DỤ NGÔN HAI NGƯỜI CON.
Qua
dụ ngôn “hai người con”, Đức Giê-su muốn gián
tiếp cảnh cáo thái độ giả hình của bọn
đầu mục Do thái, và kêu gọi họ hoán cải
để được cứu độ. Dụ ngôn trình
bày hai thái độ khác nhau của hai người con
trước cùng một yêu cầu của người cha
như sau:
-
Người con thứ
nhất (c 28-29): Lúc đầu đã từ chối không vâng
lời cha. Nhưng sau đó nghĩ lại mà lại đi
làm vườn nho cho cha. Đứa con này tượng trưng
cho các người thu thuế và tội lỗi.Tuy đã
phạm tội, nhưng sau đó đã hồi tâm tin theo
Đức Giê-su mà quay về với Thiên Chúa.
-
Người con thứ
hai (c 30-32): Lúc đầu đã ngoan ngoãn vâng lời cha. Nhưng
thực tế nó lại không đi làm vườn nho theo ý
cha. Đứa con này tượng trưng cho các
thượng tế và kỳ mục. Tuy giữ luật
Mô-sê trong từng chi tiết, nhưng họ lại từ
chối không tin Gio-an Tẩy giả, là người đã
đến chỉ đường công chính cho họ, tức
là dạy những điều Thiên Chúa muốn (c 32).
Cuối
cùng Đức Giê-su kết luận: “ Tôi bảo thật các
ông: Những người thu thuế và những cô gái
điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các
ông “ (c 31).
2) CHÚ THÍCH:
- (c 28) Các ông nghĩ sao: Một người kia có hai con
trai. Ong ta đến nói với người thứ
nhất: “Này con hôm nay con hãy đi làm vườn nho”.:
] Các ông nghĩ sao?: Các ông
ở đây là các thượng tế và kỳ mục dân Do
thái tại Giê-ru-sa-lem (x Mt 21,23-27). Họ đòi Đức
Giê-su phải chứng minh về quyền giảng dạy
của Người bắt nguồn từ Thiên Chúa (c 23). Để
trả lời cho đòi hỏi ấy, Đức Giê-su
đã lái vấn đề là đòi họ phải xác
định nguồn gốc sứ mệnh của Gio-an
Tẩy giả: “Phép rửa của Gio-an do đâu mà có? Do
trời hay do người ta?”. Nếu họ bảo là do
trời, thì tại sao lại không tin Đức Giê-su là
Người mà Gio-an đã xác nhận là Đấng Thiên Sai?
] Một người kia
có hai con trai: Người kia là cách nói trống ngôi, ám
chỉ Thiên Chúa. Cả hai con trai ở đây đều
được cha đối xử công bằng và khách quan.
Họ tượng trưng cho hai thành phần dân Do thái là
các người tội lỗi và các người tự
nhận là công chính.
] Người con thứ
nhất: ám chỉ các người thu thuế và các cô gái
điếm tội lỗi. Lúc đầu những
người này đã từ chối không chịu làm theo
lệnh truyền của Thiên Chúa. Nhưng về sau, họ
đã tin theo Đức Giê-su mà ăn năn sám hối và
trở thành con ngoan của Thiên Chúa.
] Hôm nay: Hôm nay là thời
điểm hiện tại, ý nói về sự cấp bách
cần phải làm ngay. Chẳng hạn Đức Giê-su
đã tuyên bố về thời điểm cứu
độ tại hội đường Na-da-rét như sau:”
Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị
vừa nghe” (Lc 4,21).
] Con hãy đi làm
vườn nho: Đi làm vườn nho tức là làm theo ý
Thiên Chúa.
- (c 29) Nó đáp: “Con không muốn đâu!” Nhưng sau
đó, nó hối hận, nên lại đi “:
] Con không muốn đâu:
Câu trả lời cho thấy thái độ từ chối
không tuân lệnh của cha. Điều này ám chỉ
những kẻ tội lỗi đã sống ngược
với thánh ý Thiên Chúa thể hiện qua thái độ không
tuân giữ các giới răn Thiên Chúa và lề luật
Hội Thánh.
] Nhưng sau đó, nó
hối hận, nên lại đi: Ở đây không cho
biết lý do tại sao người con thứ nhất
hối hận. Chỉ biết rằng nó đã nhận ra
lỗi mình và hoán cải để vâng ý cha mà đi làm.
- (c 30) Ông đến gặp người thứ hai, và
cũng bảo như vậy. Nó đáp: “Thưa ngài, con
đây!” nhưng rồi lại không đi:
] Ông đến gặp
người thứ hai: Người thứ hai là những
người có vẻ công chính, ám chỉ các đầu
mục của dân Do thái là các thượng tế và kỳ
mục.
] Thưa Ngài, con đây!:
Đây là câu trả lời lễ phép của một
đứa con ngoan ngoãn hiếu thảo, sẵn sàng vâng nghe
lời cha dạy bảo.
] nhưng rồi lại
không đi: Đứa con này mới chỉ vâng lời cha
bằng môi miệng, nhưng lòng anh ta lại ở xa cha,
nên sau đó đã không đi làm vườn nho theo lời
cha dạy. Anh ta đã có thái độ “ngôn hành bất
nhất”, “nói mà không làm”, chứng tỏ anh có một
đời sống vụ hình thức bề ngoài. Đây là
thái độ đạo đức giả của các
đầu mục Do Thái là các thượng tế và kỳ
lão. Họ giữ luật Mô-sê trong từng chi tiết
nhưng lại không tin vào Đấng mà Thiên Chúa đã sai
đến là Đức Giê-su.
- (c 31) “Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn
của người cha?”. Họ trả lời: “Người
thứ nhất”. Đức Giê-su nói với họ: “Tôi
bảo thật các ông: Những người thu thuế và
những cô gái điếm vào nước Thiên Chúa
trước các ông”:
] Trong hai người con
đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?:
Đặt ra câu hỏi này, Đức Giê-su muốn gián
tiếp cho thấy thái độ mâu thuẫn của các
đầu mục dân Do Thái
] Tôi bảo thật các
ông: Đức Giê-su muốn nhấn mạnh sự thật
mà Người sắp bày tỏ
] Những người thu
thuế và những cô gái điếm: Đây là hai hạng
người bị xã hội Do Thái khinh dể, vì họ
không giữ luật Mô-sê và có đời sống tội
lỗi, gây gương xấu cho kẻ khác.
]Vào nước Thiên Chúa trước các ông:
Ở đây không nhằm nói đến thời gian
trước sau, nhưng là sự thay thế. Những
người thu thuế và gái điếm vì biết hối
cải mà tin theo Đức Giê-su nên họ sẽ chiếm
chỗ trong nước Thiên Chúa mà Người sắp
thiết lập, để thay chỗ của các
đầu mục là các thượng tế và kỳ mục
Do Thái.
- (c 32) “Vì ông Gio-an đã đến chỉ
đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông
ấy. Còn những người thu thuế và những cô gái
điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy
vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà
tin ông ấy”.
] Vì ông Gio-an đã
đến chỉ đường công chính cho các ông: Gio-an
Tẩy giả bằng một lối sống khổ
hạnh và bằng việc rao giảng phép rửa thống
hối, đã dạy dân chúng biết những điều
cần phải làm để chuẩn bị tâm hồn
đón Đấng Thiên Sai. Nhờ đó mà họ sẽ
được nên công chính
] Mà các ông không tin ông
ấy. Còn những người thu thuế và những cô gái
điếm lại tin: Các thượng tế và kỳ
mục Do Thái đã không tin lời Gio-an Tẩy Giả. Ngược
lại, các người thu thuế và các cô gái điếm
đã nghe Gio-an giảng và giới thiệu Đức Giê-su
cho họ nên đã tin theo Người.
] Còn các ông: Các đầu
mục Do Thái dù đã nhìn thấy lối sống khổ
hạnh và đã được nghe lời Gio-an Tẩy
Giả rao giảng thánh ý Thiên Chúa muốn cho họ “ăn
năn sám hối và tin vào Tin Mừng”, nhưng họ
vẫn cứng lòng không tin Gio-an, do đó cũng không tin
Đức Giê-su, nên họ sẽ không được gia
nhập và nước Thiên Chúa.
|