Không và có
Một chàng thanh niên đang đi kiếm
mấy món hàng cần dùng trong siêu thị, anh để ý
thấy một bà cụ cứ chăm chú nhìn mình. Thoạt
tiên, anh phớt lờ, nghĩ rằng chẳng có gì và
tiếp tục đi kiếm hàng. Khi anh đến
quầy tính tiền, lại gặp bà cụ đang
đứng ở đó. Anh lịch
sự nhường cho bà đứng xếp hàng phía
trước anh. “Xin cậu thứ
lỗi”, bà nói, “Tôi thành thật xin lỗi đã nhìn chăm
chú vào cậu, vì trông cậu rất giống người
con trai của tôi vừa mới qua đời”.
Động lòng trước bà cụ đáng thương,
chàng thanh niên nói: “Thật đáng tiếc, má à. Con có thể
làm được gì để giúp má không”? Bà cụ mỉm
cười trả lời: “Cậu biết cái gì làm cho má
cảm thấy an ủi hơn không? Con
trai của má thường đi sắm đồ chung với má. Khi má ra về,
cậu ấy thường nói: “Tạm biệt, Má”, Cậu
có thể nói như vậy giống như con trai của má
đang đứng ở đây với má thêm một
lần nữa được không?” - “Được
chứ, con rất vui vẻ nói mà, đâu có sao!” chàng thanh
niên đơn sơ trả lời.
Sau khi gom tất cả mọi món đồ
từ quầy tính tiền đặt vào bao, bà cụ ra
về. Chàng thanh niên lớn tiếng chào, “Tạm biệt,
Má!” Bà cụ mỉm cười, quay lại vẫy tay từ biệt. Rồi chàng
thanh niên lấy những món đồ đã chọn từ
trong giỏ để lên quầy tính tiền. Cô thâu
ngân tính toán, rồi đưa hóa đơn cho anh. Tổng cộng là 140 đôla. Chàng thanh niên
giật mình: “Xin lỗi cô, cái hoá đơn đâu có
đúng. Tôi chỉ mua có vài món hàng. Nó chưa đến 25 đôla”. Cô thâu ngân
liền đáp: “Má của anh đã nói với tôi rằng anh
sẽ trả cho bà mà”. Chàng thanh niên lịch sự đã
không biết đến những khía cạnh phức
tạp, đen tối của trái tim con
người. Ngay cả những người già cũng có
thể lừa đảo bằng những lời gian
dối quanh co!
Con người là
tạo vật phức tạp. Phức tạp trong trái tim. Phức tạp trong
đời sống. Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu nói lên
sự phức tạp trong trái tim con
người qua dụ ngôn hai người con. Người
cha thương lượng với hai anh em về việc
đi làm trong vườn nho. Một
người từ chối không đi làm, nhưng đã
đi. Người kia chấp
nhận đi làm, nhưng lại không đi!
Trong cuốn “The Cultural
World of Jesus”, John J. Pilch nói rằng một nhà truyền giáo
ở Trung Đông đã thường dùng dụ ngôn hai
người con để chia sẻ Phúc Âm với những
người dân làng nơi ông đến thăm viếng, và
hỏi họ: “Người con nào tốt hơn?”
Đại đa số đã trả lời người
con thứ hai thưa vâng nhưng đã không đi làm
vườn nho là người con tốt hơn. Sự
trả lời của người con này đã làm vinh danh và
kính trọng người cha. Đây là
điều người cha muốn được nghe.
Đối với người Trung Đông,
danh giá là chủ yếu, còn việc người con có đi
làm hay không chỉ là vấn đề phụ thuộc.
John Pilch nói tiếp: “Hãy
nhớ rằng đời sống ở Trung Đông là
đời sống cộng đồng. Giá
trị chủ yếu của nền văn hoá này là danh giá
cần phải được công bố công khai. Câu
chuyện đối thoại giữa người cha và hai
người con trong dụ ngôn này không xảy ra ở
nơi riêng tư, nhưng ở nơi công cộng,
dưới sự quan sát và lắng nghe của nhiều
người trong làng. Giống như con cháu của họ
ngày nay, những người dân làng Trung Đông trong dụ
ngôn ưa thích người con biết kính trọng
người cha mặc dù không vâng lời hơn là
người con bất kính nhưng vâng lời”.
Trong nền văn
hoá Trung Đông, đối với John Pilch, danh dự
của người cha được quần chúng xác
nhận qua lời tuyên bố công khai của con cái.
Người con thưa vâng đã trả lời một cách
kính trọng, và trong sự phán đoán của quần chúng,
lệnh của người cha có giá trị, danh dự
của ông được bảo vệ. Ngược
lại, người con thưa không đã phỉ báng và công
khai hạ nhục uy tín của người cha.
Nhưng John Pilch cũng xin lưu ý ở điểm này: “Chúa
Giêsu đã không hỏi người con nào thể hiện
danh giá của người cha? Người hỏi: “Người
con nào đã làm theo ý muốn của
người cha?” Những người Trung Đông hiện
đại cũng chấp nhận phán đoán của khán
giả lắng nghe lời Chúa: “Người con thứ
nhất”, là người nói không, nhưng đã hối
hận và đi làm việc. Họ nhìn nhận
tầm quan trọng của sự vâng lời, nhưng
cũng coi trọng cả danh dự nữa”.
Sự phức
tạp trong dụ ngôn này là điều rắc rối trong
trái tim của con người.
Người con thứ nhất thật lòng không muốn
đi, thưa không, nhưng nghĩ lại đã ân hận vì làm sỉ nhục danh giá của
cha, đành đổi ý, ra đi làm việc. Còn
người con thứ hai chỉ muốn giữ danh giá
bề ngoài cho cha, thưa vâng cho qua chuyện, rồi không
giữ lời hứa. Hứa bằng
lời nói thôi cũng chưa đủ, phải có hành
động cụ thể.
|