Có và
không
Một em bé ba
tuổi cả ngày nghịch ngợm không ngoan ngoãn nên
bà mẹ phạt bé phải
đi ngủ sớm. Chú bé bỏ vào
phòng không một lời phản đối, nhưng chỉ ít phút sau,
chú ta đi
ra với một con thú nhồi bông, con heo đất và một ít
quần áo... Thằng bé nói: “Con bỏ nhà đi đây”.
Ba nó hỏi:
“Vậy thì con làm gì khi
bị đói?” “Con sẽ về nhà để ăn”. “Ồ, vậy
khi hết tiền rồi con làm gì?” “Thì con về
nhà xin thêm”.
“Vậy quần áo bẩn hết
rồi con làm sao?” “Con mang về cho mẹ
giặt”. Nhiều người cũng vội nói, vội quyết định hoặc nói mà không
làm theo
đường lối
của mình.
Dụ ngôn trong bài
Phúc Âm hôm
nay là một dụ ngôn rất
dễ hiểu. Đó
là câu chuyện
hai người con làm vườn nho cho cha. Một
người trong họ hứa đi, nhưng thay đổi không đi; còn người kia nói không đi, nhưng thay đổi ý định của mình nên đi làm.
Chúa Giêsu hỏi: “Các con nghĩ sao? Ai là người làm theo
ý người cha?” (Mt 21,28,31).
Dĩ nhiên ai trong chúng
ta cũng có thể trả
lời được
là người con đã thay đổi
ý định của
mình nói không đi rồi
đi làm vườn nho cho người cha.
Những người
lãnh tụ tôn giáo là
những người
Chúa Giêsu đã hỏi họ và họ
cũng biết họ khó mà
chấp nhận những giáo lý của Chúa
Giêsu, vì họ khó thay
đổi cõi lòng để làm theo
ý Thiên Chúa. Cho nên Chúa
Giêsu đã phải thốt nên: “Thật ta bảo thật
cho các ngươi
biết những người thu
thuế và gái điếm sẽ vào Nước
Trời trước
các ngươi.” (Mt
21,31) Tại sao? Bởi vì
những người
lãnh tụ tôn giáo tự
cho mình luôn luôn đúng,
không sai lầm bao giờ
nên họ không cần thay đổi và tin ai khác.
Nói cách khác là
họ sẽ không bao giờ
để Chúa thay đổi họ. Còn những người thu thuế,
cao bồi du đãng và
gái ăn chơi, họ nhận ra những
gì họ cần phải thay đổi để sống tốt hơn trong mỗi ngày sống của họ.
Đây cũng là một
bài học cho mỗi người
chúng ta, vì nhiều lúc chúng ta
cũng trở nên những người tự mãn. Như tự cho mình là người
Kitô hữu ngoan đạo, là người biết những gì Chúa mong
đợi. Chúng ta cũng dễ dàng rơi vào
tình trạng là Chúa không
còn gì để
nói với chúng ta nữa.
Và rồi chúng ta nhìn
thấy mình giống như những người tự cho mình
là người công chính, thượng
tế và luật sĩ trong bài Phúc
Ân hôm
nay.
Có người biết tất cả mọi câu trả
lời về mọi khía cạnh về thần học. Nhớ
hết đoạn nào, câu nào
trong Thánh Kinh, và tất
cả những bài Thánh Vịnh
một cách thuộc lòng và có thể
viết lại tất cả những bài nguyện kinh ban sáng, trưa và tối không
khó khăn chút nào. Nhưng chưa
đủ, họ mới chỉ có nói. Họ cần thi hành
Thánh ý Chúa Cha, cần đi làm vườn nho của Ngài.
Sự cản trở lớn nhất cho việc Nước Chúa đến là do chính những
người chỉ chuyên môn chúc
tụng Chúa bằng môi miệng, nhưng không thực hành qua việc làm. Nếu chỉ bằng
lời nói có thể cứu
được nhân loại thì trần gian này chính là
thiên đàng. Rất nhiều Kitô hữu chỉ sống đạo bằng những lời hay, tiếng tốt hơn là thi hành
những điều
mình nói, hoặc chỉ muốn bàn luận thật hay, nhưng không thấy hành động.
Lời Chúa
chỉ có thể ăn
sâu trong tâm hồn chúng
ta, không phải qua những lời chúng ta nói, nhưng
qua những cách thức chúng ta sống hằng
ngày trong cuộc sống của chúng ta. Những gì không tốt
chúng ta thường có thói hay kêu lớn
tiếng. Có như thế
chúng ta mới cảm thấy những gì chúng ta
cần thiết để thay đổi để chúng ta có
thể đến gần Chúa hơn và xa
tránh những gì làm cho
chúng ta xa Chúa. Những người cảm thấy mình không cần thay đổi lại chính là những người cần phải sửa đổi nhiều nhất.
Thời đại mà chúng ta đang
sống được
gọi bằng nhiều tên gọi. -t năm
trước đây, một triết gia cho rằng
thời đại chúng ta là
thời đại “có và không.”
Triết gia đó viết như sau: “Đây là thời
đại của sự lưỡng lự, không quyết định. Vì câu trả lời
của chúng ta thường nằm trong lãnh vực giữa có và
không. Vả lại, chiều
hướng câu trả lời của chúng ta cũng nằm
giữa sự khả quyết và không khả
quyết.
Trong Chúa
Giêsu không có vấn đề
“vâng và không”. Nhưng trong Ngài luôn luôn là
tiếng “xin vâng”. Trong đền thánh, lúc 12 tuổi Ngài đã thưa
“Vâng”: Ta phải thi hành công
việc của Cha
Ta. Sự cám dỗ trong sa mạc:
“Ta phải thực hiện ý muốn mà Đấng đã sai Ta.” Giảng dạy tại Nararet: “Ta phải rao giảng sự công chính và
tha thứ, cho dù họ
muốn giết Ta.” Trong vườn Giêtsemani: “Xin đừng theo
ý Con, nhưng theo ý
Cha.” Trên đồi Canvê: “Xin tha
cho chúng, Con xin phó thác
linh hồn Con trong tay
Cha.”
“Vâng”
lạy Chúa! Ý Chúa sẽ
được thực
hiện trên trần gian. Nhưng do ai? Do chúng con chăng? “Vâng,” Lạy Chúa; chúng
con phải thi hành thánh ý Chúa! “Vâng” lạy Chúa, chúng con
phải “đi và làm vườn nho Chúa ngay hôn nay.” “Vâng,”
lạy Chúa, chúng con phải thi hành điều Chúa dạy
hơn là chúng con kêu lớn tiếng, để đáp
lại điều mà Chúa dạy cho chúng con, nghĩa là chúng
con phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu
thương chúng con.
|