành động thực tế hay
không. Và chính điều đó cho biết
anh là ai, là người có đáng tin cậy hay không. (…)
Vậy mà cho đến nay, căn
bệnh khoa trương thích Nói nhiều Làm ít vẫn còn
tồn tại trong xã hội chúng ta. Có lẽ căn
bệnh này cũng là anh em chí cốt của căn bệnh
thành tích và háo danh ở không ít các cấp, các ngành trong xã
hội chúng ta. Điều này làm hạn
chế tầm nhìn, không dám nhìn thẳng vào sự thật và
nói đúng sự thật. Chỉ
muốn đề cao thành tích mà không dám nhìn tới cội
nguồn của khuyết điểm, càng không dám nhận
trách nhiệm đúng mức về khuyết điểm,
nhất là trách nhiệm cá nhân. Chính
điều đó làm cho xã hội trì trệ, không bứt phá
lên được trước những cơ hội
mới cũng như thách thức mới. (Dân Trí).
Đối với xã
hội trần gian còn như thế, huống cho là
đối với Tôn Giáo.
Không ai có thể là bậc chân tu tháng ngày
miệt mài kinh kệ nhưng lại lạnh lùng
trước những nỗi thống khổ của bá tánh.
Để “nói đúng” và ‘làm
đúng”.
Để “Nói và làm” cho
đúng, điều trước tiên, là cần phải
nhận biết đâu là “đường công chính”. Không nhận biết
đâu là “đường công chính”, thì không thể suy
nghĩ và hành động đúng được.
Trong Tin Mừng hôm nay, những
thượng tế và kỳ mục Do Thái chính là những
người “sai lầm” từ cơ bản, họ không
nhận ra đâu là “đường công chính”. Không có nền tảng sự thật thì dựa vào
đâu để nói và làm hợp với lẽ phải
được?
“Gioan đã đến chỉ
đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông
ấy” (Mt.21,32). Những thượng
tế và kỳ mục không tin vào Gio-an, và từ đó,
cũng không tin vào Chúa Giêsu, vì Gio-an làm
chứng về Chúa Giêsu. “Đây Chiên Thiên Chúa,
đây Đấng xóa tội trần gian”. (Ga.1,29). Và như vậy, tiếng kêu gọi sám
hối của Gio-an không được
những thượng tế và kỳ mục đón
nhận, đơn giãn, vì họ không thấy họ sai
lầm. Họ đang lầm đường
lạc lối mà họ vẫn nhất quyết mình đang
đi trên đường công chính. “Phần
các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không
chịu hối hận mà tin ông ấy.”(Ga.21,32).
Họ là những người mù mà
vẫn tự cho mình là sáng mắt. “Nếu các
ông đui mù, thì các ông đã chẳng có tội.
Nhưng giờ đây các ông nói rằng: ‘chúng tôi thấy’,
nên tôi các ông vẫn còn!”. (Ga.9,41). “Sáng mắt”, đối với Tin
Mừng, là “nhận biết” Chúa Giêsu, nhận ra
“đường công chính”, và nhận ra Thiên Chúa đích
thật. "Chính Thầy là con đường, là sự
thật và là sự sống. Không ai đến
với Chúa Cha mà không qua Thầy." (Ga 14,6)
Chính nhờ Chúa Giêsu, con
người mới nhận ra trọn vẹn Tình Yêu Thiên
Chúa. Nhận
ra ý muốn Thiên Chúa. Nhưng các
thượng tế và kỳ mục đã “mù” đến
mức loại trừ Chúa Giêsu. Họ giảng
dạy cho dân về Giới Luật Thiên Chúa, nhưng
lại loại trừ Thiên Chúa, vì đường lối
Thiên Chúa không như lòng họ mong muốn!
Những kẻ đạo đức
giả kia, ngôn sứ Isaia thật đã
nói tiên tri rất đúng về các ông rằng: Dân này tôn kính
Ta bằng môi miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì
giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật
của phàm nhân. (Mt.15,7-9).
Đúng theo “Thánh ý
Chúa”.
Người Ki-tô chân chính luôn luôn tự
hỏi: “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?”.
- “Ý muốn Thiên Chúa” chính là lời giảng
dạy của Chúa Giêsu. “Đây là Con yêu
dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các nghe hãy vâng nghe lời Người!” (Mt.17,5). Vâng nghe Lời Chúa, là thực hành theo thánh ý Chúa, làm theo Lời Chúa dạy. Là thực thi Giới Luật Yêu Thương
của Chúa Giêsu – Thiên Chúa làm người và ở cùng chúng
ta.
Khi ấy, mẹ Chúa Giêsu
và anh em Người đến và đứng ở ngoài sai
người vào mời Chúa ra. Bấy giờ có đám đông ngồi chung
quanh Người và họ trình với Người rằng:
"Kìa mẹ và anh em Thầy ở ngoài kia đang tìm
Thầy". Người trả lời rằng: "Ai là
mẹ Ta? Ai là anh em Ta?" Rồi
đưa mắt nhìn những người ngồi vòng
quanh, Người nói: "Đây là mẹ Ta và anh em Ta. Vì ai
làm theo ý Thiên Chúa, thì người ấy
là anh chị em và là mẹ Ta". (Mc.3,31-35).
“Bản án” dành cho
những người chỉ biết “nói mà không làm”.
Đại diện điển
hình cho những người “nói mà không làm” trong Tin Mừng,
đó là những người Pha-ri-sêu và cả những nhà
thông luật. Điệp
ngữ “khốn cho các ngươi… Khốn cho
các ngươi…” được lập đi lập
lại nhiều lần cho thấy mức độ quan
trọng của lời khiển trách của Chúa Giêsu
đối với những hạng người này. Thật,
nhóm Pha-ri-sêu các người, bên ngoài chén đĩa thì các
ngươi rửa sạch, nhưng bên trong các người
thì đầy những chuyện cướp bóc, gian tà…
-
Khốn
cho các người, hỡi các người Pha-ri-sêu! Các
người nộp thuế thập phân về bạc hà,
vân hương, và đủ thứ rau cỏ, mà xao lãng
lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa…
-
Khốn
cho cả các ngươi nữa, hỡi các nhà thông luật!
Các người chất trên vai kẻ khác những gánh
nặng không thể gánh nổi, còn chính các người, thì
dù một ngón tay cũng không động
vào…
-
Khốn
cho các người, hỡi những nhà thông luật! Các
người đã cất dấu chìa khóa của sự
hiểu biết: các người đã không vào, mà những
kẻ muốn vào, các người lại ngăn cản…
(Lc.11,37-52).
Đừng noi theo
những hành vi của họ!
Trong cuộc sống, Xưa và Nay,
Đạo và Đời, ta luôn gặp những
người “Nói mà không làm”, nổi bật nhứt, là
những người có chức việc cao, có quyền
lực lớn! Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng và các môn
đệ rằng: "Các Luật sĩ và các người
biệt phái ngồi trên toà Môsê: vậy những gì họ nói
với các ngươi, hãy làm và tuân giữ, nhưng
đừng noi theo hành vi của họ,
vì họ nói mà không làm. (Mt.23,1-12).
Năm
2000, có mùa lũ lớn, một thầy
tu cấp cao đã lớn tiếng hô hào tín đồ
của mình hãy chia sẻ cơm áo cho những người
đang gặp bất hạnh. Khi mùa lũ qua đi, trong
một bữa tiệc, có người hỏi: - “Thưa
ngài, ngài có đi đến nơi nào trong vùng lũ lụt
vừa qua không?”. Vị thầy tu
khả kính cười đáp: - “Tôi không biết lội!”. Có thể đây chỉ là một câu nói
đùa, nhưng cũng... rất có ý nghĩa!
Thật ra, trong cuộc đời có
biết bao người “thành đạt” mà không cần làm
những gì mình nói, nhờ biết ứng xử “khôn ngoan”,
thí dụ mấy quan nịnh thần, khéo uốn ba tấc
lưỡi thôi, thì được thăng quan tiến
chức, ngồi không hưởng bát vàng, xoa tay nhìn
đời lòng ung dung tự tại: - “Âu cũng là số
phận!”.
Thế nên, núp ẩn đằng sau
những ngôn ngữ từ thiện, bác ái, yêu thương,
rất nhiều khi có những việc làm hoàn toàn có mục
đích ngược lại! Trong Cổ Học Tinh Hoa, có câu
chuyện “Lấy của ban ngày” như sau:
Nước
Tấn có kẻ hiếu lợi, một hôm ra chợ
gặp cái gì cũng lấy. Anh ta nói rằng: “Cái này tôi ăn được, cái này tôi mặc
được, cái này tôi tiêu được, cái này tôi dùng
được “. Lấy rồi đem đi.
Người ta theo đòi tiền. Anh ta
nói:
“Lửa
tham nó bốc lên mờ cả hai con mắt. Bao nhiêu hàng hóa
trong chợ tôi cứ tưởng của tôi cả, không còn
trông thấy gì nữa. Thôi, các ngươi cứ cho tôi, sau
này tôi có giàu, tôi sẽ đem tiền trả lại”.
Người
coi chợ thấy càn dở, đánh cho mấy roi, bắt
của ai phải trả lại cho người ấy.
Cả chợ cười ồ. Anh ta mắng: “Thế gian
còn nhiều kẻ hiếu lợi hơn ta, thường
dụng thiên phương, bách kế ngấm ngầm
lấy của người. Ta đây tuy
thế, song lấy giữa ban ngày so với những kẻ
ấy thì lại chẳng hơn ư? Các
ngươi cười ta là các ngươi chưa nghĩ
kỹ!” (Long
Môn Tử).
Ngày 15 tháng 9 năm 2011, nhà xuất
bản Vatican, Giuseppe Costa đã tổ chức triển lãm
600 tác phẩm của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, nay
là Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI. Cuộc triển lãm
được trình bầy cho Đức Thánh Cha tại
Castel Gandolfo, nhưng cũng đã được mở ra
cho các du khách tại Vatican và ngày 24 tháng 9 tại trụ
sở của nhà xuất bản Herder tại Freiburg. Trong
dịp này, Đức Thánh Cha đã nói: “Tôi rất cảm
động và khá ngạc nhiên được thấy
số lượng các sách vở tôi đã viết. Hy vọng của tôi là những lời tôi viết
trong đó không chỉ đến và đi, nhưng giúp cho
các độc giả nam và nữ tìm được
hướng đi của họ."
“Nói và làm” vì Đạo
Hiếu.
Đạo hiếu dạy
ta phải biết vâng lời cha mẹ. Một đứa con hiếu thảo
luôn là đứa con biết vâng lời cha mẹ, luôn
muốn làm cha mẹ vui lòng. Thiên Chúa là Cha, và mọi
người là con cái Thiên Chúa và là anh em với nhau. Đức Tin của chúng ta gói trọn trong
Giới Luật Yêu Thương “Kính Chúa yêu người”.
Tất cả những gì chúng ta nói và tất cả
những gì chúng ta làm đều nhắm đến mục
đích làm “sáng danh Chúa và phục vụ anh em”. Đạt
được điều đó, chúng ta sẽ là những
đứa con ngoan trong Gia Đình Thiên Chúa. Một
đứa con ngoan luôn tuân theo “Giới
Luật Thiên Chúa”, “Nói và Làm” những gì Thiên Chúa đã
dạy. "Không phải những ai nói rằng: Lạy
Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời,
nhưng là những kẻ làm theo ý Cha Ta trên trời" (Mt
7,21).
Lạy Chúa,
Lời Chúa dạy quá cao siêu,
Con nói thì nhiều, làm
được bao nhiêu!
Xin tha thứ những
điều con thiếu,
Đỡ nâng con, lạy Chúa
Tình Yêu. Amen.
|