Cải thiện
cuộc sống – Lm. Ignatiô Trần Ngà
Đã là người thì không ai tránh
khỏi lỗi lầm. Vì mọi người đều mắc phải
lầm lỗi nên bất cứ ai cũng cần phải
sám hối và sửa mình. Mắc phải lầm
lỗi thì không đáng lên án, nhưng thái độ ngoan
cố không nhận lỗi, không ăn năn
hối hận và chìm đắm trong tội là điều
tai hại và rất đáng tiếc. Thế nên, hôm nay Chúa
Giêsu muốn dạy chúng ta bài học rất quan trọng
giúp chúng ta ăn năn phục thiện
để trở thành người tốt.
Để cụ thể hoá bài học
của mình, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn sau đây: Một
người cha có hai con. Sáng hôm ấy, ông
đến với đứa con thứ nhất và bảo
nó: "Nầy con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho
với cha". Nó ương ngạnh trả lời:
"Không! Con không đi!".
Người cha buồn lòng lặng lẽ quay sang
đứa khác, mời nó ra vườn làm việc với
ông. Cậu nầy dạ dạ vâng vâng: "Con sẽ
đi!", nhưng rồi không thấy
tăm hơi đâu cả. Sau đó,
người con thứ nhất hồi tâm lại, thấy
được sai trái của mình nên hối hận vác
cuốc ra đồng cùng làm với cha. Thế
là người con thứ nhất, dù ban đầu có
phần ương bướng, nhưng biết xét
lại, biết nhận ra lỗi mình và có quyết tâm
sửa chữa nên đáng tuyên dương. Khi nói
với các thượng tế và kỳ lão rằng:
"Những người thu thuế và gái điếm
sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông", Chúa
Giêsu có ý chê trách những người nầy vì không biết
ăn năn sửa lỗi đồng
thời ngợi khen những người tội lỗi
biết sám hối ăn năn sửa mình. Chúa
Giêsu còn đặc biệt tỏ lòng yêu mến đối với
những người biết hối cải qua câu
chuyện người cha nhân lành và đứa con phung phá.
Khi người con hoang đã phá sạch cả nửa gia
tài với bọn đàng điếm nhưng rồi
biết hồi tâm lại, biết thống hối ăn năn và quyết tâm chỗi dậy trở
về cùng cha thì người cha quên hết mọi lầm
lỗi của nó, chạy ra ôm hôn nó, tiếp đón nó
với tất cả tình yêu thương.
* Vào
những năm kinh tế còn khó khăn, gia đình ông Tư
sắm được một chiếc xe
máy Honda đời 67. Ông ra công bảo quản nó rất chu đáo; ngày ngày tỉ mỉ lau chùi từng
chân căm, rồi lại dành ra cả tấm mền
để trùm cả chiếc xe cho khỏi bụi. Ông
cưng xe hơn cưng con, chẳng cho
ai đụng đến. Nếu xe
bị trầy, ông vô cùng xót xa. Nếu xe
có gì trục trặc, dù rất nhẹ, ông phải
đưa ra thợ sửa chữa liền. Trong khi đó,
bản thân ông mang nhiều tật xấu, thói hư, bị
hàng xóm láng giềng chê cười xa lánh, thì ông chẳng quan
tâm sửa mình.
Bản thân con người quý hơn xe cộ cả triệu lần, nhưng khi
bản thân hư hỏng, xuống cấp… nhiều
người không cho là quan trọng! Xe hư,
máy hư thì lo sửa liền, còn người hư thì
cứ để mặc. Cứ để hư cho
đến chết thì thôi! Thật là
điều phi lý. Khi mặt mày chúng ta lem luốc vì
lọ nghẹ hay dầu mỡ, chắc chắn ai trong
chúng ta cũng vội lau rửa cho sạch sẽ ngay. Khi
thấy áo quần dơ bẩn và rách rưới, chúng ta
sẽ thay áo khác liền. Khi cơ thể chúng ta dơ dáy và
bốc mùi hôi, chắc chắn chúng ta sẽ tắm rửa
ngay không trì hoãn.Vậy thì khi tâm hồn chúng ta lem luốc,
dơ bẩn vì tội lỗi thói hư, lẽ nào chúng ta
lại cứ để mặc như thế hết ngày
nầy qua ngày khác sao?
Trong công nghệ thông tin hay sản
xuất hàng tiêu dùng, việc cải tiến chất
lượng sản phẩm là vấn đề sinh tử
của các công ty. Châm ngôn của các nhà phát minh và chế
tạo là: “Cải tiến hay là chết.” Thế nên
người ta không ngừng rà soát lại những
nhược điểm của sản phẩm và phải
khắc phục bằng mọi giá trước khi tung ra thị trường.
Giá trị con người vượt xa
giá trị hàng hoá cả triệu lần. Ước
gì trong lĩnh vực đạo đức, mỗi
người cũng rà soát lại những khuyết
điểm của mình để cải thiện cho
xứng với tầm vóc người con cái Chúa. Nguyện
xin Chúa Giêsu ban ơn giúp sức cho chúng ta thực hiện
được công cuộc cải thiện tối cần
thiết nầy.
|